Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/05/2022, 14:35 PM

Thấy bệnh là khổ thì hết khổ

Nhờ thấy cái khổ của thân, không liên quan đến tâm, nên thân bệnh mà tâm không thấy khổ. Đây là cách tu "lấy đá đè cỏ" để tạm thời đè cái khổ cho nó ngủ yên thôi, chứ nó vẫn còn đó.

Kinh Pháp Cú Thí Dụ ghi, có Tỳ kheo già bị bệnh lâu ngày, không ai chăm sóc. Phật đến thăm và chăm sóc. Phật kể về kiếp quá khứ, vị này làm quan to, lợi dụng chức vụ, đánh đập hành hạ người khác quá nhiều. Chết rồi đoạ địa ngục, dư báo còn lại nên bây giờ làm Tỳ kheo thì bị bệnh nặng. Nhân duyên được làm Tỳ kheo là vì kiếp trước làm quan đó, có Tỳ kheo bị bắt oan, ông quan này vì nể tình là đệ tử Phật nên không đánh đập vị Tỳ kheo đó. Cuối câu chuyện, Tỳ kheo bệnh đắc thánh quả.

Thường thì nhiều người hiểu, nhờ biết nguyên nhân sâu xa của bệnh, nên đắc Thánh quả, rồi hết bệnh hết khổ. Đây là cách hiểu của niềm tin.

Rồi có người hiểu, nhờ thấy cái khổ của thân, không liên quan đến tâm, nên thân bệnh mà tâm không thấy khổ. Đây là cách tu "lấy đá đè cỏ" để tạm thời đè cái khổ cho nó ngủ yên thôi, chứ nó vẫn còn đó.

Đối diện bệnh khổ là phương pháp tu

abenh.phatgiao.org.vn

Thực ra, chuyện tiền nhân hậu quả là lời phụ, lời chính cốt lõi mà Phật dạy cho vị Tỳ kheo là chỉ ra cho vị ấy thấy rằng khổ là một chân lý trong cuộc đời. Bệnh thì khổ, đó là 1 sự thật, 1 chân lý, 3 đời chư Phật đều nói như vậy.

Thấy ra vậy rồi, có bệnh cũng không sao, bệnh làm đau đớn thì ghi nhận là đau đớn, chứ không sao cả, không sinh niệm sợ hãi, lo lắng, né tránh...v.v. Nhờ không sinh các vọng niệm đó, nên có bệnh, có đau, có khổ mà không khổ. Vậy cái khổ do bệnh đau là khổ thực tế, là tự nhiên, là chân lý. Nếu không thấy được cái khổ này thì khởi niệm lung tung là có thêm 1 cái khổ nữa, khổ này là khổ của tưởng. 2 cái khổ cộng lại thành khổ khổ.

Vị Tỳ kheo đắc thánh quả rồi, thân vẫn còn bệnh, vẫn còn đau, mà không có khổ, là Niết bàn. Cũng giống như vậy, đức Phật bị Đề Bà Đạt Đa lăn đá trúng ngón chân chảy máu thì vẫn đau lắm, chứ không đau thì thành gỗ đá rồi, nhưng không khổ, vẫn luôn Niết bàn an vui.

Như vậy, Thấy bệnh là khồ thì hết khổ.  Vậy bạn đã thấy ra chưa? THẤY là NGỘ, không phải là biết, nhé!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật để chuyển hóa chính bản thân, không phải để áp đặt lên người khác

Kiến thức 14:15 28/09/2024

Học Phật Pháp chính là để tâm ta nhẹ nhàng hơn, chứ không phải thêm gánh nặng. Hãy lắng nghe giáo lý với trái tim rộng mở, không áp đặt và không cầu toàn. Chỉ khi đó, Phật Pháp mới thực sự trở thành nguồn sáng dẫn lối ta đến sự an lạc chân thật.

Nghi thức thu xá lợi như thế nào?

Kiến thức 18:50 27/09/2024

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu xá lợi được hình thành như thế nào? Vì sao mà có xá lợi?

Cách tu hành gì là chắc chắn nhất?

Kiến thức 17:15 27/09/2024

Người Phật tử hiện nay tu học như thế nào thì gọi là chắc chắn nhất để không tạo ra tội lỗi nghiệp chướng.

Thay đổi tướng mạo

Kiến thức 08:36 27/09/2024

Một người bán dầu tên Bùi Độ (đời vua Hán Cảnh Đế) nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì có hai đường gân chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ấy là tướng ăn xin đầu phố, đói khổ mà chết.

Xem thêm