Thế giới ngày nay có rất nhiều tai nạn, từ do đâu mà ra vậy?
Nhân là chính chúng ta tạo, thì quả đương nhiên phải chính mình nhận. Nếu chúng ta không muốn nhận quả báo ác, có phương pháp gì hay không?
Từ tâm tưởng sanh. Tâm tưởng bất thiện, lời nói bất thiện, việc làm bất thiện thì bạn phải gặp tai nạn, đây là quả báo. Đây là nói sự tướng, sự không rời khỏi nhân quả, nhân quả chính là tự làm tự chịu. Nếu như tâm thiện, lời nói thiện, việc làm thiện, ba nghiệp đều thiện thì hoàn cảnh chúng ta cư ngụ liền trang nghiêm, hưởng vô số phước báo. Việc hưởng phước đó cũng là tự làm tự chịu. Phước không phải người khác ban cho bạn, họa cũng không phải người khác mang đến cho bạn, họa phước đều là nghiệp lực thiện - ác của chính mình chiêu cảm đến.
Ngày nay người thế gian tạo tác nghiệp bất thiện, phổ biến tạo tác nghiệp bất thiện, sự việc này thì phiền phức, quả báo thật đáng sợ. Chúng sanh mê hoặc, không biết quay đầu, không biết phản tỉnh, cho rằng đây là tai hại tự nhiên, chính mình rất là bất hạnh khi gặp phải tai nạn này, do đó nghĩ hết cách để tránh né. Có thể tránh được hay không? Không thể nào. Vì sao không thể nào? Do nghiệp lực chính mình chiêu cảm, bạn trốn ở chỗ nào? Chạy đến chỗ của Phật Bồ Tát, kéo cái vạt áo của Phật, bạn vẫn là phải chịu quả báo, Phật không thể cứu. Nếu Phật có thể cứu, Phật đại từ đại bi thì chúng sanh không có bất cứ tai nạn gì, như vậy Phật mới được gọi là từ bi. Nếu như vẫn còn có một chúng sanh nào chịu khổ chịu nạn, từ bi của Phật Bồ Tát ở chỗ nào? Các vị phải nên biết, sự việc này Phật Bồ Tát cũng không thể cứu, mà là bạn tự làm tự chịu.
Phật Bồ Tát cứu độ chúng sanh hoàn toàn là giáo học, tức là đem cái lý của tâm tánh, sự của nhân quả giảng cho bạn nghe rõ ràng, giảng cho tường tận. Bạn bỗng nhiên hiểu ra, thế là bạn ở ngay trong cảnh giới làm được chủ, bạn liền được đại tự tại. Đây chính là từ bi của Phật, đây là Phật chân thật độ chúng ta. Trong Phật pháp không có một chút mê tín nào. Ngạn ngữ đã nói: "Giải linh hoàn nhu hệ linh nhân". Nhân là chính chúng ta tạo, thì quả đương nhiên phải chính mình nhận. Nếu chúng ta không muốn nhận quả báo ác, có phương pháp gì hay không? Phương pháp thì có, phải đổi đi cái nhân duyên thì quả báo liền không còn, bởi vì nó là duy thức sở biến. Người thế gian chỉ thấy được lẽ đương nhiên của tai nạn, mà không biết được sở dĩ nhiên của tai nạn. Ngày nay Đông và Tây phương, người nay người xưa xem thấy tai nạn này rất nhiều. Việc này chúng ta rất rõ ràng, thế nhưng không có phương pháp gì giải quyết.
Phương pháp giải quyết ở trong Phật pháp, Phật dạy chúng ta làm thế nào giải quyết? Thay đổi tâm lý. Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, lúc trước giảng kinh thường hay khuyên bảo chúng ta "phải cải tâm". Ý của cải tâm là cải ác hướng thiện. Thực tế tâm là gì? Chính là nói ý niệm. Đem ý niệm ác đổi thành ý niệm thiện, dùng chân thành thiện ý đối nhân xử thế tiếp vật, cải đổi từ nơi nhân. Khởi tâm động niệm là nhân, ngay trong cuộc sống thường ngày, đối nhân xử thế tiếp vật là duyên. Cải đổi từ nơi nhân, cải đổi từ nơi duyên, không còn dùng thái độ ngày trước để đối nhân xử thế tiếp vật. Trong đối nhân xử thế tiếp vật, việc quan trọng nhất, Phật dạy chúng ta sáu nguyên tắc.
Nếu như gặp phải đại tai nạn thì chúng ta nên làm gì?
Nhất định phải tùy thuận giáo huấn của Phật Đà, việc này tôi thường nói, không nên tùy thuận theo ý riêng của chính mình. Tùy thuận theo ý của chính mình nhất định tạo nghiệp, vì sao vậy? Ý của chính mình đều là tự tư tự lợi, khởi tâm động niệm việc đầu tiên là nghĩ cho chính mình, có lợi ích gì cho ta hay không? Các vị phải nên biết, loại quan niệm này mang đến cho chính mình họa hại vô cùng. Trên kinh Địa Tạng nói rất hay: "Diêm phù đề chúng sanh khởi tâm động niệm vô bất thị tội". Ý niệm tốt nhưng cũng là vì lợi ích của ta, luôn là đem lợi ích của chính mình để ở hàng thứ nhất, đó chính là tội, đó chính là tạo nghiệp.
Có mấy người biết được điều này? Người chân thật thông minh, người chân thật giác ngộ, người chân thật quay đầu, thì đem cách nghĩ cách nhìn của chính mình buông bỏ, tùy thuận giáo huấn của Phật Bồ Tát. Những gì Phật dạy chúng ta làm thì chúng ta chăm chỉ nỗ lực mà làm, những gì Phật nói không nên làm thì chúng ta quyết định không nên làm.
>> Mời quý vị cùng xem video "Vì sao Thế giới ngày nay có rất nhiều tai họa?" qua bài trả lời phỏng vấn của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm