Thí dụ hóa thành
Thí dụ hóa thành là một trong chín thí dụ của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Thí dụ này nói lên một nhóm người đi tìm của kho báu cách xa 500 do tuần đường hiểm trở.
Nhắc đến kinh Pháp Hoa, chúng ta thường nhớ đến Pháp Hoa cửu dụ. Bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.
Thí dụ hóa thành là một trong chín thí dụ của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Thí dụ này nói lên một nhóm người đi tìm của kho báu cách xa 500 do tuần đường hiểm trở. Họ được dẫn đường bởi một người thông minh sáng suốt, chứng được thần thông. Mọi người đi được hơn nửa đường thì mệt mỏi, chán nản, sợ sệt và đồng thời cũng muốn bỏ cuộc để quay về. Người dẫn đường thương xót họ, đành hóa ra một thành ở quá 300 do tuần đường hiểm cho họ vào ở. Sau khi nghỉ ngơi an ổn, người dẫn đường cho họ biết đây chỉ là nơi để tạm dừng chân nghỉ ngơi và động viên họ tiếp tục đi đến kho báu không còn bao xa.
Một nhóm người đi tìm khó báu không ai khác đó chính là chúng sanh. Còn Phật quả chính là kho báu. 500 do tuần đường hiểm trở đại diện cho ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hay ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà Phật dạy ta phải gạn lọc sạch hoàn toàn thì mới đạt được Phật quả.
Do chúng sanh bị vô minh vọng kiến, ngăn che nên sanh các tánh ham muốn khác nhau tạo tội sai biệt rồi trầm luân trong biển sanh tử. Tuy rằng có sẵn khả năng giác ngộ nhưng do trầm luân sanh tử quá lâu thì chúng sanh khó có thể mà ngay lập tức trở về với tâm thanh tịnh vốn có. Tâm giác ngộ, tự tại, giải thoát, an vui của Ngài cách biệt muôn trùng vạn dặm với tâm đầy mê lầm, phiền não, trần lao, nghiệp chướng của chúng sanh. Ví như Ta Bà và Cực Lạc cách nhau 10 muôn ức cõi nước chư Phật.
Trên bước đường tu, để chứng được Phật quả hay Nhất thừa đầy khó khăn và thử thách mà Ngài nói thẳng vào Nhất thừa thì chúng sanh vốn căn tánh hạ liệt chắc rằng sẽ không tin, chán nản và bỏ cuộc giữa chừng nên Ngài phương tiện tạm phân chia Nhất thừa thành Tam thừa để độ sanh trước hội Pháp Hoa. Ngài vì hàng Thanh Văn mà nói pháp Tứ đế, vì hàng Duyên giác mà nói pháp Nhân duyên, vì hàng Bồ tát mà nói pháp Lục độ.
Người đi được 100 do tuần đường hiểm ví như chứng được Sơ quả. Đi được 200 do tuần đường hiểm ví như chứng được Nhị quả và 300 do tuần là chứng Tam quả. Tuy thân của bậc Tam hiền (Sơ quả, Nhị quả, Tam quả) còn trong sanh tử nhưng tâm họ đã đạt phần nào tự tại, an vui, giải thoát.
Tiến thêm bước nữa, khi đi quá 300 do tuần gặp hóa thành ví như chứng được Tứ quả A La Hán hay Duyên giác. Hiểu rộng ra đó là nhờ Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) mà chúng sanh ra khỏi được Nhà lửa Tam giới. Lúc này đã trụ vào trí Bát Nhã hay nói cách khác là đã đến bãi đất trống trong kinh Pháp Hoa hay Cực Lạc của Tịnh độ tông hay là Niết bàn của Thiền tông.
Đến hội Pháp Hoa, Ngài mới chỉ ra Tam thừa mà bấy lâu nay Ngài nói đều là hóa thành để tạm nghỉ trên bước đường tu tiến đến Phật quả. Niết bàn của Thanh văn và Duyên giác hay hiểu rộng ra là Niết bàn của Tam thừa đều chỉ là Niết bàn tạm bợ chưa được viên mãn. Phải từ đây mà cố gắng tiếp tục đi tiếp 200 do tuần đường hiểm để đến Phật quả.
Tại sao lại nói Niết bàn của Tam thừa đều chỉ là Niết bàn tạm bợ?
Vì chỉ làm lợi ích cho mình mà thiếu phần lợi tha nên phải tiếp tục tu tập hạnh Bồ tát để vượt qua 200 do tuần đường hiểm còn lại thì mới đến được Niết bàn cứu cánh thật sự tức là Phật quả. Nói cách khác nhờ Tứ thánh đế, Thập nhị nhân duyên hay Lục độ mà vượt ra khỏi sanh tử; chứng được quả vị Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Nhưng lại chấp vào phương tiện mà cho rằng đó là chân lý tối thượng thừa rồi an trú ở đó. Phá được sự chấp pháp đó thì mới đi tiếp được 200 do tuần đường hiểm để tiếp tục đi đến Phật quả là vậy.
Niết bàn của Tam thừa ví như kén của con sâu. Để kết được kén thì nó phải trải qua biết bao gian nan thử thách như phải trải qua mưa nắng, tránh sự săn bắt của các loài thiên địch…Ở trong kén, chắc rằng nó sẽ được che chở và an toàn hơn so với lúc trước. Nhưng nó phải tiếp tục phát triển để thành bướm và phá kén để ra khỏi đây nếu không nó sẽ chết trong cái kén. Ý này như nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, không nên tự phụ và ngủ quên trong chiến thắng. Đồng thời nhắn nhủ rằng chúng ta có quyền tự hào về những thành công mà chúng ta đạt được nhưng không được tự kiêu về nó.
Ngay cả chính cõi Cực Lạc của Phật Di Đà hay Tịnh Lưu Ly của cõi Phật Dược sư hay nói rộng ra là Tịnh độ mười phương chư Phật đều cũng là những hóa thành. Tuy là còn mang nghiệp lực nhưng khi vãng sanh về đây, chúng ta có duyên cùng tu tập với các bậc thiện tri thức và không phải thoái chuyển trên bước đường tu đạo giải thoát. Nhờ cảnh thanh tịnh, an lành bên ngoài tác động mà ta phát tâm tu tập hạnh Bồ đề. Chứ không phải về cõi Tịnh độ, rồi ta sinh tâm chấp vào đây chỉ biết hưởng cảm giác an lạc mà lại không thành tựu được gì ví như con sâu chết dần chết mòn trong kén của chính nó.
Các quả vị Tam thừa và Tịnh độ mười phương chính là hạt nhân tạo những thắng duyên cho hành giả tu tập đến thành tựu được Phật quả hay nói cách khác đó chính là thâm nhập vào thế giới Hoa Tạng do Pháp thân Thanh Tịnh Tỳ Lô Giá Na Phật làm giáo chủ. Đều là thiện duyên để trợ lực giúp ta tu tập mau chóng sớm thành Phật đạo. Nhưng tu hay không thì ở chính ta, không có ai thay ta được. Bởi vì ta cô đơn đi đến với cuộc đời với hai bàn tay trắng và cũng sẽ đơn độc mà trắng tay ra khỏi thế giới này. Vì thế hãy cố gắng tinh tấn tu tập trong nhà Diệu Pháp của Như Lai để chúng ta đủ sức vượt qua 500 do tuần đường hiểm mà có được kho báu tốt đẹp.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Minh Nhựt; địa chỉ: xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. HCM.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm