Mạn đàm đôi điều về Phật giáo
Phật giáo là 1 trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Với hơn 500 triệu người theo đạo và được ánh hào quang dẫn dắt. Được mệnh danh là tôn giáo vì hòa bình. Cùng mạn đàm về đạo Phật qua những câu hỏi dưới đây
1, Phật giáo là gì?
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới.Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
2, Phật Giáo có phải là một tôn giáo không?
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ” và con đường Phật giáo có thể được tóm tắt như sau:
sống một cuộc sống đạo đức, có chánh niệm và tỉnh thức về các suy nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ và hiểu biết.
3, Làm thế nào Phật Giáo có thể giúp cho tôi?
Phật Giáo giải thích mục đích cuộc sống, Phật Giáo giải thích sự bất công và bất bình đẳng trên khắp thế giới và Phật Giáo đưa ra quy tắc thực hành hoặc cách thức sống đưa đến hạnh phúcthật sự.
4, Tại sao Phật Giáo trở nên phổ biến?
Phật Giáo đang trở nên phổ biến tại các nước tây phương vì một số lý do. Lý do thú vị đầu tiên là Phật Giáo có những câu trả lời cho nhiều vấn đề trong những xã hội hiện đại thiên về vật chất. Phật Giáo cũng có một sự hiểu biết sâu sắc về tâm thức con người mà các nhà tâm lý học nổi tiếng trên khắp thế giới hiện đang phát hiện rất tiến bộ và có hiệu quả.
5, Đức Phật là ai?
Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama) được sinh ra trong một gia đình hoàng gia tại Lâm Tỳ Ni(Lumbini), hiện nằm tại Nepal, vào năm 563 trước công nguyên. Khi 29 tuổi, ngài đã nhận thấy rằng sức khỏe và đời sống xa hoa không bảo đảm hạnh phúc, thế nên ngài đã khảo sát các tín ngưỡng và các triết lý giảng dạy khác nhau vào thời đó để tìm chìa khóa cho sự hạnh phúccủa con người. Sau sáu năm nghiên cứu và thiền định, cuối cùng ngài đã tìm thấy "con đường trung đạo" và được giác ngộ. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã dành hết phần đời còn lại của ngài truyền dạy các nguyên lý Phật Giáo - được gọi là Pháp hay là Chân lý- cho đến khi ngài qua đời ở tuổi 80.
6, Đức Phật có phải là Thượng Đế không?
Ngài không phải là Thượng Đế, ngài cũng không cho ngài là Thượng Đế. Ngài là người dạy con đường giác ngộ từ chính kinh nghiệm của ngài.
7, Có phải Phật Tử thờ cúng các thần tượng không?
Đôi lúc các Phật tử tỏ lòng tôn kính những hình ảnh của Đức Phật, không phải thờ cúng, cũng không xin ân huệ. Một tượng Phật có tay để yên nhẹ nhàng trong vạt áo và một nụ cười từ binhắc nhở chúng ta cố gắng phát triển an lạc và tình yêu trong chúng ta. Cúi đầu trước tượng là sự bày tỏ lòng biết ơn về việc dạy dỗ của ngài.
8, Tại sao nhiều nước theo Phật Giáo lại quá nghèo?
Một trong những lời dạy của Đức Phật là sự giàu có không bảo đảm hạnh phúc và sự giàu cócũng là vô thường. Người dân ở mỗi nước dù giàu hay nghèo cũng đều đau khổ nhưng những người hiểu được lời dạy của Đức Phật có thể tìm thấy được hạnh phúc thật sự.
9, Có phải có nhiều loại Phật Giáo khác nhau không?
Có nhiều loại Phật Giáo khác nhau vì phong tục và văn hoá của mỗi quốc gia khác nhau. Điều gì không thay đổi là điểm chủ yếu của việc giảng dạy - Pháp hay chân lý.
10,Có phải các tôn giáo khác không đúng không?
Phật Giáo cũng là một hệ thống tín ngưỡng chấp nhận tất cả các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo đồng ý với những lời dạy đạo đức của các tôn giáo khác nhưng Phật Giáo đi xa hơn bằng cách đưa ra một mục đích lâu dài trong phạm vi tồn tại của chúng ta thông qua trí tuệ và sự hiểu biết chân thật. Phật Giáo chân chính rất có lòng khoan dung và không bận tâm đến các danh hiệu như "Thiên Chúa Giáo", " Hồi Giáo", " Ấn Độ giáo hoặc "Phật tử"; đó là lý do tại sao không bao giờ có chiến tranh nhân danh Phật Giáo. Đó là lý do tại sao các Phật Tử không truyền giáo và cố gắng thuyết phục người khác cải đạo mà chỉ giải thích nếu có người đi tìm sự giải thích.
11, Có phải Phật Giáo là khoa học không?
Khoa học là kiến thức mà nó có thể được kiến tạo thành hệ thống, mà nó phụ thuộc vào việc thấy và thử nghiệm các dữ kiện và nêu lên các luật chung tự nhiên. Cốt lõi của Phật Giáo thích hợp với định nghĩa này bởi vì bất kỳ người nào cũng đều có thể kiểm định (thử nghiệm) và chứng minh Tứ Thánh Đế (xem dưới đây). Trên thực tế, chính Đức Phật đã yêu cầu những người đi theo ngài hãy kiểm tra lời dạy hơn là chấp nhận lời nói của ngài là sự thật. Phật Giáotùy thuộc vào sự hiểu biết hơn là đức tin.
12, Đức Phật đã dạy những gì?
Đức Phật đã dạy nhiều điều nhưng các nhận thức cơ bản trong Phật Giáo có thể được tóm tắtbởi Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo.
• Thánh đế đầu tiên là gì? Chân lý đầu tiên là cuộc sống thì đau khổ ví dụ, cuộc sống có đau, già, bệnh và cuối cùng là chết. Chúng ta cũng chịu đựng nỗi khổ đau về tinh thần như phẫn uất, lo sợ, bối rối, thất vọng và tức giận. Đây là sự thật không thể bác bỏ được mà cũng không thể chối từ được. Thà rằng sống thực tế hơn là sống bi quan vì bi quan là những sự việc mong đợi nỗi đau buồn. Thay vì vậy, Phật Giáo giải thích làm thế nào tránh được đau khổ và làm thế nào chúng ta có thể có hạnh phúc thật sự.
• Thánh đế thứ hai là gì?Chân lý thứ hai là đau khổ gây ra do sự thèm muốn và không ưa thích. Chúng ta sẽ đau khổ nếu chúng ta mong đợi người khác theo mong đợi của chúng ta, nếu chúng ta muốn người khác giống như chúng ta, nếu chúng ta không có được những gì chúng ta muốn v.v... Nói cách khác, có được những gì bạn muốn không bảo đảm có hạnh phúc. Thay vì luôn đấu tranh để có được những gì bạn muốn, hãy cố sửa đổi việc bạn muốn. Sự ham muốn tước đi của chúng ta sự bằng lòng và hạnh phúc. Một cuộc đời ham muốn và thèm muốn và nhất là nỗi thèm muốn tiếp tục tồn tại, tạo nên một năng lực có tác động mạnh làm cho con người được sanh ra. Thế nên sự thèm muốn dẫn đến đau khổ vì nó làm cho chúng ta tái sinh.
• Thánh đế thứ ba là gì?Chân lý thứ ba là đau khổ có thể được khắc phục và hạnh phúc có thể đạt được; hạnh phúc thật sự và sự hài lòng đó là điều có thể. Nếu chúng ta từ bỏ sự thèm muốn vô ích và biết sống trong từng giây phút (không để tâm tới quá khứ hoặc tương lai tưởng tượng) vậy thì chúng ta có thể trở nên hạnh phúc và tự do (không bị ràng buộc). Vậy thì chúng ta có thêm thời gian và năng lựcđể giúp những người khác. Đây là Niết bàn.
• Thánh đế thứ tư là gì?Chân lý thứ tư là Bát Chánh Đạo là con đường dẫn đến kết thúc đau khổ.
• Bát Chánh Đạo là gì?Nói một cách ngắn gọn, Bát Chánh Đạo (tám con đường chân chính) là đạo đức (thông qua những gì chúng ta nói, làm và cách sinh nhai của chúng ta), tập trung tâm ý để hiểu toàn bộ suy nghĩ và hành động của chúng ta và phát triển trí tuệ bằng cách hiểu Tứ Thánh Đế và bằng cách phát triển tình thương đối với những người khác.
13, Ngũ giới là gì?
Ứng xử đạo đức trong Phật Giáo là các giới luật, mà trong đó năm giới chính là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm và quá ham mê khoái lạc, không nói dối và không dùng những chất say làm mê mờ trí tuệ.
14, Nghiệp là gì?
Nghiệp là luật mà mỗi nguyên nhân đều có kết quả, ví dụ các hành động của chúng ta đều mang lại kết quả. Luật đơn giản này giải thích một số sự việc; sự bất bình đẳng trên thế giới, tại sao một số người sinh ra tàn tật và một số người lại có tài năng, tại sao một số người chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi. Nghiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm về những hành động của họ trong quá khứ và hiện tại. Làm thế nào chúng ta có thể kiểm tra kết quả của nghiệp về những hành động của chúng ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách nhìn vào ý định phía sau hành động, tác dụng của hành động trên chính mình và tác dụng đối với những người khác.
15, Trí tuệ là gì?
Phật Giáo dạy rằng trí tuệ nên được phát triển bằng lòng từ bi. Ở một thái cực, bạn có thể là một kẻ ngu có tấm lòng tốt và ở thái cực khác, bạn có thể có được sự hiểu biết mà không cần bất kỳ xúc cảm nào. Phật Giáo sử dụng con đường trung đạo để phát triển cả hai. Trí tuệ cao nhất sẽ thấy hiện thực, tất cả các hiện tượng đều không toàn hảo, vô thường và không có thực thể cố định. Trí tuệ chân thực là không đơn giản tin vào những gì chúng ta nghe nói mà thay vào đó là sự trải nghiệm và thông hiểu được chân lý và hiện thực. Trí tuệ cần một tâm cởi mở, khách quan và không cuồng tín. Con đường của Phật Giáo đòi hỏi sự dũng cảm, kiên nhẫn, uyển chuyển và trí thông minh.
16, Từ bi là gì?
Từ bi bao gồm phẩm chất của sự chia sẻ, sẵn sàng đưa ra lời an ủi, thông cảm, quan tâm, và chăm lo. Trong Phật Giáo, chúng ta thật sự có thể hiểu được người khác khi chúng ta thật sự có thể hiểu được chính mình thông qua trí tuệ.
17, Làm thế nào tôi trở thành một Phật Tử?
Giáo lý Phật giáo có thể được hiểu và thử nghiệm bởi bất cứ ai. Đạo Phật dạy rằng các giải phápcho các vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta không phải là ở bên ngoài. Đức Phật yêu cầu tất cả những người theo ngài không được xem lời của ngài là thật mà chính họ phải thử nghiệm những lời dạy đó. Bằng cách này, mỗi người tự quyết định cho chính mình và chịu trách nhiệm cho chính hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này làm cho Phật giáo có một gói niềm tin cố định ít hơn hầu để được chấp nhận toàn bộ, và nhiều hơn nữa của một giáo lý mà mỗi người học và sử dụng theo cách riêng của họ
(Tổng hợp)
Duy Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Nhất Thừa là gì?
Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.
Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?
Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Phật giáo thường thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Nguyên lý của đời sống giác ngộ
Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.
Xem thêm