Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/03/2020, 09:57 AM

Thiền sư Hổ Phách lưu lại nhục thân xá lợi trong tư thế niệm Phật

Hiện nay, tại Thái Lan, ngoài nhục thân xá lợi của Thiền sư Phổ Sái tại chùa Khánh Vân còn có nhục thân xá lợi của Thiền sư Hổ Phách tại thất Khánh Thọ thuộc tỉnh Kanchanaburi, cách thủ đô Bangkok hơn 100km.

 Thiền sư Phật giáo vãng sinh thân kim cang bất hoại

Thiền sư Hổ Phách

Thiền sư Hổ Phách tên là Trần Xuân Dụ, phụ thân tên Trần Chiếm và mẫu thân tên Lâm Đức Ma. Ngài là huynh trưởng trong gia đình có ba anh em trai. Ngài sinh tại tỉnh Kanchanaburi vào năm Phật lịch 2447 tức năm Giáp Thìn (1904).

Nhục thân bất hoại Thiền sư Hổ Phách.

Nhục thân bất hoại Thiền sư Hổ Phách.

Năm 11 tuổi, xuất gia tại chùa Khánh Thọ, thờ Hòa thượng Bạch Ngọc làm bổn sư. Thiền sư Hổ Phách một đời từ bi thương người, chuyên tâm tu học, chăm chỉ hành thiền, không giữ tài vật, xả bỏ tất cả, trường trai thanh tịnh, chuyên cần tụng niệm, luôn nhập thiền định, cầu sớm ngộ đạo, liễu thoát sinh tử, quyết tâm trừ bỏ tất cả dục tình; do đó đạt được trí tuệ, đạo đức, Phật tử xa gần tôn sùng quy ngưỡng.

Vào ngày 1 tháng 2 năm Phật lịch 2493 tức ngày 15 tháng 12 năm Kỷ Sửu (1949), tại thất Khánh Thọ này, Thiền sư Hổ Phách viên tịch một cách nhẹ nhàng như người đang ngủ, hưởng dương 46 tuổi, xuất gia hành đạo được 35 năm.

Nhục thân Thiền sư Hổ Phách được dát vàng.

Nhục thân Thiền sư Hổ Phách được dát vàng.

Theo Hòa thượng Thích Tịnh Liên, trụ trì chùa Cảnh Phước (Bangkok) cũng là đệ tử út của cố Hòa thượng người Việt Nam Thích Hổ Phách cho biết: “Sau hai năm viên tịch (năm 1951), các môn đồ pháp quyến mở quan tài của Hòa thượng Hổ Phách thì thấy nhục thân của Ngài vẫn còn nguyên vẹn, tư thế chắp tay niệm Phật. Hòa thượng Hổ Phách lúc sinh tiền đã tu tập theo pháp môn niệm Phật. Toàn thân xá lợi của Hòa thượng hiện đang tôn trí tại thất Khánh Thọ cách chùa Khánh Thọ khoảng 30km thuộc tỉnh Kanchanaburi và cách thủ đô Bangkok hơn 100km".

Niệm Phật vãng sinh lưu lại thân kim cang bất hoại

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm