Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thiền và Trà (III)

Thiền trà có thể áp dụng tại các tư gia để mọi người trong gia đình hòa cùng niềm vui hạnh phúc an lành, cảm thông và thoải mái cởi mở. Yêu thương, tỉnh thức và sẻ chia là kim chỉ nam của thiền trà Việt Nam. Qua đó để hạnh phúc có thuận duyên nở ra dưới mái nhà thân yêu.

Sức mạnh của chén trà

Các trường phái chưng hoa hiện nay cố gắng phát triển các kỹ thuật chưng hoa hướng đến sự giản dị vì đời sống con người càng lúc càng bận bịu ở nơi làm việc cũng như ở nhà. Các trường phái Trà Ðạo cũng nhận thấy điều ấy. Nếu muốn Trà Ðạo tồn tại và phổ biến ở nhiều quốc gia, người ta cần cố gắng chú trọng những điều chính, bỏ bớt những thứ không cần thiết khác. Do đó, khi Trà Ðạo đến với các nước Tây Phương, chúng ta thấy họ giảm thiểu các nghi lễ, bỏ bớt bữa ăn kéo dài cùng các lời nói xã giao, chú trọng đến việc pha trà, uống trà và dùng bánh ngọt và nói chuyện thân mật.

Các vị trà sư ban đầu là các vị Thiền sư hay tu sĩ Phật giáo. Họ đã thấm nhuần về ý niệm lý sự viên dung và sự sự vô ngại pháp giới.

Các vị trà sư ban đầu là các vị Thiền sư hay tu sĩ Phật giáo. Họ đã thấm nhuần về ý niệm lý sự viên dung và sự sự vô ngại pháp giới.

Bài liên quan

Trong nhiều thế kỷ qua ở Nhật Bản, Trà Ðạo ảnh hưởng đến nhiều ngành sinh hoạt. Người Phương Tây thường nói “bão tố trong một chén trà” khi bình phẩm về những lời bàn luận, những cuộc đàm luận sôi nổi nhưng phù phiếm quanh những ly cà phê hay chén trà vào những lúc trà dư tửu hậu. Cách uống trà trang trọng, thoải mái quả thật đã tạo nên những cơn bão tố không phải trong chén trà mà trong đời sống người dân Nhật Bản. Nói khác đi, trà nhân là những người đã tạo ra những cơn bão ngầm có sức mạnh làm thay đổi những sinh hoạt văn hóa của giới quý tộc cũng như bình dân thời trước.

Các vị trà sư ban đầu là các vị Thiền sư hay tu sĩ Phật giáo. Họ đã thấm nhuần về ý niệm lý sự viên dung và sự sự vô ngại pháp giới. Trà thất, túp lều tranh đơn giản và nhỏ bé mà chứa đựng cái vô cùng, liên hệ với ý của kinh Duy Ma. Ngài Duy Ma đón tiếp ngài Xá Lợi Phất trong một căn nhà nhỏ bé. Ngài Xá Lợi Phất lo ngại căn nhà nhỏ bé này không đủ chỗ ngồi cho các Bồ Tát và hàng Ðại đệ tử đến viếng ngài Duy Ma. Ngài Duy Ma thi triển thần thông và trong chớp mắt nơi nhỏ bé ấy biến thành chốn rộng lớn vô biên. Điều này nhấn mạnh đến ý niệm không lớn, không nhỏ trong Đạo Phật: Khi tâm ta quay về với tính rỗng lặng tự nhiên không sinh bất diệt, hay Phật tính, thì ta thấy trong mọi sự vật, dù nhỏ như hạt bụi, đều biểu lộ cái vô cùng. Ðó là một trải nghiệm cụ thể xuất hiện khi tọa thiền hay trong những buổi uống trà trong tĩnh lặng.

Thế giới hôm nay đã thay đổi rất nhiều so với thời trước và nhiều người Âu Mỹ đã thích thú uống trà theo cung cách Trà Ðạo.

Thế giới hôm nay đã thay đổi rất nhiều so với thời trước và nhiều người Âu Mỹ đã thích thú uống trà theo cung cách Trà Ðạo.

Thay đổi trong cái không thay đổi

Thế giới hôm nay đã thay đổi rất nhiều so với thời trước và nhiều người Âu Mỹ đã thích thú uống trà theo cung cách Trà Ðạo. Muốn cho nghệ thuật thưởng trà được phổ biến rộng rãi, có lẽ chúng ta cần bước thêm một bước nữa.

Bài liên quan

Trong những năm qua, sự cập nhật hóa mạnh nhất về uống trà trong tỉnh thức là do một Thiền sư Việt Nam chủ xướng trong các khóa tu thiền đó là Thiền sư Nhất Hạnh. Trong các khóa tu, các thiền sinh thường tổ chức thiền trà theo một số nghi thức giản dị và dễ dàng: chuẩn bị pha trà, dâng trà lên bàn Tổ, uống trà trong tĩnh lặng, sau đó sinh hoạt văn nghệ với niềm vui thoải mái. Khi uống trà trong tỉnh thức thì trà có hương vị thiền hay hương vị giải thoát. Giải thoát là tâm ta ở trong trạng thái rỗng lặng, tỉnh thức, ung dung, tươi tắn, linh động, bén nhạy và thấy biết tất cả nhưng không bị bất cứ một thứ gì lôi kéo hay trói buộc nên lòng rất an bình. Như thế, chúng ta cần tu tập siêng năng để uống một tách trà có hương vị thiền, hay nói khác đi, để sống một cuộc đời đầy an vui hạnh phúc dù giàu hay nghèo vì Đạo Phật chú trọng đến cuộc sống hiện tại, đến sự thoải mái của mỗi hơi thở ra và vào, đến sự cảm nhận, thấy biết tất cả những gì đang xảy ra quanh ta một cách chân thật và đầy đủ bây giờ và ở đây.

Vị Thiền sư người Việt khuyến khích áp dụng thiền trà ở nhà để vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em cùng nhau hưởng những phút giây thân mật, thương yêu, đầm ấm của hạnh phúc gia đình trong niềm vui an lành, cảm thông, thoải mái và cởi mở.

Vị Thiền sư người Việt khuyến khích áp dụng thiền trà ở nhà để vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em cùng nhau hưởng những phút giây thân mật, thương yêu, đầm ấm của hạnh phúc gia đình trong niềm vui an lành, cảm thông, thoải mái và cởi mở.

Bài liên quan

Thiền sư Nhất Hạnh dạy cách uống trà này cho hàng ngàn môn sinh khắp Mỹ Châu, Á Châu, Âu Châu và Úc Châu. Hương trà của Ngài đã theo gió bay qua biển Thái Bình Dương đến với xứ Phù Tang Tam Ðảo, làm cho một người Hoa Kỳ tu tập trên 12 năm tại thiền viện Tào Ðộng Nhật Bản – nữ Thiền sư Ðại Viên Bennage đã quyết định sang Làng Hồng tu tập một thời gian trước khi mở thiền viện thu nhận môn sinh ở Hoa Kỳ vì: “Cái hay đẹp mà Thiền sư Nhất Hạnh dạy Ðạo cho những người Tây Phương”. Thêm một hạt giống trà đã biến thành cây trà quý tỏa hương thơm dịu.

Vị Thiền sư người Việt khuyến khích áp dụng thiền trà ở nhà để vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em cùng nhau hưởng những phút giây thân mật, thương yêu, đầm ấm của hạnh phúc gia đình trong niềm vui an lành, cảm thông, thoải mái và cởi mở. Họ có thể ngồi theo thế quỳ cổ điển Nhật Bản hay ngồi trên gối thiền. Thoải mái, tỉnh thức, thương yêu và cảm thông là kim chỉ nam của thiền trà Việt Nam. Qua đó, uống trà là một cách tu tập hay tự huấn luyện để đóa hoa hạnh phúc có thuận duyên nở ra đẹp đẽ dưới mái nhà thân yêu. Đó là Đạo Phật có mặt trong mái ấm gia đình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Phật giáo thường thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Cháo và trà

Phật giáo thường thức 10:24 14/11/2024

Thiền sư Triệu Châu rất chú trọng Phật giáo trong sinh hoạt, sư ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện thiền phong trong cuộc sống sinh hoạt.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần

Phật giáo thường thức 09:30 14/11/2024

Phật giáo đời Trần thật xứng đáng với vai trò của hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, phù hợp với truyền thống yêu nước, tạo nên một triều đại vàng son trong lịch sử nước nhà.

Thấy rõ sự thật về già bệnh để không quá buồn lo

Phật giáo thường thức 09:15 14/11/2024

Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.

Xem thêm