Thông điệp Vesak PL 2563 của Hội đồng Hợp tác Phật giáo Thụy Điển
Hãy tự phản tỉnh lại chính mình và tư duy về trí tuệ của Đức Phật, chúng ta có thể tìm thấy sự hài lòng và niềm vui bên trong, điều này làm giảm nhu cầu tiêu thụ quá mức. Bằng cách tiêu thụ ít hơn và chú ý hơn đến việc chúng ta mua hàng nhằm tiết kiệm và giữ gìn môi trường.
Tất cả chúng ta đã tập hợp nơi đây để kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: Đức Phật đản sinh, thành đạo, và nhập niết bàn. Vào ngày này, với tư cách là đại diện cho Hội đồng Hợp tác Phật Giáo Thụy Điển (The Buddhist Cooperation Council of Sweden, SBS), tôi muốn nhân cơ hội này để gửi những lời chúc phúc cát tường và những lời chúc nồng nhiệt nhất vào dịp tuyệt vời này.
Chúng ta sẽ tập hợp nơi đây để thảo luận về một số chủ đề có ý nghĩa cao thượng trong thế giới hiện đại của chúng ta, một trong số đó là “Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững”.
Làm thế nào để Phật tử chúng ta đóng góp cho một xã hội bền vững và chăm sóc sức khỏe?
Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới dưới dạng biến đổi khí hậu, căng thẳng gia tăng, cũng như trí tuệ nhân tạo và hiệu ứng đổi mới công nghệ khác đối với sự tương tác của chúng ta với những người khác. Để đáp ứng những thách thức này, nhu cầu về một lối sống chánh niệm và đạo đức ngày càng trở nên quan trọng.
Chúng ta có thể thấy, rất thường xuyên kiến thức về các đối tượng vật chất và phúc lợi vật chất đang được nhấn mạnh trong các tổ chức giáo dục. Rất hiếm khi họ dạy giá trị của sự an lành về tinh thần và sự phong phú nội tại.
Với ngày hôm nay, khi sự tiếp cận được nâng cao, chúng ta ngày càng quen hơn với tư duy, chủ nghĩa tiêu dùng là một giải pháp cho hầu hết các vấn đề của chúng ta. Chúng ta có thể thấy, rất thường xuyên kiến thức về các đối tượng vật chất và phúc lợi vật chất đang được nhấn mạnh rằng, chúng ta có thể mua sự ngẫu nhiên, tự nhận thức và hạnh phúc bằng cách tiêu thụ một số sản phẩm và nhãn hiệu nhất định, được hứa hẹn bởi tất cả các quảng cáo hào nhoáng.
Như chúng ta đã biết, những vật thể bên ngoài đó không bao giờ có thể thỏa mãn chúng ta. Họ là phù du và sự hài lòng nông cạn chỉ kéo dài trong thời gian giới hạn. Trong khi chúng ta dang tiêu thụ nhiều hơn do những ý tưởng này, môi trường đang bị ảnh hưởng tiêu cực, điều này cũng ảnh hưởng đến khí hậu của chúng ta và tương lai của các thế hệ kế tiếp.
Bằng cách tự phản tỉnh lại chính mình và tư duy về trí tuệ của Đức Phật, chúng ta có thể tìm thấy sự hài lòng và niềm vui bên trong, điều này làm giảm nhu cầu tiêu thụ quá mức. Bằng cách tiêu thụ ít hơn và chú ý hơn đến việc chúng ta mua hàng, chúng ta có thể tiết kiệm và giữ gìn môi trường của chúng ta.
Song song với việc nhấn mạnh vật chất nói trên trong xã hội hiện đại, khi nói đến việc chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển, trọng tâm là điều trị y tế, trong đó khía cạnh chăm sóc tinh thần không được coi trọng, bởi nó không hữu hình và vật chất. Cùng với việc cộng đồng tín ngưỡng ở Thụy Điển, như các tôn giáo Hồi giáo, Chính thống giáo, Do Thái giáo, các Phật giáo đồ liên tục đưa ra ý nghĩa của việc chăm sóc tinh thần để giúp phục hồi sau khi bị bệnh và để giải quyết không chỉ nhu cầu chăm sóc cơ thể, mà còn về tinh thần. Nó đã được thể hiện trong 2 nghiên cứu, rằng đức tin và một tinh thần bình tĩnh, thanh thản hồn nhiên có thể hỗ trợ kiểm soát cơn đau và huyết áp, cũng như có tác dụng tích cực khác như là một bổ sung cho điều trị y tế.
Là Phật tử, chúng ta có thể đóng góp với kiến thức sâu sắc về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn được gọi là khoa học của nhân loại. Một sự hiểu biết tốt hơn về bản thân và về nguyên nhân và kết quả có thể mang lại sự hài hòa và hạnh phúc hơn trong cuộc sống của chúng ta. Trong bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, một tinh thần tích cực, đạo đức là sự giúp đỡ to lớn.
Tôi sẽ hân hạnh giới thiệu với quý đạo hữu một bản tóm tắt về cách Hội đồng Hợp tác Phật Giáo Thụy Điển (SBS) hiện đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc tâm linh Phật giáo.
Ekaterina Panova,
Chủ tịch Hội đồng Hợp tác Phật Giáo Thụy Điển (SBS)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tịnh xá Ngọc Châu Như, Sóc Trăng, tổ chức Đại lễ Phật Đản
VESAK 2019 10:25 18/05/2019Trong không khí của mùa Phật Đản năm 2019 – Phật lịch 2563, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thị xã Vĩnh Châu tiến hành Đại lễ Phật Đản vào sáng ngày 13/4 năm Kỷ Hợi (17/5/2019), tại Tịnh xá Ngọc Châu Như – Phường 2 – Thị xã Vĩnh Châu.
Kết thúc đại lễ Vesak 2019 để mở ra một đề tài nóng cần được quan tâm cấp thiết tiếp theo
VESAK 2019 10:27 17/05/2019Với trên 300 tin, bài, phản ánh tâm tư nguyện vọng, quá trình chuẩn bị, thúc đẩy tinh thần hướng tới đại lễ Vesak, BBT phatgiao.org.vn đã nêu cao tinh thần đại hỷ xả từ bi trí tuệ của toàn thể Tăng ni Phật tử, bà con gần xa đã hướng về Vesak để đại lễ được thành công tốt đẹp.
Đại lễ Vesak 2019: Minh chứng về đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện
VESAK 2019 15:59 15/05/2019Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp. Đây là đánh giá của Hòa thượng Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) cũng như nhiều đại biểu dự Đại lễ Vesak 2019.
Sau Việt Nam, nước nào sẽ đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak năm 2020?
VESAK 2019 14:30 15/05/2019Đại lễ Phật đản liên hợp quốc lần thứ 16 được tổ chức tại chùa Tam Chúc, Hà Nam vừa bế mạc sau 3 ngày (từ ngày 12 – 14/5). Quốc gia nào sẽ được chọn đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak năm 2020 lần thứ 17?
Xem thêm