Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/10/2021, 14:57 PM

Tiệm tạp hóa của chị Tư

Nhà chị Tư hông giàu, mọi thứ chỉ gọi là vừa đủ nhưng nó lại là nơi dung chứa nhiều hạnh phúc và bình yên nhất. Có lẽ vì nó là nơi mà người ta không cần phải gồng mình để trở thành người lớn.

Hổng biết sao cứ ưa gọi Nội là chị Tư, có lẽ gọi như vậy là để thấy Nội trẻ ra và không còn cảm giác như Nội đang dần xa mình.

Chị Tư nay càng lúc, càng nắng mưa thất thường, ấy vậy mà khi nghe tiếng mình gọi là lúc nào cũng tươi roi rói, miệng cười văng nước trầu tung toé ướt hết cái màn hình camera điện thoại.

Chị Tư nhà mình hay cười, nụ cười của chị khi cười là rạng rỡ cả một khung trời, lòng ai mà đang u sầu thì nghe đôi lời chị nói tếu với cái điệu cười móm mém thôi thì cũng đủ xoã hết được 2 kí muộn phiền. Sẵn đây thì mình cũng khoe, mình giống chị Tư được ở cái điểm này, đó là hay cười  mặc dù trong bụng thì cũng đang sầu muốn thúi ruột.

Hổng biết sao cứ ưa gọi Nội là chị Tư, có lẽ gọi như vậy là để thấy Nội trẻ ra và không còn cảm giác như Nội đang dần xa mình.

Hổng biết sao cứ ưa gọi Nội là chị Tư, có lẽ gọi như vậy là để thấy Nội trẻ ra và không còn cảm giác như Nội đang dần xa mình.

Tâm sự với những giới tử trẻ

Chị Tư có một cái tiệm tạp hoá nho nhỏ trong thôn, đồ chị tư bán giá cao nhất cũng chỉ hai ba chục ngàn. Mấy bịch bánh cốm, vài dây kẹo mút, đôi sâu bánh tráng muối và một vài thứ quà bánh linh tinh khác mà bọn trẻ con thường ưa thích được chị treo tòn ten trên một cây tre dài tựa như cái rèm bắt ngang trước cửa nhà. Quán của Tư xịn lắm, quá chừng món ngon mà còn rẻ nữa, cây cà rem chỉ 500 đồng, bịch bánh tráng 1 ngàn, cây kẹo mút cũng như thế…và mỗi lần mà mình về thì i như là tiệm của chị Tư bán rất đắt khách, quà bánh nhanh hết một cách  lạ lùng.

Có một vị khách kì cục và đặc biệt ở tiệm chị Tư, mỗi năm chỉ ghé độ đâu được một lần vào tháng 7, vị này đầu tóc thì trọc lóc, tướng tá lại chẳng đô con, mỗi khi mà mua hàng thì chỉ cần trả bằng một cái thơm, “ tiếng hít thật sâu rồi bật thành tiếng một cái chóc “ ui vậy mà chị Tư chỉ khoái, cười toe toét đến độ sắp rớt cái hàm răng giả.

Bữa nay đã lâu không về Gia Lai, thăm lại cái tiệm tạp hoá nhỏ xíu nằm trên con đường làng nhiều đất đỏ mà lòng bỗng thấy nhớ ghê. Tiệm của nhà Tư cái gì cũng có bán, và hơn nữa là bán rất nhiều tình thương, cho nên tụi con cháu chắt, mỗi khi mà bụng đánh trống báo đói thì điều mà tụi nó nghĩ đầu tiên là làm thế nào để chạy thật nhanh về cái lối nhỏ rẽ ngang qua tiệm nhà Tư, dích cục cơm nguội trong nồi mà Tư hay chừa lại sau mỗi bữa cơm, chấm với chút muối tiêu trong cái hủ cũ kĩ cũng do Tư tự làm, chạy lên đằng trước hiên nhà ngồi nhai nhóp nhép uống thêm ca nước lạnh trong bình nữa vậy là đủ no. Hít thật sâu thả cái “ hà “  thật dài, xoa xoa cái bụng bầu chứa thằng cu “ cơm ngội “ vậy là có thể lên đường đi tiếp.

Nhà chị Tư hông giàu, mọi thứ chỉ gọi là vừa đủ nhưng nó lại là nơi dung chứa nhiều hạnh phúc và bình yên nhất. Có lẽ vì nó là nơi mà người ta không cần phải gồng mình để trở thành người lớn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm