Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/02/2020, 11:06 AM

Tìm hiểu khái quát về 'Huyễn' trong đạo Phật (II)

Khi bước sang các chủ đề siêu vượt như Tánh Không, Huyễn hay Chân Như là bước vào thế giới của Chân lý tuyệt đối, không lời. Nó ở bên ngoài không gian, thời gian, nên không còn xử dụng giác quan để nhìn thấy. Chỉ có thể nhìn thấy nó bằng Nhận thức Biết Không lời, bằng trí huệ Bát-Nhã.

> Quán huyễn trong Phật giáo Việt Nam

Vai trò của chủ đề “Huyễn” đứng chỗ nào?

Huyễn đứng ở giữa Tánh (Chân đế) và Tướng (tục đế). Tánh là Trống Không, Trống Rỗng. Còn Tướng là hiện tượng thế gian có thật trước giác quan.

Chủ đề Huyễn cho biết Tướng có nhưng hư ảo, giả dối, thay đổi từng phút giây nên Tướng như là bọt nước, chiêm bao sẽ thay đổi biến mất gọi là Huyễn Tướng.

Chủ đề Huyễn có tầm quan trọng hơn nhiều so với Chân Như và Không. Chư Tổ tạm bày ra chủ đề Huyễn, Không, Chân Như để thể nhập Chân Như Định, Không Định hay Như Huyễn Định để có kết quả diệu hữu trên đường tâm linh.

Chủ đề Huyễn có tầm quan trọng hơn nhiều so với Chân Như và Không. Chư Tổ tạm bày ra chủ đề Huyễn, Không, Chân Như để thể nhập Chân Như Định, Không Định hay Như Huyễn Định để có kết quả diệu hữu trên đường tâm linh.

Cái nhìn Huyễn Có, cũng tương tự như cái nhìn của Bản Thể hiện tượng là Trống Không (Tánh Không). Vì Trống không nên hiện tượng khi thế này, khi thế khác gọi là Huyễn. Vai trò của Trống Không và Huyễn là đứng ở một chỗ nhìn hiện tượng thế gian thay đổi. Còn cái nhìn Chân Như về hiện tượng thế gian là nó Như Vậy là Như Vậy không diễn tả gì thêm.

Bài liên quan

Ba chủ đề Tánh Không, Chân Như, Huyễn là thế chân vạt vững chắc để hình thành nên Trí huệ Bát-Nhã Ba-La-Mật. Nếu chúng ta thông suốt và sống được trong Nhận thức này, thì Trí tuệ Bát-Nhã phát huy cho đến lúc kiện toàn. Cả ba chủ đề đưa tới mục đích là tâm chúng ta không dính mắc bất cứ những gì xảy ra trong thế gian.

- Về Chân Như: Khi thấy Như Vậy, biết rõ ràng không phản ứng gì hết thì tâm phẳng lặng trống không, định tĩnh, bất động, không có chỗ thương ghét hay xét đoán có mặt.

- Tánh Không và Huyễn: Khi thấy hiện tượng thế gian là Trống không, là Huyễn thì mình cũng phủi hết bụi trần không còn dính mắc, chấp trước, không thủ, không hữu và sẽ không tái sanh (chặt đứt vòng luân hồi 12 nhân duyên trong học thuyết Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sanh).

Tâm thế gian không nhận ra được mà phải do Trí tuệ Bát Nhã mới nhận ra. Vì ngoài không gian, ngoài thời gian nên gọi chỗ đó là

Tâm thế gian không nhận ra được mà phải do Trí tuệ Bát Nhã mới nhận ra. Vì ngoài không gian, ngoài thời gian nên gọi chỗ đó là "Thực tại tuyệt đối".

Ba chủ đề đưa tới mục tiêu dừng lại tại Thọ, không khởi mạng lưới Tưởng (tương ứng với cơ chế Hậu Hồi Đai trong bộ não. Hồi đai là vùng tri giác (Tưởng) có 3 phần: Tiền Hồi Đai, Trung Hồi Đai là 2 vùng khái niệm có lời, còn Hậu Hồi Đai là vùng yên lặng không lời). Từ Tưởng đưa tín hiệu đến Hành (tương ứng với cơ chế Dưới Đồi là nơi thành lập tâm phàm phu, tâm bậc Thánh hay tâm Phật) cất giữ vào Nhận thức không lời (tương ứng với cơ chế Precuneus).

Bài liên quan

Chủ đề Huyễn có tầm quan trọng hơn nhiều so với Chân Như và Không. Chư Tổ tạm bày ra chủ đề Huyễn, Không, Chân Như để thể nhập Chân Như Định, Không Định hay Như Huyễn Định để có kết quả diệu hữu trên đường tâm linh. Hay bày ra con đường A-La-Hán đạo và Bồ-Tát đạo để đi đến mục tiêu rốt ráo của con đường tâm linh là phát huy trí huệ siêu vượt. Để rồi cuối cùng nhận ra Chân Như Định hay Không Định chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng. Muốn buông bỏ ngón tay thì phải nhờ tới Huyễn.

Buông ngón tay tức buông chiếc bè đi, thì mới vào chỗ không lời (atakkàvacara), vì nếu không buông bỏ thì trong tâm vẫn còn cái Tướng chứ không hoàn toàn Vô tâm.

Tâm từ, tâm bi biểu lộ trong lời nói, đó là từ trường của chúng ta lần hồi sẽ cảm hoá được những người sống bên cạnh chúng ta.

Tâm từ, tâm bi biểu lộ trong lời nói, đó là từ trường của chúng ta lần hồi sẽ cảm hoá được những người sống bên cạnh chúng ta.

Về chủ đề Không và Chân Như cũng do con người tạm đặt ra theo quy ước. Sau cùng phải bỏ văn tự, lời nói. Bá-Nhã Tâm-Kinh có câu: "vô Trí diệc vô Đắc" nghĩa là "Không có Trí mà cũng không có Đắc". Nếu nói mình đắc quả này, quả kia là còn trong tục đế, còn trong cái nhìn của thế gian. Cho nên khi diễn tả về Chân Như, các Tổ nói: "Thực tướng vô tướng". Cái tướng thật của hiện tượng thế gian là không có tướng. Nếu còn tướng trong thế gian thì đó chỉ là "huyễn tướng" nghĩa là có mà không có!

Bài liên quan

Như vậy, cái nhìn sau cùng là xoá bỏ quy ước dựa trên khái niệm có lời, mới nhận ra Chân lý tối hậu. Hiện tượng thế gian do con người đặt tên, áp đặt như thế này thế nọ, che lấp bao phủ sự thật lên hiện tượng thế gian, nên không nhìn thấy Chân lý tối hậu của hiện tượng. Chứ tự nó chỉ là "như vậy" thôi!  Do đó, khi nhận ra Chân lý tối hậu, chỉ là sự trở về, chứ không phải khám phá ra cái gì mới mẻ.

Đức Phật khi chứng ngộ "Tứ Diệu Đế" đã nói: "Giống như Ta đã tìm lại con đường mòn mà chư Phật đời quá khứ, chư Phật đời hiện tại và chư Phật vị lai đã đi và sẽ đi". Cũng vì thế khi mình quay trở về nhận ra cái Tâm Như hay Tâm Không, các vị Tổ gọi là "đi về nhà" hay "trở về nguồn" chứ không có chứng đắc gì cả.

Khi chúng ta nhìn hiện tượng thế gian hoàn toàn không lời, mặc nhiên Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng đóng cửa. Lúc bấy giờ, vùng

Khi chúng ta nhìn hiện tượng thế gian hoàn toàn không lời, mặc nhiên Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng đóng cửa. Lúc bấy giờ, vùng "Kiến giải tổng quát" (The General Interpretative Area hay Gnostic Area), tức vùng Tánh Giác sẽ bật ra kiến giải bất cứ lúc nào.

Kinh điển là quy ước. Còn lời là còn quy ước, còn tục đế. Chân lý tối hậu là không dùng văn tự chữ viết. Phật Giáo Phát Triển nói: "Kinh Vô Tự mới là Chân Kinh" ý muốn nói tới chỗ Atakkàvacara là chỗ ngoài lời trong Tâm, thuật ngữ gọi là Tâm Như. Từ Tâm Như nhận ra sự khách quan tĩnh lặng của hiện tượng thế gian gọi là Chân Như của hiện tượng. Bấy giờ hành giả thấy xung quanh hiện tượng hiển lộ bài kinh không lời, thuật ngữ gọi là "Vô tự Chân kinh". Chúng ta sẽ nhận ra hiện tượng thế gian đang thuyết giảng cái tối hậu Phật pháp từ thấp tới cao. Từ quy luật Vô Thường, Khổ/Xung đột, Vô ngã, đến Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sinh, đến Tương Quan Nhân Quả, đến Quy luật Biến dịch, Bình Đẳng tánh, đến sự Trống Không, Chân Như và Huyễn tánh .

Bài liên quan

Khi thông suốt những chủ đề trên, thì lúc nào chúng ta cũng có thể dụng công cất giữ cái Biết Không Lời vào Nhận Thức (Precuneus).

Khi chúng ta nhìn hiện tượng thế gian hoàn toàn không lời, mặc nhiên Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng đóng cửa. Lúc bấy giờ, vùng "Kiến giải tổng quát" (The General Interpretative Area hay Gnostic Area), tức vùng Tánh Giác sẽ bật ra kiến giải bất cứ lúc nào.

Bên cạnh Như Huyễn, chúng ta áp dụng Như Thật để không suy luận, không tưởng tượng, vẻ vời, chụp mũ cho người xung quanh những điều xấu xa, thì tâm chúng ta sẽ được an ổn, thanh thản, sáng suốt, quyết định thích hợp với hoàn cảnh.

Bên cạnh Như Huyễn, chúng ta áp dụng Như Thật để không suy luận, không tưởng tượng, vẻ vời, chụp mũ cho người xung quanh những điều xấu xa, thì tâm chúng ta sẽ được an ổn, thanh thản, sáng suốt, quyết định thích hợp với hoàn cảnh.

Tác dụng của “Như Huyễn”

- Sống ở đời, khi có những gì thích thú, thành công, nếu nhận ra Như Huyễn chúng ta sẽ bớt đam mê say đắm. Khi có nỗi khổ đau do người khác mang đến, nếu nhận ra Như Huyễn, chúng ta bớt dính mắc, bớt đau khổ và phát tâm tha thứ, đồng thời thương xót người hãm hại ta.

Bài liên quan

- Cái thấy Như Thật và Như Huyễn cũng đóng cửa tiền trán khiến cho tâm chúng ta được thanh thản và chức năng kiến giải của Tánh Giác sẽ hoạt động giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

- Khi chúng ta thấy Như Huyễn, những gì mất mát không đè nặng tâm tư của chúng ta.

- Bên cạnh Như Huyễn, chúng ta áp dụng Như Thật để không suy luận, không tưởng tượng, vẻ vời, chụp mũ cho người xung quanh những điều xấu xa, thì tâm chúng ta sẽ được an ổn, thanh thản, sáng suốt, quyết định thích hợp với hoàn cảnh. Tâm từ, tâm bi biểu lộ trong lời nói, đó là từ trường của chúng ta lần hồi sẽ cảm hoá được những người sống bên cạnh chúng ta.

- Trên con đường tu tập, Như Thật, Như Huyễn giúp chúng ta sống toàn tâm toàn ý ở giây phút đó. Thấy biết ngay bây giờ và ở đây là cái thấy sự vật đang là chính nó, không thêm không bớt, không đặt hay gọi tên, thì tâm chúng ta không bị vọng tưởng quấy rối.

Tu tập pháp Như Thật (Yathà Bhùta) để tâm không dính mắc với hiện tượng thế gian. Thế gian như thế nào, nhìn thấy y như vậy.

Tu tập pháp Như Thật (Yathà Bhùta) để tâm không dính mắc với hiện tượng thế gian. Thế gian như thế nào, nhìn thấy y như vậy.

- Ngoài ra, "Như Huyễn định" còn là hành trang của các vị Bồ-Tát phát tâm đời đời thừa hành Bồ-Tát đạo. Phải có Như Huyễn Tam Muội để thấy cuộc đời vui buồn đau khổ hay hạnh phúc chỉ là giả, là ảo. Thấy người bị khổ và người không khổ, đều là Huyễn thì các Ngài mới thực hành Bồ-Tát được. Cho nên Từ Bi phải thấy Huyễn nằm bên dưới, nghĩa là phải có trí huệ về Như Huyễn.

Cách thực hành “Như Huyễn” trong đời sống

Chủ đề Huyễn được xếp là thiền Huệ, thực tập trong 4 oai nghi. Đối duyên xúc cảnh không dính mắc thì phải có Trí huệ để nhận biết tất cả đều là ảo, giống như trong chiêm bao. Trong văn chương Việt Nam, thi sĩ Tản Đà có câu:

"Cuộc đời là đại mộng

Khi nằm ngủ là tiểu mộng"

Bài liên quan

Khi biết đó là mộng thì mình ra khỏi mộng. Những gì xảy ra khi mình đang sống mình tưởng là thật, nhưng qua đi thì như giấc chiêm bao, chỉ còn dư vị trong ký ức mà thôi!

Tuy nhiên muốn thực tập để kinh nghiệm "Như Huyễn định" thì trước hết phải có trí huệ hiểu biết ý nghĩa Huyễn là gì? Nhận ra hiện tượng thế gian đều là Huyễn. Biết tướng của hiện tượng thế gian là chỉ Huyễn Tướng, tức là có tướng mà không thật có.

Cảnh giới bên ngoài thế gian tức bên ngoài Huyễn là chỗ vắng lặng, tịch diệt, ra ngoài giác quan. Chỗ đó là trạng thái Niết Bàn, Chân Như.

Cảnh giới bên ngoài thế gian tức bên ngoài Huyễn là chỗ vắng lặng, tịch diệt, ra ngoài giác quan. Chỗ đó là trạng thái Niết Bàn, Chân Như.

Khi khái niệm Huyễn nội tại trong Nhận thức không lời vững chắc thì mặc nhiên đã trở thành định gọi là Như Huyễn Định. Dĩ nhiên là lúc đó tâm hoàn toàn yên lặng không dính mắc gì với hiện tượng thế gian. Tâm ba thời không hoạt động, chỉ có dòng Nhận thức Biết không lời, thì mới vào định.

Như Huyễn và Như Thật

Cả hai thuộc về thiền Huệ. Một cái là Như Huyễn, một cái là Như Thật. Tuỳ nơi chỗ đứng Như Huyễn hay Như Thật mà cái nhìn và phương thức tu tập khác nhau, nhưng kết quả sau cùng đưa đến giống nhau là thoát khổ.

Bài liên quan

- Về Như Huyễn, chúng ta hiểu rằng vạn vật trên thế gian thay đổi như ảo ảnh, như chiêm bao nên thế gian tuy có mà là Như Huyễn Có. Hành giả có nhận thức về Huyễn (Màyà) sẽ không bị dính mắc với hiện tượng thế gian. Khi vui không quá say mê với niềm vui với hạnh phúc. Khi đau khổ không quá bi lụy trầm cảm, vì mọi việc sẽ đổi thay.

- Tu tập pháp Như Thật (Yathà Bhùta) để tâm không dính mắc với hiện tượng thế gian. Thế gian như thế nào, nhìn thấy y như vậy. Đó là nhìn thấy Như Thật. Nhìn Như Thật là nhìn thấy "Cái Đang Là" của hiện tượng thế gian. Tích tắc này thấy "Cái Đang Là". Tích tắc kế tiếp cũng thấy "Cái Đang Là"... thì hành giả có "Như Thật Trí" hay "Tuệ Trí", tức trí thấy biết như thật về đối tượng không phân biệt so sánh. Tâm ba thời hoàn toàn yên lặng không tác ý. Hành giả đang ở trong Tâm Bậc Thánh khách quan, trong sạch, tâm không dính mắc với 6 trần. Nhìn "Cái Đang Là" vững chắc sẽ trở thành Cái thấy "Như Vậy". Từ một bước đi từ Như Thật đến Như Vậy (Chân Như).

Khi bước sang các chủ đề siêu vượt như Tánh Không, Huyễn hay Chân Như là bước vào thế giới của Chân lý tuyệt đối, không lời. Nó ở bên ngoài không gian, thời gian, nên không còn xử dụng giác quan để nhìn thấy.

Khi bước sang các chủ đề siêu vượt như Tánh Không, Huyễn hay Chân Như là bước vào thế giới của Chân lý tuyệt đối, không lời. Nó ở bên ngoài không gian, thời gian, nên không còn xử dụng giác quan để nhìn thấy.

Cảnh giới bên ngoài thế gian tức bên ngoài Huyễn là chỗ vắng lặng, tịch diệt, ra ngoài giác quan. Chỗ đó là trạng thái Niết Bàn, Chân Như. Tâm thế gian không nhận ra được mà phải do Trí tuệ Bát Nhã mới nhận ra. Vì ngoài không gian, ngoài thời gian nên gọi chỗ đó là "Thực tại tuyệt đối".

Kết luận
Bài liên quan

Khi bước sang các chủ đề siêu vượt như Tánh Không, Huyễn hay Chân Như là bước vào thế giới của Chân lý tuyệt đối, không lời. Nó ở bên ngoài không gian, thời gian, nên không còn xử dụng giác quan để nhìn thấy. Chỉ có thể nhìn thấy nó bằng Nhận thức Biết Không lời, bằng trí huệ Bát-Nhã. Vì thế qua bài "Tìm Hiểu Khái Quát Về Huyễn" trên đây, chỉ là cách mượn lời, mượn từ ngữ, trình bày một khía cạnh nhỏ nhoi về Huyễn qua chương trình học Phật, còn nhiều khiếm khuyết của người viết. Dù sao thì lý thuyết có đơn sơ hay sâu sắc thì cũng chỉ là Chân lý tục đế. Sau đó phải buông cái bè, để đi vào Chân đế Bát Nhã, bằng cách hành trì hầu thể nhập vào Tánh Không, Chân Như hay Như Huyễn, và mỗi hành giả tự mình quan sát tâm của mình (phản quan tự kỷ) như quan sát một dòng sông lúc chậm lúc nhanh lúc sâu lúc cạn, mà tâm lúc nào cũng bình thản, không dao động. Con đường tu tập tâm linh là con đường dài hun hút. Nhưng có hành trì thì sẽ có kết quả.

Tài liệu tham khảo:

- "Thiền và Kiến Thức Thời Đại", tác giả Thích Thông Triệt, ấn hành: Phật lịch 2558 (2014).

- Dựa theo chương trình giảng dạy "Thiền Trung cấp 3", của cố HT Thích Thông Triệt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Xem thêm