Tìm hiểu nghệ thuật thiền trà theo góc nhìn đạo Phật
Từ lâu, uống trà đã trở thành thói quen không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đặc biệt, ở chốn thiền môn ta lại cảm nhận rõ ràng và sâu sắc hơn về thiền trà – một nét văn hoá ấn tượng của nhà Phật. Vậy thiền trà đối với góc nhìn đạo Phật thế nào?
Thiền trà là gì?
Trà là một thảo dược độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Từ xa xưa con người đã biết đến trà và dần hình thành thói quen thưởng trà (hay gọi dân dã hơn là uống trà). Và qua thời gian, hình thức uống trà đã được các Thiền sư đưa vào nếp sống ở một số ngôi chùa với những buổi tọa đàm vừa uống trà, vừa luận đạo, chia sẻ Phật Pháp; từ đó dần hình thành khái niệm thiền trà. Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Uống trà với tâm thái của người thiền, đang tu thiền gọi là thiền trà”.
Thiền trà trong bối cảnh toàn cầu hóa
Tại sao trong nhà Phật có thiền trà?
Dân gian có câu: “Chén trà là đầu câu chuyện”. Khi khách đến chơi nhà, chúng ta mời nhau chén trà. Trong nhà thiền cũng thế, các Thiền sư bàn đạo cũng mời nhau chén trà khi gặp mặt.Ở Trung Quốc nổi tiếng về câu chuyện trà Triệu Châu. Chuyện kể rằng, ai đến với Ngài Thiền sư Triệu Châu, Ngài cũng mời uống trà. Từ đó, tên gọi “trà Triệu Châu” dần được hình thành.
Vậy thì từ bao giờ trong nhà Thiền, các bậc Thiền sư, các Sư Thầy có nếp sống uống trà? Về vấn đề này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cho hay: “Vì các Thầy tu thiền và người tu cần phải tỉnh táo. Đại chúng ngồi thiền một lúc là gục thì không thiền được. Gọi là hôn trầm thụy miên thì không thể ngồi thiền được. Cho nên phải tỉnh táo. Từ đó là trong nhà thiền thì thường có thói quen uống trà”.
Khóa tu thiền trà ‘Về để lắng nghe’ chùa Hòa Phúc
Dần dần, theo thời gian uống trà trở thành như Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Và ẩm thủy trà (uống nước trà) thành nghệ thuật khi du nhập vào Phật giáo, nhất là trong Phật giáo Nhật Bản, trà được đẩy lên thành trà đạo. Và trà đạo trở nên phổ biến ở các nước có Phật giáo”.
Ý nghĩa của thiền trà trong đạo Phật
Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Thiền là nghệ thuật đưa tâm trở lại với chính mình, các Thiền sư mượn chén trà để đưa tâm trở lại với chính mình. Tâm chúng ta hàng ngày sôi động quên đi giây phút thực tại thì chính nhờ những giây phút lắng đọng này, chúng ta được trở về với thực tại và thực tại thì bao giờ cũng rất đẹp, rất an lạc và rất nhiệm màu”.
Sau những thăng trầm, xao động của cuộc sống, buổi thiền trà chính là giây phút để con người mượn chén trà đưa tâm trở lại với chính mình. Trong giây phút này, con người hoàn toàn sống trong hiện tại, hưởng trọn vẹn cảm giác thoải mái, an lạc và hạnh phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm