Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/02/2020, 08:34 AM

Thiền trà

Thiền trà là thiền tập trong khi uống trà. Có khi ta để ra hai giờ đồng hồ để chỉ uống một chén trà và ăn một cái bánh nhỏ.Thiền trà được tổ chức tại chùa, nhưng có thể được tổ chức trong nhà với sự tham dự của những người khách quý của gia đình.

 > Góc nhìn Phật tử

Thiền trà là thiền tập trong khi uống trà. Có khi ta để ra hai giờ đồng hồ để chỉ uống một chén trà và ăn một cái bánh nhỏ.

Thiền trà được tổ chức tại chùa, nhưng có thể được tổ chức trong nhà với sự tham dự của những người khách quý của gia đình. Để cho buổi thiền trà được thành công, số người tham dự không nên vượt quá con số mười sáu.

Thiền trà cũng đem lại sự nhiếp tâm và an lạc cho chúng ta như thiền hành và thiền tọa.

Thiền trà cũng đem lại sự nhiếp tâm và an lạc cho chúng ta như thiền hành và thiền tọa.

Bài liên quan

Trong khi dự thiền trà, ta thấy thoải mái, an lạc và hạnh phúc. Ta hoàn toàn sống trong giờ phút hiện tại giữa sự có mặt của những người thân. Những người đầu tiên biết sử dụng lá chè tàu (Camelia Sinensis) là các vị thiền sư. Họ nhận thấy nấu trà này mà uống thì trong người tỉnh táo và ngồi thiền không buồn ngủ. Dần dần, chỉ lá non của cây chè tàu được sử dụng và ướp thành trà. Thiền và trà đã có duyên với nhau trong lịch sử cả một ngàn mấy trăm năm. Tại thiền viện nào thiền sinh cũng được uống trà. Chú tiểu nào cũng biết pha trà.

Pha trà cho đại chúng đã trở nên một nghi lễ, bởi vì người pha trà phải thực tập chánh niệm trong khi pha trà. Trà lễ ở Nhật cũng bắt nguồn từ thiền. Nghệ thuật pha trà trong một trà lễ Nhật đã đi tới chỗ rất tinh vi, nhưng tiếc thay, kỹ thuật pha trà thì còn mà nội dung thiền trà đã mất. Người pha trà không còn theo dõi hơi thở và tập ý thức về mỗi cử chỉ của mình theo phương pháp quán niệm xưa.

Khi dự thiền trà, ta thấy thoải mái, an lạc và hạnh phúc.

Khi dự thiền trà, ta thấy thoải mái, an lạc và hạnh phúc.

Thiền trà của chúng ta đơn giản hơn nhiều trong hình thức nhưng rất chú trọng tới nội dung thiền tập. Chủ toại buổi thiền trà là vị trà chủ phụ trách pha trà là người trà giả và tất cả những người tham dự khác đều được gọi là trà khách.

Bài liên quan

Trà chủ và trà giả phải biết số trà khách nhất định để chuẩn bị đủ nệm ngồi và gối ngồi. Trong một buổi thiền trà, khay trà sẽ được chuyền tay từ người ngày sang người khác, cho nên không thể có một chỗ trống không có người ngồi. Mọi người ngồi thành một vòng tròn, và vị trà chủ ngồi ngay trước bàn thờ thiền tổ, quay lưng lại với bàn thờ này.

Trà chủ có phận sự chủ tọa và hướng dẫn buổi thiền trà. Trà giả là người pha trà. Vị này rất quan trọng trong thiền trà. Tất cả mọi động tác của vị này đều khoan thai, cẩn trọng, đẹp đẽ và đi đôi với chánh niệm. Trà giả theo dõi hơi thở và ý thức về mọi động tác của mình trong khi pha trà. Từng cử chỉ của vị này có thể được đại chúng theo dõi, và vì vậy sự thanh tịnh của người pha trà rất có liên hệ tới sự thanh tịnh của đại chúng. Ta chỉ có thể đảm nhiệm vài trò của một trà giả khi ta đã tham dự thiền trà nhiều lần và quan sát cũng như thực tập cách pha trà.

Từ đầu đến buổi thiền trà, người pha trà không hề đứng dậy. Tất cả mọi dụng cụ pha trà đều nằm trong tầm tay, phía trước, phía sau và hai bên. Trà giả thường ngồi cách vị trà chủ chừng ba người về phía tay phải. Trong trường hợp người tham dự khá đông thì vị này có thể mời một người phụ tá cho mình. Vị phụ tá là vị trà khách, ngồi ngay bên tay phải của mình.

Từ đầu đến buổi thiền trà, người pha trà không hề đứng dậy. Tất cả mọi dụng cụ pha trà đều nằm trong tầm tay, phía trước, phía sau và hai bên. Trà giả thường ngồi cách vị trà chủ chừng ba người về phía tay phải.

Từ đầu đến buổi thiền trà, người pha trà không hề đứng dậy. Tất cả mọi dụng cụ pha trà đều nằm trong tầm tay, phía trước, phía sau và hai bên. Trà giả thường ngồi cách vị trà chủ chừng ba người về phía tay phải.

Bài liên quan

Nếu tất cả có mười sáu người tham dự thiền trà thì trà giả phải chuẩn bị mười bảy chén trà và mười bảy chiếc bánh nhỏ, bởi vì một chén trà và một chiếc bánh sẽ được dâng lên bàn thiền tổ. Thiền tổ có thể là Bụt hay là vị thiền sư khai sáng thiền viện. Trên bàn thiền tổ có hình tượng của thiền tổ, một bình hoa và một lư hương nhỏ để cắm hương.

Trà và bánh dâng thiền tổ sẽ được đặt trên một chiếc khăn nhỏ, bằng giấy hoặc bằng vải. Bánh để thết đãi trà khách cũng được đặt trên một chiếc khăn như thế.

Đến giờ thiền trà, ba tiếng chuông được thỉnh lên và cánh cửa trà xá được mở rộng. Vị trà chủ và người pha trà (trà giả) đứng chắp tay hai bên cửa để đón mời trà khách. Trà khách tiến vào trà xá mỗi lần một người. Mỗi vị trà khách, sau khi chắp tay chào hai vị trà chủ và trà giả, tiến tới và nghiêng mình xá trước bàn thờ thiền tổ. Mọi người chia nhau đứng chắp tay thành nhiều hàng trước bàn thờ. Hàng đầu để trống vì đó là chỗ đứng của vị trà chủ. Sau khi mọi người đã vào hết trong trà xá, vị trà giả khép cánh cửa lại và tiến lên, cẩn trọng thắp nến, đốt một cây hương và từ từ đem đến cho vị trà chủ. Vị này chắp tay cúi đầu nhận lấy cây hương, nâng hương lên quán tưởng, trong khi vị trà giả đến ngồi trước chuông gia trì. Sau một tiếng chuông thức, vị tà chủ đọc bài kệ dâng hương:

Hương đốt, khói trầm xông ngát

Kết thành một đóa tường vân

Đệ tử đem lòng thành kính

Cúng dường Chư Phật mười phương

Giới luật chuyên trì nghiêm mật

Công phu thiền định tinh cần

Tuệ giác hiện dần quả báu

Dâng thành một nén tâm hương

Nam mô hương cúng dường Bồ Tát.

Thiền trà cũng có thể được tổ chức để mừng một người mới thọ giới hay để mừng bất cứ một cơ hội vui nào khác.

Thiền trà cũng có thể được tổ chức để mừng một người mới thọ giới hay để mừng bất cứ một cơ hội vui nào khác.

Một tiếng chuông điểm. Trà chủ cắm hương vào bình và chắp tay lại xuống trước bàn thiền tổ theo tiếng chuông kế tiếp. Đại chúng cùng lạy xuống một lượt với vị trà chủ, ba lần. Lạy xong lạy thứ ba, trà chủ quay mình lại hướng về đại chúng, chắp tay và nói: “Xin kính chào đại chúng” và lạy xuống một lạy. Đại chúng cũng đồng thời lạy xuống để đáp lễ, theo nhịp chuông. Vị trà chủ làm lễ đại chúng với tất cả sự cung kính, không khác gì cung kính thiền tổ, và đại chúng cũng đáp lại với thái độ cung kính ấy.

“Xin mời đại chúng an tọa”, vị trà chủ đưa tay mời. Một người đến ngồi xuống trên gối của mình trong khi theo dõi hơi thở và thầm niệm bài kệ ngồi xuống.

Ngồi đây ngồi cội bồ đề,

Vững thân chánh niệm không hề lãng xao.

Bài liên quan

Điều quan yếu nhất là bạn ngồi cho thật thoải mái. Nếu mỗi giây phút của buổi thiền trà đều là một giây phút thoải mái thì thiền trà thành công. Ngồi xuống, bạn điều chỉnh thế ngồi, hơi thở và an trú trong tịnh lạc, không cần lo phải đối phó với ai cả, không cần chờ đợi gì, kể cả chén trà của bạn. Bạn sẽ nhận thấy mọi người cũng đang ngồi yên trong tịnh lạc, kể cả vị trà chủ và người pha trà. Sau khi điều chỉnh thế ngồi, hơi thở, và an trú trong tịnh lạc, vị trà giả bắt đầu pha trà. Đây là chén trà đầu tiên, pha cho thiền tổ. Vị này pha trà rất thong thả. Chén trà pha xong, trà giả nâng khay trà lên ngang mày. Trên khay trà có chén trà và một chiếc bánh con. Lúc bấy giờ, bạn thấy một người trong số trà khách từ từ đứng dậy. Vị này thường thường là một thiếu nhi, hoặc là một người trà khách trẻ. Thiếu nhi cũng được mời tham dự vào các buổi thiền trà, và các em mặc áo thật đẹp. Thiếu nhi ngồi xen với người lớn, và một em đã được chỉ định trước để mang khay trà dâng thiền tổ.

Đến giờ thiền trà, ba tiếng chuông được thỉnh lên và cánh cửa trà xá được mở rộng. Vị trà chủ và người pha trà (trà giả) đứng chắp tay hai bên cửa để đón mời trà khách.

Đến giờ thiền trà, ba tiếng chuông được thỉnh lên và cánh cửa trà xá được mở rộng. Vị trà chủ và người pha trà (trà giả) đứng chắp tay hai bên cửa để đón mời trà khách.

Thiếu nhi này đứng dậy một cách khoan thai, chắp tay và đi từng bước chậm rãi trong quán niệm hướng về phía người trà giả. Tới nơi vị này chắp tay xá người trà giả, nhận lấy khay trà và quay lại, tiến tới phía vị trà chủ cũng bằng những bước chân trang nghiêm và thoải mái. Khi thấy thiếu nhi đã tới đứng trước mặt mình, vị trà chủ đứng dậy, chắp tay, nhận lấy khay trà, quay lại dâng trà lên bàn thiền tổ. Lúc này tất cả đại chúng chắp tay trước bàn thiền tổ. Trà đã dâng lên, mọi người buông tay xuống; vị trà chủ quay lại trao chiếc khay trống cho vị thiếu nhi. Thiếu nhi chắp tay, nhận lấy chiếc khay, đi về phía người trà giả. Vị trà giả chắp tay nhận lấy chiếc khay. Thiếu nhi nghiêng mình, quay lại và bước từng bước chậm rãi về chỗ ngồi của mình. Vị trà chủ đợi cho thiếu nhi về tới chỗ ngồi. Hai người cùng ngồi xuống một lượt tọa cụ.

Bài liên quan

Vai trò dâng trà của vị thiếu nhi rất quan trọng, bởi vì trong suốt thời gian đó mọi người đều theo dõi mỗi bước chân của em để duy trì chánh niệm. Vì vậy thiếu nhi cần được luyện tập trước, về hình thức cũng như về nội dung quán niệm.

Bây giờ trà giả mới chuyền khay bánh đi. Vị này nâng khay bánh lên ngang mày, theo chánh niệm, rồi chuyền khay sang cho người trà khách bên trái. Vị trà khách này chắp tay búp sen nhận lấy một phần cho mình, rồi nhận lấy khay bánh và chuyền khay mời trở lại người trà giả. Đợi trà giả nhận bánh xong, vị này chuyền khay mời vị trà khách bên trái. Như vậy, khay bánh tiếp tục đi về hướng kim đồng hồ.

Điều quan yếu nhất là bạn ngồi cho thật thoải mái. Nếu mỗi giây phút của buổi thiền trà đều là một giây phút thoải mái thì thiền trà thành công.

Điều quan yếu nhất là bạn ngồi cho thật thoải mái. Nếu mỗi giây phút của buổi thiền trà đều là một giây phút thoải mái thì thiền trà thành công.

Đợi cho khay bánh được chuyền tới người thứ ba, trà giả mới khởi sự pha trà. Vị này có nhiều chiếc khay. Trên mỗi chiếc khay, vị này đặt nhiều nhất là sáu chén trà. Nếu nhiều hơn thì sợ khay trà nặng. Trước khi chuyền khay trà sang người trà khách bên trái, vị trà giả cũng nâng khay trà lên ngang mày để quán niệm. Khay trà chuyền đi rồi, vị trà giả mới pha đến khay trà kế tiếp.

Khay trà trống được thong thả chuyền về đường cũ một cách thong thả và trong lễ nghi. Nếu bạn thấy hai cái khay đến với bạn một lượt, khay trống đến từ bên trái và khay trà có trà đến từ bên phải thì ban hãy nhận chiếc khay trống trước. Bạn đặt nó xuống sàn, trước mặt bạn, trước khi nhận chiếc khay có trà.

Khi mọi người đã có trà và bánh, và các chiếc khay trống đã được chuyển về trà giả, vị trà chủ chắp hai tay lại thành búp sen: đó là vị ấy mời bạn dùng trà. Vị ấy cũng có thể nói lên thành tiếng: xin kính mời đại chúng dùng trà. Tất cả chúng ta đều chắp tay lại đáp lễ rồi đưa tay nâng chén trà lên. Bạn nhớ đưa cả hai tay vì đây là uống trà trong lễ nghi. Với tất cả ý thức bạn nâng chén trà lên và thầm đọc bài kệ uống trà:

Chén trà trong hai tay

Chánh niệm nâng tròn đầy

Thân và tâm an trú

Bây giờ và ở đây.

 

Trong buổi thiền trà, bạn có thể sử dụng bài kệ điều hòa hơi thở để duy trì chánh niệm và sự an lạc.

Trong buổi thiền trà, bạn có thể sử dụng bài kệ điều hòa hơi thở để duy trì chánh niệm và sự an lạc.

Giây phút này, thân và tâm bạn đều có mặt một cách rõ ràng trong buổi thiền trà. Bạn thấy được bạn đang ngồi đây, cùng với các bạn khác, hai tay nâng chén trà, lòng không bị vướng mắc vào quá khứ, vào vị lai và vào những lo toan và ưu tư hàng ngày. Chánh niệm được nâng lên tròn và đầy như chén trà trong hai tay bạn. Rồi bạn nâng chén trà lên uống.

Bài liên quan

Trong một quán cà phê, chén trà hay chén cà phê thường bị chìm trong âm thanh và tư lượng. Người uống trà hay uống cà phê chỉ có năm bảy phút. Người ấy có thể đang trò chuyện với kẻ khác, hoặc đang nhìn khói thuốc để thả hồn về quá khứ, hoặc đang tính trăm công nghìn chuyện tương lai. Chén trà không có địa vị quan trọng trong lúc ấy. Tại một buổi thiền trà, chén trà không còn là một bóng ma nữa. Chén trà được đưa lên vị trí cao nhất của nó: trà được tiếp xử như một thực tại quý báu, được hiển lộ trong ý thức sáng tỏ của người uống trà. Nếu trà được đưa lên địa vị cao nhất của nó thì người uống trà cũng được đưa lên địa vị cao nhất của mình; đó là địa vị thức tỉnh, đó là Phật vị. Chén trà, cũng như tiếng chuông, đưa Bụt về ngự trong mỗi chúng ta.

Thiền trà nên được tổ chức một hay nhiều lần trong các khóa tu học.

Thiền trà nên được tổ chức một hay nhiều lần trong các khóa tu học.

Từ khi bước vào trà xá, bạn đã biết giữ chánh niệm, theo dõi hơi thở, và duy trì tịnh lạc. Mấy mươi phút đã trôi qua. Bạn có thảnh thơi và an lạc không? Nếu có thì đó là bạn đã biết dự thiền trà. Bạn hãy tự nhiên, đừng gò bó, đừng cố gắng, đừng chờ đợi, đừng đối phó. Càng tự nhiên bao nhiêu bạn càng có nhiều tịnh lạc bấy nhiều. Bây giờ bạn cứ thong thả thưởng thức chén trà nóng và chiếc bánh con của bạn. Nếu muốn có thêm chén trà thứ hai, bạn hãy chắp tay lại thành búp sen. Vị trà giả, vốn là người có “ý tứ” sẽ trông thấy, và sẽ chuyền một chiếc khay trống tới. Khi chiếc khay tới, bạn dùng hai tay đặt chén trà không của bạn vào giữa lòng bàn tay rồi chắp hai tay lại. Chiếc khay sẽ đi trở về vị trà giả và sau đó một vài phút, chén trà của bạn sẽ trở về lần này đầy trà nóng.

Trong buổi thiền trà, bạn có thể sử dụng bài kệ điều hòa hơi thở để duy trì chánh niệm và sự an lạc:

Thở vào tâm tĩnh lặng

Thở ra miệng mỉm cười

An trú trong hiện tại

Giờ phút đẹp tuyệt vời

Một buổi thiền trà gồm có hai phần: phần đầu diễn ra trong im lặng. Khi vị trà chủ nhận thấy phần thực tập im lặng đã vừa đủ, vị này lên tiếng. Đại chúng được mời phát biểu cảm nghĩ của mình có thể bằng một câu chuyện, một bài thơ, một bài hát tất nhiên đều có thiền vị. Đến dự một buổi thiền trà, bạn có thể đem theo ống sáo của bạn, hoặc chiếc đàn nguyệt của bạn, hoặc một bài thơ đạo vị mà bạn ưa ngâm nga. Trà chủ có thể thỉnh bạn ngâm một bài thơ, chơi một khúc sáo, hay kể một câu chuyện. Mọi người lắng nghe bạn trong chánh niệm và chính bạn cũng phát biểu trong chánh niệm. Vì vậy bạn phát biểu một cách từ tốn và ý nhị. Phần thứ hai này tuy có tiếng nói nhưng lại khó hơn phần im lặng. Nhưng tham dự thiền trà năm bảy lần, bạn sẽ quen với sự thực tập chánh niệm ngay trong khi nói và nghe.

Vị trà giả có thể thay mặt trà chủ để mở lời trước tiên bằng cách nhắc đại chúng về cách thức chắp tay để có một chén trà mới.

Một buổi thiền trà gồm có hai phần: phần đầu diễn ra trong im lặng. Khi vị trà chủ nhận thấy phần thực tập im lặng đã vừa đủ, vị này lên tiếng. Đại chúng được mời phát biểu cảm nghĩ của mình có thể bằng một câu chuyện, một bài thơ, một bài hát tất nhiên đều có thiền vị.

Một buổi thiền trà gồm có hai phần: phần đầu diễn ra trong im lặng. Khi vị trà chủ nhận thấy phần thực tập im lặng đã vừa đủ, vị này lên tiếng. Đại chúng được mời phát biểu cảm nghĩ của mình có thể bằng một câu chuyện, một bài thơ, một bài hát tất nhiên đều có thiền vị.

Trong một buổi thiền trà có thiếu nhi tham dự, ta phải chú ý đặc biệt, tới các em. Ta có thể mời các em phụ tá cho người pha trà, lên đèn trên bàn thiền tổ, thỉnh chuông cho đại chúng làm lễ. Nhất là ta phải nhớ mời các em phát biểu. Các em có thể hát hoặc thổi sáo, hoặc đàn, hoặc kể một câu chuyện hay ra một thái độ.

Khi thấy buổi thiền trà sắp kết thúc, vị trà giả chuyền những khay trống đi để thu thập lại chén trà và khăn bánh. Vị trà chủ kết thúc buổi thiền trà, cám ơn đại chúng và thỉnh một tiếng khánh. Mọi người chắp tay và xả tọa. Xả tọa tức là nhè nhẹ tháo chân ra, rồi xoa bóp cho máu huyết lưu thông. Một tiếng khánh vọng lên, mọi người đứng dậy. Sau gối ngồi của mình họ chắp tay hướng về bàn thiền tổ nghiêng mình làm lễ theo hiệu lệnh của tiếng khánh. Các vị trà chủ và trà giả ra đứng tiễn trà khách ở bên cửa vào trà xá. Mọi người nối nhau ra khỏi trà xá thong thả và trang nghiêm như khi vào.

Thiền trà nên được tổ chức một hay nhiều lần trong các khóa tu học. Thiền trà cũng có thể được tổ chức để mừng một người mới thọ giới hay để mừng bất cứ một cơ hội vui nào khác. Thiền trà cũng đem lại sự nhiếp tâm và an lạc cho chúng ta như thiền hành và thiền tọa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm