Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới ngày 14/5
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 84.710 trường hợp mắc COVID-19 và 5.101 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên 4.422.147 người. Đại dịch tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới, song nhiều nước lại đối mặt với nguy cơ đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai.
Người Việt ở Nhật nương nhờ cửa chùa giữa Covid-19
Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam
Tính đến 6 giờ ngày 14/5, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, đã "chạm mốc" 28 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam đang kiểm soát dịch rất tốt.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 13.719 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 324; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.254; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 6.141 trường hợp.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 6 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2 là 11 ca.
Đúng 0 giờ ngày 14/5/2020, khu vực cách ly thôn Đông Cứu (Thường Tín, Hà Nội), khu vực bị cách ly cuối cùng của thành phố Hà Nội chính thức được gỡ phong tỏa. Tất cả người dân phấn khởi vì cuộc sống được trở lại cuộc sống bình thường.
Như vậy hiện tại, Hà Nội đã hết ổ dịch COVID-19.
Đại lễ Phật Đản trực tuyến và lời nhắn nhủ đến Phật tử trong đại dịch COVID-19
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 4.422.147 ca, trong đó có 297.552 người thiệt mạng.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 13/5, Bộ Y tế Lesotho thông báo nước này đã ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên, qua đó trở thành quốc gia cuối cùng ở châu Phi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nguy hiểm này.
Các nước cũng ghi nhận 1.654.819 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm xuống còn 45.932 và 2.469.776 ca đang điều trị tích cực. Xu thế dịch "hạ nhiệt" tiếp tục diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, xét cả về số ca tử vong và dương tính mới với virus SARS-CoV-2, trừ Mỹ, Brazil và Anh.
Tuy nhiên, bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan và nguy cơ về một đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai, khi các chỉ số về số ca mắc bệnh và tử vong lại tăng cao trở lại ở một vài quốc gia, như Anh hay Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch hồi tháng 12/2019.
Trong 1 ngày qua, thế giới có 4 nước ghi nhận số ca tử vong ở mức trên 300 ca là Mỹ, Brazil, Anh và Mexico. Mỹ, Nga và Brazil là ba quốc gia có số người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới 1 ngày qua.
Tỷ phú George Soros chi 130 triệu USD chống dịch Covid-19
châu Mỹ tiếp tục là điểm dịch có nhiều người mắc COVID-19 nhất, với tổng cộng trên 1.917.620 ca và 114.000 người thiệt mạng; châu Âu có tổng cộng trên 1.696.200 ca mắc bệnh, song đứng đầu thế giới về số ca tử vong với trên 157.300 ca; Mỹ Latinh chứng kiến tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng xấu đi.
Châu Á dù là nơi bùng phát đại dịch (tại Trung Quốc) nhưng tới nay chỉ có 720.802 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và trên 23.200 trường hợp tử vong.
Châu Phi tới ngày 14/5 ghi nhận trên 73.400 ca mắc COVID-19 và 2.491 người thiệt mạng vì dịch bệnh này. Trong khi đó, châu Đại dương là khu vực chịu ảnh hưởng nhẹ nhất, khi mới chỉ có tổng cộng 8.581 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 119 ca tử vong.
Trong vòng 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 19.103 ca nhiễm virus SARS-CoV2 và 1.616 ca tử vong, qua đó nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 và tử vong tới thời điểm này lên lần lượt 1.427.739 và 85.041 ca.
Tại Pháp, tính đến 6 giờ sáng 14/5 theo giờ Việt Nam, số ca tử vong do dịch COVID-19 là 27.074 người (tăng 83 ca trong 24 giờ). Hiện Pháp có 21.071 bệnh nhân đang nằm viện (giảm 524 ca so với hôm trước), trong đó 2.428 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 114 ca). Bên cạnh đó, 58.673 người đã khỏi bệnh và ra viện.
Công ty TNHH SX&TM đồ thờ Lý Giang ủng hộ chống dịch bệnh COVID-19
Tại Italy, số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố cho thấy, trong ngày 13/5, quốc gia Nam Âu này ghi nhận 888 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 222.104 trường hợp.
Trong khi đó, số ca tử vong đã tăng lên 31.106 trường hợp (tăng 195 ca). Có 3.502 ca hồi phục trong ngày, nâng tổng số ca hồi phục lên 112.541 ca. Số ca phải điều trị tích cực tiếp tục giảm xuống mức 893 ca (giảm 59 ca).
Tại Nga, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cho biết tính đến hết ngày 13/5, nước này ghi nhận thêm 10.028 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 tại 83 chủ thể liên bang, đưa tổng sống người mắc lên 242.271 trường hợp.
Trong số bệnh nhân nhiễm mới, có 44,5% không có biểu hiện lâm sàng. Trong vòng 24 giờ qua đã có 4.491 người khỏi bệnh, đưa tổng số người hồi phục lên 48.003 trường hợp, và 96 ca tử vong, đưa tổng số người thiệt mạng vì dịch bệnh lên 2.212.
Tại châu Á, Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ bùng phát đợt dịch COVID-19 thứ hai. Ngày 13/5, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) thông báo 2 ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng sau 3 tuần không ghi nhận ca mắc mới.
Trong vòng 24 giờ tính tới sáng 14/5, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận 26 ca nhiễm trong bối cảnh giới chức nước này đang nỗ lực dập ổ dịch mới phát hiện liên quan tới các quán bar và câu lạc bộ ở Seoul. Đây cũng ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới nhiều hơn số ca hồi phục và vẫn ở mức hai con số, làm gia tăng những lo ngại về khả năng làn sóng lây nhiễm thứ hai xuất hiện tại quốc gia này.
Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng khắc phục dịch Covid-19: Mưa rào trong hạn nặng
Tới sáng 14/5, Đông Nam Á ghi nhận tổng cộng trên 62.790 ca mắc bệnh COVID-19 và gần 2.000 người tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực có ba nước Indonesia, Philippines và Malaysia ghi nhận ca tử vong vì đại dịch.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 13/5, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 62.793 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, tăng 1.675 ca so với 1 ngày trước.
Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của 1.989 người dân ở khu vực này, tăng 44 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 19.093 trường hợp.
Trong vòng 24 giờ qua, Indonesia là quốc gia có số ca mắc bệnh COVID-19 cao nhất khu vực với 689 ca; Philippines và Indonesia cùng ghi nhận số ca tử vong trong ngày là 21 trường hợp.
> Xem thêm video Tự tại trước khen chê:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm