Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/07/2022, 09:37 AM

Tinh thần báo ân của Phật giáo và Ngày Thương Binh Liệt Sỹ

Tri ân, báo ân là giáo lý nhân bản của Phật giáo, đồng thời là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tri ân, báo ân là giáo lý nhân bản của Phật giáo, đồng thời là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngày 27 tháng 7 dương lịch hằng năm được Nhà nước ta chọn làm Ngày Thương Binh Liệt Sỹ nhằm tri ân công lao của những người thương binh, liệt sỹ trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc. Là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người đã có công với cách mạng.

Hàng năm cứ mỗi dịp 27/7, Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều tổ chức đại lễ cầu siêu anh linh Anh hùng liệt sỹ để tưởng niệm tri ân công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì nền độc lập của dân tộc, vì sự nghiệp thống nhất đất nước, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân.

Tri ân, báo ân là giáo lý nhân bản của Phật giáo, đồng thời là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tri ân, báo ân là giáo lý nhân bản của Phật giáo, đồng thời là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Báo hiếu tứ trọng ân

Ân Quốc gia xã hội là một trong tứ trọng ân theo quan niệm của Phật giáo bên cạnh những ân như cha mẹ, ân thầy tổ, ân Tam bảo, trong đó có ân của các anh hùng liệt sỹ đã nằm xuống để đất Việt Nam được tồn tại và thống nhất đến ngày hôm nay. Chúng ta sống trong một đất nước, sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc, không bị chiến tranh là nhờ quốc gia và xã hội góp phần duy trì và gìn giữ.

Người Phật tử Việt Nam đang thực hành giáo lý Tứ Ân trong đời sống hôm nay vâng theo lời Phật dạy đến đáp ơn trọng quốc gia, tích cực hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa các anh hùng liệt sỹ thương binh, các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng và người có công với Cách mạng qua hình thức đóng góp vào các quỹ do Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp vận động. Việc đóng góp này vừa là bổn phận vừa là thể hiện nếp sống “tốt đạo đẹp đời” theo lời Phật dạy.

Tuy nhiên, càng suy ngẫm sâu xa chúng ta sẽ thấy rằng dù đóng góp bao nhiêu tiền của cũng không bao giờ đủ để đền đáp công ơn những người anh hùng vị quốc vong thân, hoặc những người thương binh đã hy sinh một phần thân thể trong 3 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm đã qua.

Để tạm gọi là báo ân cho những thương binh liệt sỹ, thiết nghĩ không gì hơn là mỗi người dân chúng ta hãy sống theo tấm gương cao cả của các vị ấy, tiếp nối sự nghiệp giữ nước và dựng nước mà các vị ấy còn dang dở, nỗ lực xây dựng Tổ Quốc Việt Nam Chủ nghĩa Xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh để sánh vai với các dân tộc tiến bộ trên năm châu bốn biển.

Đó là cách trả ơn mang ý nghĩa thiết thực nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm