Tinh thần Bồ Tát đạo theo quan điểm Đại thừa Phật giáo
Bồ Tát là những vị mang hạnh nguyện cao cả, tình nguyện dấn thân vào hồng trần để cứu độ chúng sanh, để bổ túc cho pháp tu và công hạnh của mình.
> Làm thế nào để thực hành Bồ Tát đạo?
Trong kinh Lăng-nghiêm, Tôn giả A-nan đã tuyên thệ trước đức Phật rằng: “Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập. Như nhất chúng sanh vị thành Phật. Chung bất ư thử thủ Nê-hoàn”. Nghĩa là: “Đời ngũ trược con xin vào trước. Nếu một chúng sanh chưa thành Phật. Con ở nơi đây chẳng Niết-bàn”.
Đó là tinh thần Đại thừa Bồ Tát. Dù biết Ta-bà ngũ trược ác thế, nhưng với tinh thần bi mẫn, những vị này mang hạnh nguyệnBồ Tát lăn xả vào đời, vừa tu tập vừa độ sanh. Vậy quá trình tu đạo và tinh thần nhập thế của Bồ Tát, theo quan điểm Đại thừa Phật giáo như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Lý tưởng Bồ Tát đạo và con đường phát Bồ đề tâm ăn chay
Bồ Tát theo Đại thừa, là những vị mang hạnh nguyện cao cả, tình nguyện dấn thân vào hồng trần để cứu độ chúng sanh, để bổ túc cho pháp tu và công hạnh của mình. Lấy chúng sanh hữu tình làm bạn lữ, trợ duyên cho Bồ Tát hoàn thành Phật quả. Bởi vậy, trong Pháp Bảo Đàn Kinh có câu: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Nghĩa là: “Phật pháp tại thế gian, không lìa thế gian mà tìm giác ngộ”. Vì “lìa thế gian mà tìm giác ngộ cũng như tìm lông rùa sừng thỏ”, không thể nào có được.
Bồ Tát theo tiếng Phạn là Bohdisattva, Trung Hoa dịch âm là Bồ Tát Tát-đỏa, nghĩa là “hữu tình giác”, “giác hữu tình”. Nghĩa là một chúng sanh hữu tình trong quá trình tu tập đã đạt được sự giác ngộ, sau đó đem những điều giác ngộ ấy để giáo hóa, chỉ dạy cho những chúng sanh khác để họ cũng được giác ngộ như mình. Ở đây, dựa vào tinh thần nhập thế để tự giác, giác tha, tự độ, độ tha. Còn quá trình tu đạo và tinh thần nhập thế của Bồ Tát như thế nào?
Trước tiên, Bồ Tát phải có đại nguyện và đại hạnh. Ví như Bồ Tát Địa Tạng lập thệ: “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề”. Và thường các vị ấy phát Tứ hoằng thệ nguyện:
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.
Chúng sanh thì vô lượng vô biên không thể kể xiết, Bồ Tát thệ nguyện độ hết không bỏ sót một ai. Vừa độ hữu tình chúng sanh bên ngoài, vừa độ chúng sanh bên trong (tham, sân, si...), làm cho tất cả đều vào cảnh Niết bàn tịch tịnh. Nếu chưa được như vậy, Bồ Tát vẫn còn mãi độ sanh chưa thể dừng nghỉ. Và phiền não chúng sanh cũng vô tận, thế nên Bồ Tát nguyện đoạn diệt hết phiền não trong tâm chúng sanh và loại bỏ phiền não của chính mình, để tiến gần với Phật quả và xa rời phàm phu nghiệp chướng. Vì chúng sanh vô biên, còn phiền não vô tận nên Bồ Tát phải học vô lượng pháp môn cho phù hợp với căn cơ chúng sanh, để dễ dàng hóa độ họ.
Cuối cùng, để đạt đến cứu cánh viên mãn là Phật quả, Bồ Tát phải phát nguyện “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Trong quá trình tu tập và nhập thế độ sanh, Bồ Tát thường thực hành nhiều đại hạnh. Trước tiên là Lục độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tất cả những thứ ấy nhằm bổ túc Ba-la-mật cho mình, vừa để độ sanh; vừa hoàn thiện sự tu tập và vừa giúp chúng sanh ra ngoài vòng đau khổ, lên bỉ ngạn an vui. Với lòng từ rộng lớn, không nỡ để chúng sanh chìm đắm trong biển sanh tử, nên Bồ Tát đi vào cuộc đời để hóa độ và tu hành.
Ngoài ra, Bồ Tát cần có Tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), làm lợi ích cho chúng sanh và giáo hóa họ. Dùng tài vật, lời nói, việc làm để cảm hóa họ và đưa họ về chánh đạo, hoặc cùng làm việc với họ và hóa độ họ. Vì công việc độ sanh mà Bồ Tát không từ lao nhọc. Và chúng sanh căn cơ khác nhau nên Bồ Tát cần biết thêm Ngũ minh để hoàn thiện việc độ sanh (nội minh, nhân minh, thanh minh, y phương minh, công xảo minh). Ngoài việc nắm vững giáo lý Phật pháp, Bồ Tát còn biết nhiều thứ khác để giúp cho việc độ sanh được dễ dàng. Ví dụ như y phương minh là y học, thuốc chữa bệnh, Bồ Tát cũng phải biết để qua đó chữa lành bệnh cho chúng sanh, cảm hóa họ và đưa họ về với đạo. Bồ Tát sống với thế gian mà không bị nhiễm ô bởi thế gian, như hoa sen sống trong bùn. Bồ Tát tự độ, độ tha, đi vào cuộc sống nhưng không bị đắm nhiễm bởi ngũ dục lục trần. Hòa mà không tan, tùy duyên mà bất biến, bất biến nhưng tùy duyên.
“Là Phật tử quyết đi bỉ ngạn
Vai ném xong gánh nặng hồng trần
Dù cho vạn khổ thiên tân
Bước chân hành giả không ngừng lại đâu”.
Bồ Tát với Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả), phát nguyện đi vào cuộc đời để độ chúng sanh, dù gian lao khổ nhọc chẳng quản, miễn sao độ được người.
Điều này, mỗi hành giả tu Phật đều làm được. Tất cả chúng ta đều có thể trở thành Bồ Tát vào đời độ sanh. Theo đó, ta có thể dùng nhiều phương tiện đi vào cuộc sống, vừa tu tập và giúp bao chúng hữu tình quay về bờ giác. Vì chúng sanh khổ nên Bồ Tát tình nguyện dấn thân hóa độ, tận tụy, hy sinh lợi ích cá nhân để đem lại lợi ích tha nhân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm