Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/12/2020, 09:53 AM

Tỉnh thức sống hiện tiền (III)

Đạo phật xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tỉnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tỉnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau?

Theo thiền tông sống hiện tiền

Chánh niệm tỉnh giác hiện tiền của thiền sư Thích Nhất Hạnh: Ba nghiệp lắng thanh tịnh, Gửi lòng theo tiếng chuông, Nguyện người nghe tỉnh thức, Vượt thoát nẻo đau buồn. Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe. Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm, phương cách duy nhất để làm sống dậy đạo Bụt, là thực tập đạo tỉnh thức trong đời sống hằng ngày. Và ta bắt đầu là sống dậy tiếng chuông chùa, dù tiếng chuông chùa vẫn còn mỗi ngày vang vọng. Hãy tập nghe tiếng chuông như nghe tiếng gọi của Bụt.

Trong tư thế kiết già

Đóa hoa nhân phẩm nở

Hoa Ưu Đàm muôn thuở

Vẫn tỏa ngát hương thơm

Thở vào tâm tỉnh lặng

Thở ra miệng mỉm cười

An trú trong hiện tại

Giờ phút đẹp tuyệt vời.

Bí quyết của thiền tập là trở về với giây phút hiện tại và biết những gì xảy ra trong giây phút hiện tại, trước hết là trong thân tâm mình và sau nữa là trong hoàn cảnh mình. Mục đích của thiền hành là sự tỉnh thức và sự an lạc. Tỉnh thức và an lạc được liên tục. Vì vậy ta sử dụng tới hơi thở, bước chân, con số và nụ cười. Sự phối hợp của bốn yếu tố này tạo nên niệm lực và định lực. Niệm là sự tỉnh táo, sự không quên lãng, sự có mặt của ý thức và sự nhớ biết. Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ và ở đây.[4]

Đạo phật xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tỉnh thức và hiện tại.

Đạo phật xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tỉnh thức và hiện tại.

Thiền Công Án: Phát xuất từ thời kỳ thiền Lâm Tế và Tào Động ở Trung hoa truyền sang Nhật bản và Đại hàn Vietnam. Khán công án hay khán thoại đầu là lề lối thiền nầy. Khán là câu hỏi, thoại đầu hay công án là những nan đề được đặt ra để hỏi. Hỏi là nghi tình, nghi tình nầy bật lên với mục đích thay thế vào vọng niệm che lấp vọng niệm để cuối cùng vọng niệm biến mất chỉ còn lại nghi tình trong tâm thức. Niệm nghi tình nầy đòi hỏi là rất khó khăn giải thích được thì gọi là công án. Công án không phải là nan đề hỏi để trả lời thắc mắc của Phật pháp. Đó là câu hỏi phải không thể trả lời được. Thí dụ công án tiếng vỗ một bàn tay. Công án tôi là ai, niệm Phật là ai, bản lai diện mục là gì, MU (Nhật bản) hay Vô (Trung hoa) là gì. Tự tánh của tiếng chuông chùa là gì? Tất cả câu công án cần hỏi liên tục miên mật để thay thế vọng niệm. Nếu buông lơi ra thì vọng niệm bật lên, nên phải miên mật và nghi tình càng ngày càng tạo chủng tử đi vào Tàng thức càng lớn. Đến một lúc nào đó nghi tình không giải đáp được sẽ trở thành một năng lượng mạnh mẽ để được kích hoạt bởi một tác động vật lý nào đó mà bật ra ngộ đạo của Tánh giác như tiếng nước chảy, tiếng vở của một cái ly…

Mục đích thiền công án là áp dụng phép tu thiền của lục tổ Huệ Năng Vô niệm. Lục tổ Huệ Năng làm cuộc cách mạng thiền tông là Phật tánh hay Tánh giác của chúng ta đã có sẵn trong tâm thức. Vô minh che mờ nó đi nên vén vô minh là tánh giác hiện ra như mây tan đi thì trăng hiện tỏ sáng. Vì muốn vén vô minh thì cần phải Vô niệm là không phân biệt của ý thức thì niệm Chân như sẽ bật ra. Với lý do đó nên không cần có niệm ý thức, tức là không cần học kinh luận của Phật pháp. Càng học kinh luận là càng dày vô minh, do sự tư duy của ý thức. Pháp tu nầy gọi là bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật. Kiến tánh khác với Khán tâm của thiền tông ở chỗ kiến là tự nhiên không vận động ý thức để tìm kiếm tư duy suy luận. Còn Khán tâm là nổ lực nhìn vào tâm của mình để tư duy tìm kiếm suy luận Tánh giác. Một bên là nổ lực vận động một bên là thuận theo tự nhiên không nổ lực. Nhưng Lục tổ Huệ năng trong Pháp bảo đàn kinh cũng ghi nhận là cần có học kinh luận của Phật pháp để kiến tánh nhưng không chấp vào đó làm cứu cánh mà thôi. Và cuối cùng là Đốn ngộ tiệm tu ra đời là sự hoà hợp giữa lục tổ Huệ năng ở miền nam với Thần Tú miền bắc là Tiệm tu tức là tu từ từ theo giới định tuệ.Nam truyền và bắc truyền kết hợp thành một. Vô niệm còn được đề cao là nhìn vào chỗ niệm chưa sanh ra không biết là cái gì là cái nghi tình.

Khi đối diện với cái chết, con người mới tỉnh thức và thấy cần sống trong hiện tiền.

Khi đối diện với cái chết, con người mới tỉnh thức và thấy cần sống trong hiện tiền.

Thiền tịnh song tu ra đời theo HT Thích thanh Từ, kết hợp Thiền tông và tu Tịnh độ niệm Phật nhất tâm bất loạn. Thiền đi đến Định , niệm Phật đi đến Nhất tâm bất loạn cũng là Định nên đồng song tu. Tóm lại thiền tông là giải quyết vọng niệm. Thích Thanh Từ thì thấy vọng không theo. Thích nhất Hạnh thì giữ chánh niệm thì vọng niệm không khởi. Thiền công án thì ôm công án thì vọng không còn. Kế tiếp là Vô niệm là quán về lúc khởi đầu niệm chưa sanh ra.

Câu chuyện về sống hiện tiền: Một bà lão có cất một cái am nhỏ sau nhà nuôi một thiền sư trong nhiều năm. Để kiểm chứng ngộ, bà bảo cô cháu gái 16 tuổi mang cơm cho thiền sư cởi áo ra khỏa thân ôm thiền sư, ông này bèn bảo thân tôi nhu gổ mục mùa đông không còn cãm xúc. Bà lão nghe kể lại như vậy bèn nổi giận đuổi thiền sư ra khỏi am. Sau một vài năm thiền sư có đến thăm và lần này bà lão đề nghị nuôi tiếp thiền sư như xưa.  Rồi sau một thời gian bà lão lại cũng thử nghiệm thiền sư như cũ. Lần này cô cháu lớn xinh đẹp hơn xưa, khỏa thân ôm lấy thiền sư, người bấy giờ lại nói: tôi biết cô biết trời biết đất biết không cho bà lão ấy biết. Bà lão nghe được vậy rất vui mừng đến chúc mừng thiền sư đã ngộ được đạo. Khi trước thiền sư bảo thân cây gổ mục là xúc không đưa đến thọ tức là bẻ gảy 12 nhân duyên nên còn là duyên giác, lần thứ hai là tại hiện tiền sắc na này, ngay tại đây, xúc có xảy ra thọ có xảy ra, nhưng qua sắc na kế tiếp nó qua đi mất đi. Tất cả chỉ là Như thị không còn không gian thời gian chỉ tại hiện tiền này mà thôi. Pháp xảy ra thì trả về lại cho pháp đó không bám trụ, không bám víu và không chấp vào. Ngộ đạo là ở điểm đó.

Theo mật tông sống hiện tiền

Trì chú là phần chính của Mật tông với Um ah hum vajra guru Padma siddni hum và Om mani padme hum Quán thế âm bồ tát. Câu Om ah Hum là biểu thị 3 thân Phật gồm Pháp thân, Phật A di Đà và báo thân của Quán thế âm đại từ bi. Cả 3 thân này quy về một vị thân là Padmasamblama. Ngài đạt đến giác ngộ tối thượng nên có danh hiệu Kim cang Thượng sư. Thần chú là tiếng gọi vào các vị Phật và Quán thế âm bồ tát. Quan điểm của Mật tông là trì chú để được sự ân sũng của các vị Phật trong tính cách tương đối là bịnh tật tiêu trừ, ước nguyện tốt đẹp thành tựu, sống lâu, duyên lành đến và tu chứng ngộ đạo. Câu thần chú có nghĩa: Con triệu thỉnh ngài, đấng Kim cang Thượng sư, với ân sũng của ngài xin hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian. Tu theo Mật tông là lấy âm thanh và ánh sáng làm cốt lỏi. Kết hợp 3 yếu tố: đức tin, tinh tấn và thiền định. Nhờ 3 yếu tố này mà đạt giác ngộ, nhờ âm thanh là nhiệm mầu sẽ xảy ra. Âm thanh ấy mang lại sự giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu đau khổ, nhất là chú đại bi Quán thế âm.[3]

Chúng sanh đều cố gắng tìm cách thức tỉnh và sống sao hạnh phúc an nhiên tự tại và bình an. Sống tĩnh thức chết bình an là khẩu hiệu muôn đời loài người mong cầu.

Chúng sanh đều cố gắng tìm cách thức tỉnh và sống sao hạnh phúc an nhiên tự tại và bình an. Sống tĩnh thức chết bình an là khẩu hiệu muôn đời loài người mong cầu.

Kết luận

Khi đối diện với cái chết, con người mới tỉnh thức và thấy cần sống trong hiện tiền. Tại sao thế? Khi cảm nhận lý vô thường thân phận con người thì chúng ta mới tỉnh thức và nhận lẽ vô thường đó, đi vào trong huyết quản chạy khắp thân thể mình. Cảm nhận vô thường mới đưa đến quán chiếu vô thường vô ngã và khổ bất tịnh. Phật xưa kia đã nhìn ra điều đó và tìm con đường để giải thoát, ngài nói nước biển có vị mặn, đạo ta có vị giải thoát. Con người cần giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Nó như một ma chướng ôm chặt lấy thân phận ta hết kiếp này qua kiếp khác, xoay vòng mãi mãi không bao giờ dừng lại. Quán chiếu thôi chưa đủ, chúng ta cảm nhận tính Kham nhẫn của thân phận con người nên cầu xin. Nguyện cầu tha lực là điều tất nhiên, sau khi ta đã tự độ không đủ lực để giải thoát. Cầu nguyện nên có Tịnh độ, Mật tông, tự độ thì có Thiền. Chúng sanh đều cố gắng tìm cách thức tỉnh và sống sao hạnh phúc an nhiên tự tại và bình an. Sống tỉnh thức chết bình an là khẩu hiệu muôn đời loài người mong cầu. tỉnh thức là tuệ giác, hiện tiền là chân lý của thiên nhiên, nó hiện hữu như là nó không có cái gì ngoài nó can thiệp vào nó Như thị, thì nó sẽ an nhiên tự tại. Sống tỉnh thức nhờ thiền định, tỉnh thức rồi là sống hiện tiền là sống Như thị. Tùy theo pháp môn mình đang theo mà thiền, tụng niệm, trì chú. Ta thấy trong hoa có giác, trong giác có hoa. Ta thấy trong ta vẫn còn ngụp lặng trong biển mê. Ta thấy dòng đời trôi tử sinh. Ta thấy giác hoa người và ta là một. Ngày trôi mênh mông, đi vào chánh niệm không thấy giác không thấy hoa. Ngày mai xa vời vợi, ngày hôm qua xa rồi, hiện tại tỉnh thức thôi. Bản nhạc tỉnh thức của Miên du Đà lạt xin chấm dứt bài này. (câu hỏi: đang bị bịnh ung thư, làm sao an trú hiện tiền? Đáp: bình thản chấp nhận chửa trị hết sức mình, trị Thân cho khỏi đau, trị Tâm cho khỏi Khổ)

Chú thích: 

(3) Thực tại và chí đạo, tác giả: Phổ Nguyệt, Tham khảo: Người Cư sĩ France.

Tài liệu tham khảo:

1. Vào đạo Phật qua lối ngỏ J P Sartre, tác giả: HT Thích  đức Nhuận, tham khảo: Thư viện Hoa sen

2. Vi Tếu hỏi và đáp 66, tác giả: Tỳ kheo Viên Minh, tham khảo: Trung tâm Hộ tông.

3. Thực tại và chí đạo, tác giả: Phổ Nguyệt, Tham khảo: Người Cư sĩ France.

4. An trú trong hiện tại, tác giả: Thích Nhất Hạnh, tham khảo: Thư viện Hoa sen

5. Tôi tu theo Quán thế Âm Bồ Tát, cùng tác giả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm