Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 01/02/2021, 19:28 PM

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (5)

Kinh Phật đầu tiên là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của Đạo Phật

Hiện tượng Kỳ Diệu:

- Đức Phật đến sông Hằng vào mùa nước lớn ngài vụt đi qua bên kia bờ trong phút chốc trong khi mọi người dùng thuyền bè đi chậm hơn.

- Ananda hỏi Phật về các tỳ kheo sau khi mệnh chung, đức Phật giải rõ từng người tương lai tu tập của họ.

- Khi cơn đau bịnh nỗi lên đức Phật dùng chánh niệm tin hgiac hàn phục cơn đau kéo dài mạng sống đã hứa với ma vương 3 tháng.

- Cơn bịnh làm đức Phật khát nước (có lẽ do xuất huyết trong đường ruột) muốn uống nước thì nước đông đang vẩn đục bỗng trở nên trong vắc cho người uống.

- Đức Phật mặc áo màu kim sắc mà ngài được tặng, màu da của ngài trở nên trong suốt và sáng chói làm lu mờ ánh kim sắc của chiếc áo.

- Khi ngài tới rừng sala mà nằm xuống thì hai cây sala trổ bông có hoa trái mùa rải lên thân thể người cùng với bột chiên đàn nổi lên nhạc trên hư không cúng dường ngài.

- Khi đức Phật nhập diệt người thiền sơ thiền nhị thiền tam thiền tứ thiền, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ rồi diệt thọ tưởng định, xong rồi đi ngược lại một lần nữa cho tới tứ thiền là nhậpĐại Bát Niết Bàn.

- Ngay lúc nhập Đại Bát Niết Bàn động đất xảy ra khủng khiếp với trống trời vang dội, chư thiên đảnh lễ, phạm thiên và thiên thủ đọc bài kệ.

- Khi làm tăng lễ tám vị tộc trưởng khiêng không nổi thân thể ngài vì chư thiên không muốn thân thể ngài cho ra thành cửa nam mà phải ra cửa bắc rồi vô trung tâm rồi qua cửa đông.

- Khi châm lửa đốt thân xác ngài lửa không cháy, vì chư thiên muốn đại đệ tử ngài là Maha-Kassapa cùng các tỳ kheo đảnh lễ ngài xong thì tự nhiên lửa bốc cháy. Cháy hết thân thể ngài thì trên trời mưa xuống và dưới đất phun nước lên làm tắt ngọn lửa.

- Tất cả hiện tượng kỳ diệu này do chủ trì tang lễ ngài do các cư sĩ dân gian vì quá đông yêu thương ngài nên họ đứng ra làm lễ tang hơn là các đệ tử của ngài làm việc này. Vì thế có thể dân gian có nhiều truyền thuyết về sự kỳ diệu này xảy ra theo kinh Nguyên thủy.

- Phật dạy: " Đây là Giới, đây là Định, đây là Huệ. Định sẽ đem tới kết quả và ích lợi lớn nếu phát triển với Giới, Huệ sẽ đem tới kết quả và ích lợi lớn nếu phát triển với Định. Tâm phát triển với Huệ sẽ giải thoát khỏi các lậu hoặc (asava), tức là dục lậu (kamasava), hữu lậu (bhavasava), tri kiến lậu (ditthasava) và vô minh lậu (avijjasava)".

Phật tánh là điều tự nhiên chứa trong chúng sanh chứ không phải từ ngoài đem vào.

Phật tánh là điều tự nhiên chứa trong chúng sanh chứ không phải từ ngoài đem vào.

Tượng Phật nhập Niết Bàn ngoài trời lớn nhất Việt Nam sắp khánh thành

Đối với thân, vị ấy quán thân, đối với thọ, vị ấy quán thọ, đối với tâm, vị ấy quán tâm, đối với pháp, vị ấy quán pháp, sống tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục được mọi tham ái, sân si trên đời. Này Ananda, những ai tự mình làm hòn đảo cho mình, lấy Chánh Pháp làm hòn đảo cho mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, không nương tựa vào nơi nào khác, những vị tỳ kheo tinh tấn ấy, ngay bây giờ và sau khi ta diệt độ, sẽ là những vị tối thượng trong hàng tỳ kheo của ta." "Này các tỳ kheo, tỉ dụ như có một vị tỳ kheo nói:'Tôi nghe từ chính miệng Thế Tôn, học hỏi được từ Thế Tôn, hay từ một tỳ kheo Thượng tọa. Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dậy của đạo sư', thì các người không nên chấp nhận, cũng không nên bác bỏ ngay những lời đó, mà phải học hỏi kỹ lưỡng, so sánh, đối chiếu với Kinh, Luật. Nếu thấy phù hợp với Kinh, Luật thì hãy đón nhận, nếu không thì hãy bác bỏ lời của vị tỳ kheo đó. "Đức Phật giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh hay Như Lai Tánh, là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi chúng sinh, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường, nhị nguyên tương đối. Bản thể ấy luôn luôn tĩnh tịch hiện tiền, tràn ngập khắp nơi, nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si, ô nhiễm che mờ nên không thấy được (phẩm Kim Cang Thân thứ 5 và Phẩm Như Lai Tánh thứ 12). Ngã đây chính là Như Lai, là Chân Tâm, Phật Tánh, là thân Kim Cang bất hoại, chứ không phải là Ngã của Thái Tử Tất Đạt Đa (phẩm Tứ Tướng thứ 7).

Về Quyền thừa: Phương tiện quyền thừa là vấn đề quan trọng nhất trong kinh Đại Bát Niết Bàn. Kinh gồm có hai kinh tiếng Pali và Sanskrit Nguyên thủy và phát triển Đại thừa. Nguyên thủy thì vẫn giữ như trên, nhưng Đại thừa thì có nhiều phẩm hơn và nói đến nhất thừa và giải thích sâu rộng hơn. Đại thừa cũng nói lời Phật dạy nhấn mạnh kinh Tứ Diệu Đế và 12 Nhân Duyên nhưng giảng rộng ra cho Bồ Tát và tu tập thành rốt ráo cao hơn thành Phật. Đại thừa cho rằng tu đắc A La Hán là đi nữa đoạn đường, vì cần thoát ra khỏi luân hồi và khổ nên tu tập theo Theravada, cũng cùng kinh Tứ Diệu Đế đó mà Đại thừa gọi là Tứ Thánh Đế đi kèm với Bồ Tát hạnh. Nguyên thủy thì diệt trừ lậu hoặc gồm 4 lậu: dục lậu, hữu lậu, tri kiến lậu, vô minh lậu. Lậu có nghĩa là rò rỉ ra xì ra là sự độc tố sự phiền não sự đau khổ. Nguyên thủy là có 5 triền cái, 10 kiết sử và 37 phẩm trợ đạo. Đại thừa bao gồm tánh không và duy thức ra đời với Bồ tát hạnh. Kinh Đại thừa nhiều hơn kinh Nguyên thủy và sâu xa triết lý hơn.

Đại thừa cho rằng Phật bảo chỉ có một thừa là Phật thừa mà thôi rồi vì căn cơ và trình độ nên Phật dùng Phương tiện mà chia ra 3 thừa mà giảng giải. Nay gom tụ lại nhất thừa. Thanh văn Duyên giác Bồ tát và Phật thừa.Phật không nói hai lời, chân thật và vẫn có một thừa mà thôi. Tất cả kinh đều từ truyền miệng mấy trăm năm mà có nên Nguyên thủy và Đại thừa đều do truyền miệng nảy sinh nhưng Đại thừa có sau lâu hơn Nguyên thủy vài trăm năm. Kinh Đại thừa bao gồm luận của Trung quán và Duy thức, Bồ Tát hạnh và Phật thừa. Có kinh Phật giảng cho chư thiên Bồ Tát bằng tâm truyền tâm ấn, có kinh Phật giảng cho Ma vương và các ma quỷ trong hang động của núi Lăng Già. Có kinh Phật giảng trên cõi trời Đâu lợi cho mẹ Phật. Đại thừa cho rằng chúng sanh có Phật tánh và tu thành Phật, điều này Nguyên thủy không công nhận.

Kinh Đại Bát Niết Bàn bắt đầu từ Đại-thừa khởi tín với Tướng thể dụng.

Kinh Đại Bát Niết Bàn bắt đầu từ Đại-thừa khởi tín với Tướng thể dụng.

Niết bàn ngay nơi ta đang đứng

Kết luận: Kinh Đại Bát Niết Bàn bắt đầu từ Đại thừa khởi tín với Tướng thể dụng. Đặt tin tưởng vào kinh Đại thừa là có thật. Rồi đến Như Lai thường trụ, việc này nhắc lại rất nhiều lần xác nhận sự chết gọi là nhập diệt của đức Phật ở nhục thân Phật là hoá thân Phật, thật sự Như Lai là thường trụ nên gọi là Pháp thân Phật. Rồi đến chúng sanh có Phật tánh. Đây là việc tiếp nối kinh Pháp Hoa quy về nhất thừa và chúng sanh có Phật tánh nên có thể tu thành Phật. Phật tánh là điều tự nhiên chứa trong chúng sanh chứ không phải từ ngoài đem vào. Đưa đến Nhất Xiển Đề và tánh Phật. Nhất Xiển Đề là loại người ngoan cố từ chối Phật cố chấp và đầy vô minh. Tuy vậy Nhất Xiển Đề cũng có Phật tánh. Rồi đến sự phân biệt chánh tà theo kinh này. Đưa đến 4 y: y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Kế đến là Thường Lạc Ngã Tịnh bàn luận sâu xa về ý nghĩa này đối với ngược lại vô thường vô ngã bất tịnh và khổ. Mục nghiệp và quả được đức Phật giảng rõ với ví dụ vua A Xà Thế giết cha tạo nghiệp. Nghiệp đưa đến quả báo nhưng có một trung gian là duyên khởi đẻ ra quả báo. Duyên này là do người tạo nghiệp vận hành có tu tập đi đến tuệ giác hay không để chuyển nghiệp từ nặng sang nhẹ. Phật dạy vua A Xà Thế cố gắng quán chiếu ngủ uẩn và đạt tuệ giác với chánh pháp ăn năng hối lỗi và tu tập chuyển nghiệp giết cha. Sau đến phần sinh tử tương tục giải thích luật sinh tử và luân hồi. Phần quan trọng cuối cùng là phần phuơng tiện quyền thừa. Phần này là sự đối nghịch giữa Phật Nguyên thủy và Phát triển. Chúng ta học kinh Đại Bát Niết Bàn này được hưởng công đức cao cã nhất vì nó quan trọng với lời nguyền của Bồ Tát Ca Diếp nguyện mang da mình làm giấy, máu mình làm mực cốt tủy xương mình làm bút sao chép bản kinh này để phổ biển thời mạt pháp sau này. Chúng ta hiểu rõ sự khác biệt của kinh tiếng Pali và Sanskrit giữa Nguyên thủy và Phát triển để ghi nhận sự phán đoán độc lập sáng suốt mà tu tập. Phật đã từng nói lời ta giảng cho các con là nắm lá trong tay ta, nhưng ngoài tay ta ra còn nhiều lá trong rừng này cũng như vậy, các con đừng phân biệt lá trong tay ta với lá trong rừng này khác nhau. Quan trọng là sự phân biệt chánh tà, khi chánh là đi đến giải thoát và thanh tịnh còn tà thì ngược lại. Lời Phật cuối cùng:

“Tuổi ta đã già,

Cuộc sống nay chấm dứt.

Các người ở lại, ta sắp ra đi.

Sẵn sàng trú ẩn nơi mình.

Hỡi các tỳ kheo !

Hãy chánh niệm, tỉnh giác,

Trì giới, định tâm, nhiếp ý.

Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này,

Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau."

Để kết luận, Kinh Phật dạy rằng chúng ta như những ngọn sóng nhấp nhô lên xuống trên biển cả cứ nhìn nhau mà so sánh sóng cao sóng thấp kẻ giàu địa vị cao kẻ nghèo hèn, người mai mắn kẻ kém mai mắn. Hãy ngồi thiền mà nghiệm ra được tánh ướt của nước biển dưới đó không sanh không diệt là Phật tánh của chúng ta. Phật tánh trường tồn và bình đẳng chân như và bất sinh tử.

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật!

> Toàn bộ bài viết cùng tác giả Phổ Tấn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm