Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)
Kinh Phật đầu tiên là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của Đạo Phật
Nội dung kinh Kinh Đại Bát Niết Bàn: Kinh Đại Bát Niết Bàn gồm có 13 phẩm theo Nguyên-thủy tiếng Pali va 29 phẩm theo Đại-thừa tiếng Sanskrit. Vì quá dài chúng ta nên thu gọn lại phần cốt lõi để học kinh Đại Bát Niết Bàn.
1. Phẩm Thọ Mạng: Như Lai tuyên bố sẽ nhập Niết Bàn, thọ mạng của Như Lai là bất biến theo Đại-thừa khởi tín. Thể dụng và tướng thì Như Lai là thường trụ không ảnh hưởng của thời gian.
2. Phẩm Thân Kim Cang: Thân Như Lai là thân kim cang chân thật thường trụ.
3. Phẩm Công Đức Danh Tự: Công đức người thọ trì kinh nầy tùy theo đức tin của người ấy.
4. Phẩm Tánh Như Lai: Đó là Tánh Phật. Phật dạy có 4 hạng người: Một là tự sửa mình chân chánh, hai là làm cho kẻ khác trở nên chân chánh, ba là có thể tùy chỗ hỏi mà đáp, bốn là khéo giảng rõ nghĩa nhân duyên.
“Thiện nam tử! Lại có vị Đại Bồ Tát trụ ở Đại Niết-bàn, đem tất cả các cõi thế giới trong mười phương mà dồn nạp vào trong một hạt bụi nhỏ. Các chúng sanh ở trong các cõi ấy cũng chẳng có cảm giác là bị dồn ép và bị mang đi. Chỉ có người cần được hóa độ mới thấy được việc ấy. Cho đến khi Bồ Tát đặt những cõi ấy trở lại chỗ cũ một cách yên ổn.
Lời Phật dạy: “Thiện nam tử! Vị Đại Bồ Tát trụ ở Đại Niết-bàn như vậy, có thể thị hiện vô số các loại thần thông biến hóa. Vì vậy nên gọi là Đại Bát Niết-bàn. Vô số các loại thần thông biến hóa mà vị Đại Bồ Tát ấy có thể thị hiện như vậy, tất cả chúng sanh đều không thể tính lường được.
“Thiện nam tử! Ví như người đốt đèn, châm dầu đầy vào đèn. Khi dầu còn thì đèn còn sáng, dầu hết thì đèn cũng hết sáng. Ánh sáng không còn là ví như phiền não đã dứt. Mặc dầu ánh sáng không còn nhưng cái đèn vẫn còn đó. Như Lai cũng vậy, phiền não tuy đã dứt, nhưng pháp thân thường còn.
Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (1)
“Thiện nam tử! Như Lai cũng thế, ngài thành bậc Đẳng chánh giác, làm vị Đại y vương, thấy chúng sanh khổ não ở Diêm-phù-đề, trong vô lượng kiếp bị trúng tên độc là phiền não, tham dâm, sân hận, si mê; chịu sự khổ não cấp thiết. Ngài vì những chúng sanh ấy, diễn thuyết kinh Đại-thừa là vị thuốc pháp cam lộ. Trị bệnh xong rồi, ngài lại đi đến phương khác. Nơi nào có chúng sanh bị tên độc phiền não, ngài liền thị hiện làm Phật để liệu trị cho họ. Vì vậy nên gọi là Đại Bát Niết-bàn.
“Đại Bát Niết bàn gọi là chỗ giải thoát. Nơi nào có chúng sanh cần điều phục, Như Lai liền thị hịên ở đó. Vì nghĩa chân thật rất sâu xa như vậy, nên gọi là Đại Niết bàn.” “Như Lai thành tựu công đức như vậy, sao có thể nói Như Lai là vô thường? Nếu nói là vô thường, thật không có lý! Thân kim cang này sao lại là vô thường? Vậy nên Như Lai không thể nói là mạng chung. Như Lai là thanh tịnh, không có nhơ nhớp. Thân của Như Lai chẳng bị thai bào làm cho nhơ nhớp, như hoa [sen trắng] phân-đà-lỵ vốn tánh thanh tịnh. Như Lai, giải thoát lại cũng như vậy. Giải thoát như vậy tức là Như Lai. Cho nên Như Lai vốn là thanh tịnh, không có sự nhơ nhớp.
“Lại nữa, giải thoát gọi là không còn các lậu hoặc, những sự đau đớn, thương tổn đều dứt sạch chẳng còn dấu vết. Như Lai cũng thế, không có tất cả các lậu hoặc, đau đớn, thương tổn. Phật dạy tiếp: Đại Bát Niết Bàn là giải thoát có nghĩa là: rỗng không vắng lặng, pháp vô vi không sanh không diệt, không có bịnh, không còn lậu hoặc, không có tranh giành, yên tĩnh, không có kẻ ngang hàng, không lo buồn, không buồn vui, không bụi nhơ, không bức thiết, không xao động, chẳng thể đo lường, pháp vô lượng, không sánh bằng, không vượt qua, pháp thường còn, chân thật, không bám víu, không nhà cửa như hư không, không nắm bắt không cầm giữ, trong sạch, dứt trừ phiền não, trừ ái luyến, bỏ ta và của ta, qua bên kia bờ, vắng lặng yên tĩnh, hết vô minh, không lay động, buông bỏ hiện hữu, xuất thế, diệt trừ pháp hữu vi, giải thoát là Như Lai, là Đại Bát Niết Bàn.
5. Phẩm Đại Chúng Thưa Hỏi: Ông Thuận Đà hỏi Phật về sự bố thí, trì giới và phá giới như vua A Xà Thế giết cha. Nói về Cận tử nghiệp theo Mật tông và Tịnh độ cũng như Nhất Xiển Đề.
Niết Bàn ngay nơi ta đang đứng
6. Phẩm Thị Hiện Bệnh: Phẩm này Bồ Tát Ca Diếp hỏi về bịnh tình của Phật phá tan lòng nghi ngờ của nhị thừa tại sao Phật đầy đủ công đức như thế mà lại có bị bịnh. Phật trả lời: “Ca-diếp! Về thuở quá khứ, cách nay vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, có một đức Phật ra đời, hiệu là Vô Thượng Thắng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Ngài có thuyết kinh Đại-thừa Đại Niết-bàn này với hàng Thanh văn, mở bày chỉ bảo, phân biệt, hiển phát nghĩa lý. Thuở ấy, ta cũng làm một vị Thanh văn trong đồ chúng của đức Phật ấy, thọ trì kinh điển Đại Niết-bàn này, đọc tụng thông suốt, sao chép trọn quyển kinh, lại vì người khác mà mở bày chỉ bảo, phân biệt, thuyết giảng nghĩa lý. Ta lại đem căn lành ấy hồi hướng đến quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.“Thiện nam tử! Từ thuở đó cho đến nay, ta chưa từng có những nghiệp duyên khổ não hoặc nghiệp dữ khiến đọa ác đạo như: phỉ báng Chánh pháp, làm kẻ Nhất-xiển-đề, mang thân hoàng môn, thân không căn, thân hai căn, phản nghịch với cha mẹ, giết A-la-hán, phá chùa tháp, hủy hoại chúng tăng, làm thân Phật chảy máu, phạm Bốn cấm giới nặng. Từ đó đến nay, thân tâm ta luôn được an ổn, không có các khổ não.
“Ca-diếp! Nay ta thật không có bất cứ bệnh tật gì. Vì sao vậy? Vì chư Phật Thế Tôn từ lâu đã lìa xa hết thảy bệnh tật.
“Ca-diếp! Chúng sanh chẳng biết giáo pháp sâu kín của kinh Phương đẳng Đại-thừa, cho nên nói rằng Như Lai thật có bệnh.
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai là sư tử trong loài người’, nhưng Như Lai thật chẳng phải sư tử! Lời nói như vậy tức là giáo pháp sâu kín của Như Lai.
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai là rồng lớn trong loài người’, nhưng trải qua vô lượng kiếp ta đã lìa bỏ nghiệp [súc sanh] ấy rồi.
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai là người, là trời’, nhưng ta thật chẳng phải người, chẳng phải trời, cũng chẳng phải quỷ thần, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la già, chẳng phải ngã, chẳng phải [có thọ] mạng, chẳng phải nhờ dưỡng dục mà thành, chẳng phải linh hồn, chẳng phải làm, chẳng phải không làm, chẳng phải thọ, chẳng phải không thọ, chẳng phải Thế Tôn, chẳng phải Thanh văn, chẳng phải thuyết, chẳng phải không thuyết. Những lời nói như vậy đều là giáo pháp sâu kín của Như Lai.
“Này Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai như biển cả, như núi chúa Tu-di’, nhưng Như Lai thật chẳng phải vị mặn [của biển], cũng chẳng phải [to lớn và rắn chắc] như núi đá. Nên biết rằng những lời nói như vậy cũng là giáo pháp sâu kín của Như Lai.
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai như hoa phân-đà-lỵ’, nhưng ta thật chẳng phải hoa phân-đà-lỵ. Lời nói như vậy tức là giáo pháp sâu kín của Như Lai.
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai như cha mẹ’, nhưng Như Lai thật không phải cha mẹ. Lời nói như vậy cũng là giáo pháp sâu kín của Như Lai.
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai là đại thuyền sư’, nhưng Như Lai thật chẳng phải là thuyền sư. Lời nói như vậy cũng là giáo pháp sâu kín của Như Lai.
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai như vị thương chủ’, nhưng Như Lai thật chẳng phải là thương chủ. Lời nói như vậy cũng là giáo pháp sâu kín của Như Lai.
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai có thể hàng phục ma’, nhưng Như Lai thật không có lòng ác, muốn cho kẻ khác phải khuất phục mình. Lời nói như vậy thảy đều là giáo pháp sâu kín của Như Lai.
Tượng Phật nhập Niết Bàn ngoài trời lớn nhất Việt Nam sắp khánh thành
“Ca-diếp! Ví như nói ‘Như Lai có thể trị ghẻ độc’, nhưng ta thật chẳng phải là thầy thuốc trị bệnh ghẻ. Lời nói như vậy cũng là giáo pháp sâu kín của Như Lai. “Ca-diếp! Nay ta nói rằng ta có bệnh, cũng là như vậy, cũng là giáo pháp sâu kín của Như Lai. Cho nên ta sai bảo Văn-thù-sư-lợi rằng: ‘Nay ta đau nhức lưng. Các ông nên vì bốn chúng mà thuyết pháp.’
“Ca-diếp! Như Lai Chánh giác thật không có bệnh mà phải nằm nghiêng bên mặt, ngài cũng không buông hết tất cả mà vào Niết-bàn.
“Ca-diếp! Đại Niết-bàn ấy tức là thiền định thâm sâu của chư Phật. Thiền định như vậy chẳng phải là chỗ hàng Thanh văn, Duyên giác có thể làm được.
“Ca-diếp! Trước ông có hỏi: ‘Vì sao Như Lai nằm tựa chẳng dậy, chẳng đòi ăn uống, chẳng dạy bảo người nhà việc xây dựng sự nghiệp?’
“Ca-diếp! Tánh của hư không vốn không có ngồi dậy, đòi hỏi ăn uống, dạy bảo người nhà việc xây dựng sự nghiệp. Cũng không có sự đi lại, sanh diệt, già trẻ, hiện ra hay mất đi, thương tổn, bể nát, giải thoát, trói buộc. Cũng chẳng tự nói, chẳng nói kẻ khác. Cũng chẳng tự hiểu, chẳng hiểu kẻ khác, chẳng phải yên lành, chẳng phải bệnh hoạn...
“Thiện nam tử! Chư Phật Thế Tôn cũng vậy, dường như hư không. Làm sao có các loại bệnh khổ?
“Ca-diếp! Thế gian có ba loại bệnh nặng khó trị: một là phỉ báng Đại-thừa, hai là phạm Năm tội nghịch, ba là nhất-xiển-đề. Ba loại bệnh ấy là nặng nhất trong đời, chẳng phải sức của Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát có thể liệu trị nổi.
“Thiện nam tử! Ví như người có bệnh nhất định phải chết thì khó mà trị được. Dù có khám bệnh, chăm sóc tử tế, cho dùng thuốc thang; hoặc không khám bệnh, không chăm sóc, không cho dùng thuốc thang, bệnh ấy vẫn chắc chắn là không thể liệu trị. Nên biết rằng người bệnh ấy nhất định phải chết, không nghi ngờ gì nữa!
Như Lai là hư không nên không có bịnh.Nhục thân của Như Lai là người phàm trần thì có bịnh là luật tự nhiên.
(Còn tiếp).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Nghiên cứu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Nghiên cứu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Nghiên cứu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Nghiên cứu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm