Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (3)
Kinh Phật đầu tiên là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của Đạo Phật
7. Phẩm Thánh Hạnh: Phẩm này bàn về trì giới của các vị xuất gia trong đó Bồ Tát Ca Diếp là người đặt câu hỏi. Giới luật là phương tiện giải thoát mà thôi nên rộng rãi. Sau cùng Bồ Tát Ca Diếp “Bạch Thế Tôn! Con nay thật sự có thể nhẫn chịu sự lột da mình làm giấy, chích máu tự thân làm mực, lấy tủy trong xương mình làm nước, chẻ xương mình làm bút để sao chép kinh Đại Niết Bàn này. Khi sao chép ra rồi, con sẽ đọc tụng cho được thông suốt, sau đó sẽ vì người khác mà giảng rộng nghĩa kinh này.”
8. Phẩm Hạnh Thanh Tịnh: Phẩm này nói về văn tự của 12 bộ kinh, tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xã, 4 pháp không ngăn ngại của kinh Hoa Nghiêm và vô sở đắc của Bát Nhã Tâm Kinh. Câu chuyện vua A Xà Thế giết cha chiếm nhiều nhất trong phẩm này, nêu rõ vị trí của Tâm theo Hoa Nghiêm kinh.
9. Phẩm Hạnh Anh Nhi: Nêu rõ tính trẻ thơ là điều tu tập nên đạt được, trẻ thơ không bám trụ, không bị ràng buộc trói buộc, không đến không đi, Như Lai giáo dục chúng sanh như giáo dục trẻ thơ.
10. Phẩm Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương: Phẩm này bàn về 10 công đức cho người tu theo kinh Đại Bát Niết Bàn này. Nêu rõ về tính Thường Lạc Ngã Tịnh của Phật, phép tu bố thí Ba la mật của Bồ Tát trong kinh Kim Cang, Hoa Nghiêm, Bát Nhã. Nêu rõ chánh pháp thật tướng Niết Bàn. Chánh pháp là Không, vô tác và vô tướng. Xác nhận Như Lai thường trụ không biến đổi, học kỹ pháp Tam muội Không và 37 phẩm trợ đạo Thường Lạc Ngã Tịnh.
Tôi học Kinh Đại Bát Niết Bàn (I)
11. Phẩm Bồ Tát Sư Tử Hống: Bồ Tát nói thuyết giảng như sư tử hống vang dội cả núi rừng cho khắp 10 phương Phật. Đó là nói lên chân lý chúng sanh có Tánh Phật, Như Lai thường trụ không biến đổi, trung đạo là không thường cũng không đoạn. Quán chiếu 12 Nhân duyên từ thấp vừa cao và bậc cao nhất. Có 10 pháp tu tập cho Bồ Tát với nguyện lực bất thối chuyển. Nếu bị xoay dần trong 12 nhân duyên thì vẫn tiếp tục tu tập cho xuất khỏi vòng luân hồi nầy đó là bất thối chuyển. Phẩm này rất dài, nói đến không có một linh hồn trường tồn vì vô ngã tướng với sự sinh diệt của ngủ uẩn tương tục. Phật giảng thường nêu ra ví dụ với các loại khác nhau như thuận theo nghĩa mà ví dụ gọi là thuận dụ hay ngược lại là nghịch dụ, hiện dụ, phi dụ, tiền dụ, hậu dụ, biên dụ… Phẩm nầy bàn về việc quy y tam bảo cho Cấp Cô Độc, giảng pháp cho mẹ của đức Phật trên cõi trời Đâu Lợi. Bàn về Định Tuệ Xã đưa đến cảnh giới Niết Bàn. Phật giảng về tuệ giác làm chuyển hóa nghiệp từ nặng sang nhẹ, từ nhẹ sang tiêu mất nhờ tuệ giác của 4 pháp tu tập. Nêu cao tính bất thối chuyển của Bồ Tát.
12. Phẩm Bồ tát Ca Diếp: Bồ Tát Ca Diếp hỏi Phật về Nhất Xiển Đề, Phật giải đáp đó căn tánh sai khác mà chúng sanh có Nhất Xiển Đề dứt mất căn lành mặc dầu trường tồn tánh Phật. Phat nói về 4 cách trả lời: xác định, phân biệt đối đáp, thích hợp đối đáp, và phát lờ đối đáp khi cố chấp sai lầm như Nhất Xiển Đề. Phật nói chúng sanh tự cao ngã mạn do còn si mê hay đi đường tà đạo. Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu có nhân ắt có quả; nếu không nhân ắt không quả. Niết bàn gọi là quả, nhưng vì Niết bàn là thường còn nên không có nhân. Nếu không có nhân, sao gọi là quả? Nhưng Niết bàn cũng gọi là sa-môn, cũng gọi là quả của sa-môn. Vậy thế nào là sa-môn? Thế nào là quả của sa-môn?” Phật dạy: “Thiện nam tử! Trong thế gian cả thảy có bảy loại kết quả. Một là quả của phương tiện, hai là quả của sự báo ân, ba là quả của sự thân cận, bốn là quả của tàn dư, năm là quả bình đẳng, sáu là quả của quả báo, bảy là quả của sự xa lìa.
Thế nào là quả của phương tiện? Như người thế gian đến mùa gặt được nhiều lúa thóc, cùng bảo nhau rằng: ‘Được quả của phương tiện.’ Quả của phương tiện đó gọi là quả [trực tiếp] của hành vi tạo nghiệp. Quả này có hai loại nhân, một là nhân trực tiếp, hai là nhân gián tiếp. Nhân trực tiếp, chẳng hạn như hạt giống; nhân gián tiếp, chẳng hạn như nước tưới, phân bón, nhân công... Như thế gọi là quả của phương tiện.
Thế nào là quả của sự báo ân? Như người thế gian cung kính nuôi dưỡng cha mẹ, cha mẹ đều nói rằng: ‘Nay chúng tôi đã được hưởng quả của công ơn nuôi dưỡng.’ Con cái biết báo ân cha mẹ thì gọi [sự báo ân] đó là quả. Quả này cũng có hai loại nhân: một là nhân trực tiếp, hai là nhân gián tiếp. Nhân trực tiếp là nghiệp thuần thiện trong quá khứ của cha mẹ; nhân gián tiếp là đứa con có hiếu mà cha mẹ đã sanh ra. Như thế gọi là quả của sự báo ân.
Thế nào là quả của sự thân cận? Như có người thân cận bạn tốt hiền thiện, [nhờ đó] chứng đắc quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Người ấy nói rằng: ‘Nay tôi đã được quả của sự thân cận.’ Quả này cũng có hai loại nhân: một là nhân trực tiếp, hai là nhân gián tiếp. Nhân trực tiếp là lòng tin [của bản thân]; nhân gián tiếp là bạn tốt hiền thiện. Như thế gọi là quả của sự thân cận.
Niết bàn ngay nơi ta đang đứng
Thế nào là quả của tàn dư? Như [có người] do nhân không giết hại mà [về sau] được thân thứ ba sống lâu. Đó gọi là quả của tàn dư. Quả này cũng có hai loại nhân: một là nhân trực tiếp, hai là nhân gián tiếp. Nhân trực tiếp là thân, miệng, ý thanh tịnh; nhân gián tiếp là [những nghiệp lành dẫn đến] sự sống lâu. Như thế gọi là quả của tàn dư.
Thế nào là quả bình đẳng? Đó là môi trường thế giới [mà tất cả chúng sanh cùng sống trong đó]. Quả này cũng có hai loại nhân: một là nhân trực tiếp, hai là nhân gián tiếp. Nhân trực tiếp là nói chúng sanh tu Mười nghiệp lành; nhân gián tiếp là Ba tai kiếp lớn. Như thế gọi là quả bình đẳng.
Thế nào gọi là quả của quả báo? Như người được [quả báo có] thân thanh tịnh rồi, lại tu tập ba nghiệp thanh tịnh về thân, miệng, ý. Người ấy có thể nói: ‘Tôi được quả [của quả] báo. Quả này cũng có hai loại nhân: một là nhân trực tiếp, hai là nhân gián tiếp. Nhân trực tiếp là thân, miệng, ý hiện tại thanh tịnh; nhân gián tiếp là thân, miệng, ý trong quá khứ [đã tu tập] thanh tịnh. Đó gọi là quả của quả báo.
Thế nào là quả của sự xa lìa? Đó chính là Niết bàn. [Vì sự] xa lìa các phiền não, làm tất cả nghiệp lành là nhân của Niết bàn. Lại cũng có hai loại nhân: một là nhân trực tiếp, hai là nhân gián tiếp. Nhân trực tiếp là nói Ba môn giải thoát; nhân gián tiếp là tất cả pháp lành đã tu tập trong vô lượng kiếp.
Thiện nam tử! Trong pháp thế gian, hoặc nói nhân sanh ra, hoặc nói nhân thành tựu. Đối với pháp xuất thế cũng vậy, cũng nói có nhân sanh ra, có nhân thành tựu.
Thiện nam tử! [Như] Ba môn giải thoát, Ba mươi bảy phẩm [trợ đạo] có thể làm nhân sanh ra sự chấm dứt của tất cả phiền não, cũng làm nhân thành tựu của Niết bàn.
Thiện nam tử! Lìa xa phiền não thì thấy rõ được Niết bàn một cách sáng suốt, minh bạch, cho nên Niết bàn chỉ có nhân thành tựu mà không hề có nhân sanh ra.
Thiện nam tử! Theo như lời ông hỏi: ‘Thế nào là sa-môn? Thế nào là quả của sa-môn?’
“Thiện nam tử! Sa-môn là Tám chánh đạo, quả của sa-môn là [tu tập] theo Chánh đạo nên rốt ráo được xa lìa vĩnh viễn tất cả [phiền não như] tham, sân, si... Như thế gọi là sa-môn và quả của sa-môn.”
13. Phẩm Kiều Trần Như: trích kinh: “Nếu Cồ-đàm nói rằng [Niết bàn] là thường, cũng là vô thường; là lạc, cũng là khổ; là ngã, cũng là vô ngã; là tịnh, cũng là bất tịnh; như vậy chẳng phải là nói hai lời đó sao? Tôi từng được nghe những vị trí giả kỳ cựu trước đây nói rằng: ‘Nếu Phật ra đời thì không nói hai lời.’ Nay [nếu là như vậy thì] Cồ-đàm đã nói hai lời.
“Cồ-đàm lại nói: ‘Phật chính là thân này của ta hiện nay.’ Nghĩa ấy thế nào?”
Phật dạy: “Bà-la-môn! Theo những gì ông vừa nói, nay ta sẽ hỏi ông, ông cứ tùy ý trả lời.”
Bà-la-môn đáp: “Lành thay! Cồ-đàm, [xin ông cứ hỏi]!
Phật hỏi: “Bà-la-môn! Tánh của ông là thường hay vô thường?”
Bà-la-môn đáp: “Tánh của tôi là thường.”
Phật hỏi: “Bà-la-môn! Tánh ấy có thể làm nhân cho tất cả các pháp trong [thân] và ngoài [thân] hay chăng?”
Đáp: “Đúng vậy, Cồ-đàm!”
Phật lại hỏi: “Bà-la-môn! Làm nhân như thế nào?”
Bà-la-môn đáp: “Cồ-đàm! Do nơi tánh sanh ra đại; do nơi đại sanh ra mạn, do nơi mạn sanh ra mười sáu pháp, đó là: địa, thủy, hỏa, phong, không, năm căn nhận biết [gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân], năm căn tạo nghiệp [gồm tay, chân, miệng nói và hai căn nam, nữ] và căn tâm bình đẳng. Mười sáu pháp vừa kể do nơi năm pháp mà sanh, đó là hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm và xúc chạm. Cả hai mươi mốt pháp này có căn bản là ba pháp: nhiễm, thô và đen. Nhiễm gọi là ái; thô gọi là sân; đen gọi là vô minh.
“Cồ-đàm! Hai mươi lăm pháp này đều do nơi tánh sanh ra.”
Đức Phật lại hỏi: “Bà-la-môn! Pháp đại và tất cả các pháp kia là thường hay vô thường?”
Vị bà-la-môn đáp: “Cồ-đàm! Theo pháp của chúng tôi thì tánh là thường, còn pháp đại và tất cả các pháp kia đều là vô thường.”
Phật dạy: “Bà-la-môn! Theo pháp của các ông [như vậy] thì nhân là thường, quả là vô thường. Vậy pháp của ta dạy nhân tuy vô thường nhưng quả lại thường có gì là sai?
“Này bà-la-môn! Trong pháp của các ông có [phân biệt] hai loại nguyên nhân chăng?”
Đáp: “Thưa có.”
Phật hỏi: “Thế nào là có hai nguyên nhân?”
Bà-la-môn đáp: “Một là nguyên nhân sanh ra, hai là nguyên nhân soi rõ.”
Phật lại hỏi: “Thế nào là nhân sanh ra? Thế nào là nhân soi rõ?”
Bà-la-môn đáp: “Nguyên nhân sanh ra là như từ đất sét làm thành cái bình; nguyên nhân soi rõ là như ánh đèn soi rõ đồ vật.”
Phật hỏi: “Hai loại nhân này vẫn cùng một tánh [là làm nhân cho pháp khác]. Nếu là một [tánh], vậy có thể lấy nhân sanh ra làm nhân soi rõ hoặc ngược lại hay chăng?”
Bà-la-môn đáp: “Không thể, Cồ-đàm!
Phật hỏi: “Nếu nhân sanh ra không thể làm nhân soi rõ hoặc ngược lại, vậy có thể nói là có tướng trạng của nhân hay chăng?”
Bà-la-môn đáp: “Tuy không thể thay thế cho nhau, nhưng vẫn có tướng trạng của nhân.”
Phật lại hỏi: “Bà-la-môn! Đối tượng soi rõ của nhân soi rõ ấy có đồng nhất với tự thân nó chăng?”
Đáp: “Thưa Cồ-đàm, không phải!”
Phật dạy: Trong giáo pháp của ta [cũng vậy], tuy từ nơi vô thường mà đạt được Niết bàn, nhưng [Niết bàn] chẳng phải vô thường, [không đồng nhất với vô thường.
Bà-la-môn! Do nhân rõ biết mà đạt được, cho nên là thường, lạc, ngã, tịnh. Do nhân sanh ra mà có, cho nên là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Vì thế, chỗ thuyết dạy của Như Lai tuy có phân thành hai [nghĩa], nhưng sự phân hai này không thật có hai [nghĩa], cho nên Như Lai không hề nói hai lời.
“Như lời ông vừa nói là đã từng nghe những bậc trí giả kỳ cựu trước đây nói rằng: ‘Nếu Phật ra đời thì không nói hai lời.’ Lời ấy đúng thay! Chỗ thuyết dạy của tất cả chư Phật ba đời trong mười phương đều không có sai biệt, cho nên nói rằng: ‘Phật không nói hai lời.’ Thế nào là không sai biệt? Nếu là có thì [tất cả chư Phật] đều nói là có; nếu là không thì [tất cả chư Phật] đều nói là không. Cho nên gọi là một nghĩa đồng nhất.
“Bà-la-môn! Đức Như Lai Thế Tôn tuy [có lúc] gọi tên [sự việc] dùng đến hai lời, nhưng đó đều là vì để làm rõ một lời. Thế nào là [dùng đến] hai lời để làm rõ một lời? Như [nói về] mắt và hình sắc là hai, [nói] sanh ra [nhãn] thức là một. Cho đến ý và các pháp [sanh ra các thức khác] cũng giống như vậy.”
Bà-la-môn [Xà-đề-thủ-na] nói: “Cồ-đàm thật khéo phân biệt những ý nghĩa như vậy. Nhưng nay tôi còn chưa hiểu chỗ nói ra hai lời để làm rõ một lời.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn liền vì bà-la-môn [Xà-đề-thủ-na] mà tuyên thuyết Bốn chân đế. Sau đó Phật dạy:
“Này bà-la-môn! Nói Khổ đế đó, cũng là hai, cũng là một; cho đến Đạo đế cũng là hai, cũng là một.”
Bà-la-môn [Xà-đề-thủ-na] liền nói: “Bạch Thế Tôn! Con đã hiểu rồi.”
Phật hỏi: “Thiện nam tử! Ông hiểu như thế nào rồi?”
Bà-la-môn [Xà-đề-thủ-na] thưa: “Bạch Thế Tôn! Khổ đế đối với tất cả phàm phu là hai, đối với thánh nhân là một; cho đến Đạo đế cũng giống như vậy.”
Phật dạy: “Lành thay! Ông đã hiểu.”
Bà-la-môn [Xà-đề-thủ-na] thưa rằng: “Bạch Thế Tôn! Nay con được nghe Chánh pháp, đã được sự thấy biết chân chánh. Con xin quy y Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Cúi xin đức Đại từ nhận cho con được xuất gia.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo ông Kiều-trần-như: “Ông hãy vì Xà-đề-thủ-na mà cạo bỏ râu tóc, cho phép ông ấy xuất gia.”
Kiều-trần-như vâng lời Phật dạy, liền cạo tóc cho Xà-đề-thủ-na. Ngay lúc vừa đưa dao cạo, cả râu tóc và phiền não đều đồng thời rơi rụng hết. Xà-đề-thủ-na ngay nơi chỗ ngồi [khi ấy] liền chứng đắc thánh quả A-la-hán”.
(Còn tiếp).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Nghiên cứu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh
Nghiên cứu 12:20 28/10/2024Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.
Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất
Nghiên cứu 10:50 28/10/2024Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.
Ba cách thuyết minh Bát Chánh đạo
Nghiên cứu 23:50 26/10/2024Trong Kinh tạng Nikaya, khi Đức Phật nói trực tiếp về Bát Chánh đạo, thì lộ trình theo thứ tự là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, hay nói gọn lộ trình đó là Tuệ - Giới - Định.
Xem thêm