Thứ, 01/02/2021, 18:27 PM

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (4)

Kinh Phật đầu tiên là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của Đạo Phật

Lời dạy cuối cùng:

“A-nan! Lại như lời ông hỏi: ‘Sau khi Phật diệt độ, lấy ai làm thầy?’ Này A-nan! Giới luật [Phật đã chế định sẽ] là bậc thầy lớn nhất của các ông, y theo đó mà tu hành có thể đạt được định và tuệ rất thâm sâu, thoát khỏi thế tục. 

“A-nan! Lại như lời ông hỏi: ‘Sau khi Phật nhập Niết bàn, sẽ y theo đâu mà an trụ?’ Này A-nan, hãy y theo Bốn niệm xứ, giữ tâm nghiêm cẩn mà an trụ. [Bốn niệm xứ đó là:] Quán xét thể tánh và hình tướng của thân đồng với hư không, gọi là thân niệm xứ; quán xét mọi cảm thọ không ở bên trong, không ở bên ngoài, không ở khoảng giữa, gọi là thọ niệm xứ; quán xét tâm này chỉ là tên gọi, tính chất của tên gọi là lìa khỏi [thực thể], gọi là tâm niệm xứ; quán xét các pháp không [rơi vào] pháp thiện, không [rơi vào] pháp bất thiện, gọi là pháp niệm xứ. 

“A-nan! Tất cả những người tu hành nên y theo Bốn niệm xứ ấy mà an trụ 

“A-nan! Lại như lời ông hỏi: ‘Sau khi Như Lai diệt độ, lúc kết tập kho tàng giáo pháp, nên ghi như thế nào ở phần mở đầu tất cả các kinh?’ Này A-nan, sau khi Như Lai diệt độ, lúc kết tập kho tàng giáo pháp, ở phần mở đầu tất cả các kinh nên ghi rằng: ‘Tôi nghe như thế này, vào lúc Phật đang ở tại... vì bốn chúng đệ tử mà thuyết kinh này.’ “A-nan! Nên biết rằng, dù khi Phật còn tại thế hay sau khi Phật đã nhập Niết bàn, nếu có người hết lòng cung kính cúng dường, lễ bái, tôn trọng, tán thán [Như Lai], chỗ được phước đức [trong cả hai trường hợp] đều không khác gì nhau.”

Tuy Đức Phật già yếu nhưng ngài vẫn cố gắng rao truyền cho các đệ tử trưởng lão hãy ra gặp Phật để hỏi đáp những vấn đề còn chưa rõ về đạo luật trước khi ngài nhập diệt.

Tuy Đức Phật già yếu nhưng ngài vẫn cố gắng rao truyền cho các đệ tử trưởng lão hãy ra gặp Phật để hỏi đáp những vấn đề còn chưa rõ về đạo luật trước khi ngài nhập diệt.

Niết bàn ngay nơi ta đang đứng

Phật bảo A-nan và đại chúng: “Sau khi ta nhập Niết bàn, tất cả những chúng sanh nào ở các cõi trời, người, khi nhận được xá-lợi của ta, buồn vui lẫn lộn, vừa thương cảm vừa hân hoan, liền hết lòng cung kính, lễ bái, cúng dường, sẽ được vô lượng vô biên công đức. 

“Này A-nan! Nhìn thấy xá-lợi của Như Lai tức là thấy Phật; thấy Phật là thấy Pháp; thấy Pháp là thấy Tăng; thấy Tăng là thấy được Niết bàn. 

“A-nan! Nên biết rằng, vì nhân duyên ấy nên Tam bảo là thường trụ, không hề biến đổi, có thể làm chỗ quy y cho tất cả chúng sanh.” Phật dạy A-nan: “Sau khi Như Lai nhập Niết bàn, lễ trà-tỳ xong, tất cả Bốn chúng đã thu nhặt xá-lợi đặt yên trong bình quý bằng bảy món báu, nên xây dựng tháp bằng bảy món báu, cao mười ba tầng trong thành Câu-thi-na, ngay nơi ngã tư đường. Trên tháp có tướng [pháp] luân, dùng tất cả các vật quý báu tốt đẹp đặt xen lẫn nhau để trang nghiêm, lại dùng tất cả các thứ hoa đẹp, cờ xí nghiêm lệ để trang sức thêm; bốn phía quanh tháp đều có lan can, làm bằng bảy món báu; tất cả các món trang trí [như thế] không đâu là không đầy đủ. Ở bốn phía tháp đều có cửa mở ra. Mỗi tầng tháp nối tiếp đều có cửa sổ mở đối xứng nhau. 

“Bình quý đựng xá-lợi Phật được đặt yên [trong tháp ấy], tất cả hàng trời, người và Bốn chúng đệ tử cung chiêm ngưỡng cúng dường. 

“A-nan! Tháp của vị Phật Bích-chi nên xây cao mười một tầng, cũng dùng đủ các món vật báu để trang nghiêm. 

“A-nan! Tháp của vị A-la-hán nên xây cao bốn tầng, cũng dùng đủ các món vật báu để trang nghiêm. 

“A-nan! Tháp của vị Chuyển luân Thánh vương cũng xây bằng bảy món báu, nhưng không cao lên tầng nào cả. Vì sao vậy? Vì chưa thoát khỏi các nỗi khổ hiện hữu trong Ba cõi, [vẫn còn trong sanh tử].”

Bấy giờ, ngài A-na-luật bạch Phật: “Sau khi Như Lai nhập Niết bàn, lễ trà-tỳ đã xong, tất cả hàng trời, người và Bốn bộ đại chúng nên phân chia xá-lợi Phật như thế nào để cúng dường?”

Phật dạy A-na-luật: “Sau khi Như Lai nhập Niết bàn, hàng trời người và tất cả đại chúng nên dùng tâm bình đẳng để phân chia xá-lợi Phật trong khắp Ba cõi, Sáu đường, khiến cho tất cả thế gian đều được cúng dường.”

Lúc ấy, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật: “Nay con thưa trước Phật, xin được cung kính thỉnh về một nửa phần xá-lợi toàn thân Như Lai để cúng dường với lòng thành kính sâu xa nhất.” Phật bảo Thiên Đế: “Như Lai xem tất cả chúng sanh bình đẳng như nhau, [đều yêu thương] như La-hầu-la [con trai ta]. Ông không nên thỉnh về nửa phần xá-lợi toàn thân Như Lai. Vì sao vậy? Vì để giúp cho chúng sanh được sự lợi ích bình đẳng.

“Này Thiên Đế! Nay ta cho ông phần xá-lợi của một cái răng hàm trên bên phải, nên mang về cõi trời xây tháp cúng dường, có thể giúp cho ông được phước đức vô tận.”

Kinh Đại Bát Niết Bàn nói rất rõ chuyến đi cuối cùng của Đức Phật cùng đệ tử của người đi 6 tháng trời từ thành phố Rajagaha, thủ đô xứ Maghada, tới Kusinara, một thị trấn nhỏ của dân tộc Mallan, đoạn đường dài 500 km.

Kinh Đại Bát Niết Bàn nói rất rõ chuyến đi cuối cùng của Đức Phật cùng đệ tử của người đi 6 tháng trời từ thành phố Rajagaha, thủ đô xứ Maghada, tới Kusinara, một thị trấn nhỏ của dân tộc Mallan, đoạn đường dài 500 km.

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (1)

Phân chia Xá lợi:

Bấy giờ, quốc vương [Ca-tỳ-la] và những người họ Thích-ca thỉnh cầu không được, tất cả đều buồn khổ than khóc bi thương, rồi ngã xuống đất hôn mê, hồi lâu mới tỉnh lại. Họ không nén được lòng đau thương, liền nói với người trong thành rằng: “Như Lai Thế Tôn thuộc dòng họ Thích-ca của chúng tôi, vì thương xót các ông nên mới nhập Niết bàn tại đây. Vì sao các ông lại khinh thường, không chịu chia cho chúng tôi một phần xá-lợi?” 

Nói như vậy rồi, tất cả cùng nhau lễ bái xá-lợi, đi nhiễu quanh bảy vòng về bên phải, khóc lóc thảm thiết, nước mắt ràn rụa, sanh lòng tức giận và đau xót ra về. 

Bấy giờ, [nhắc lại chuyện trước đây,] vua nước Ma-kiệt-đà là A-xà-thế sau khi đã giết hại cha [là vua Tần-bà-sa-la], sanh lòng hối hận vô cùng, trên người phát sanh ghẻ độc [đau đớn cùng cực]. Nhờ đức Thế Tôn [từ bi nhập tam-muội] Nguyệt ái phóng hào quang chiếu lên thân ông, bệnh ghẻ độc nơi thân liền khỏi hẳn. Vua liền tìm đến chỗ Phật, bi thương khẩn thiết cầu xin sám hối. Đức Thế Tôn đại bi liền dùng nước thuốc cam lộ nhiệm mầu là Chánh pháp để rửa sạch ghẻ độc [tội lỗi trong tâm vua]. Tội lỗi rất nặng của vua liền được dứt trừ, vua trở về cung, không hề hay biết việc Như Lai [sắp] nhập Niết bàn. 

Ngay trong đêm Phật nhập Niết bàn, vua A-xà-thế nằm mộng thấy mặt trăng rơi xuống; mặt trời từ dưới đất mọc lên, tinh tú mây mưa rơi rớt tán loạn; lại thấy hơi khói dưới đất xông lên, rồi thấy bảy ngôi sao chổi hiện trên trời. Vua lại mộng thấy trên trời có đám lửa lớn, ửng đỏ khắp hư không, rồi cùng một lúc rơi xuống đất. Ngay khi vừa tỉnh mộng, vua cảm thấy trong lòng hết sức kinh sợ, run rẩy; liền triệu tập quần thần, kể lại giấc mộng ấy và hỏi: “Đó là điềm gì vậy?” 

Các quan tâu rằng: “Đó là điềm chẳng lành, Phật đã nhập Niết bàn. Sau khi Phật diệt độ, phiền não sẽ khởi sanh mạnh mẽ trong chúng sanh Ba cõi, Sáu đường, cho nên bệ hạ thấy lửa lớn hiện ra, từ trên không trung rơi xuống đất. 

Kinh Đại Bát Niết Bàn gồm có 13 phẩm theo Nguyên-thủy tiếng Pali va 29 phẩm theo Đại-thừa tiếng Sanskrit.

Kinh Đại Bát Niết Bàn gồm có 13 phẩm theo Nguyên-thủy tiếng Pali va 29 phẩm theo Đại-thừa tiếng Sanskrit.

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

“Phật diệt độ rồi, hào quang từ bi [của tam-muội] Nguyệt ái và mây lành trí tuệ che khắp [chúng sanh] thảy đều dứt mất, nên vua mộng thấy mặt trăng rớt xuống, tinh tú rụng rơi. [Đó là điềm báo] sau khi Phật nhập Niết bàn, tám mươi ngàn điều luật nghi cùng tất cả phép tắc giới hạnh đều sẽ bị chúng sanh phạm vào; vì họ không y theo lời Phật dạy, chỉ làm theo tà pháp nên phải đọa xuống địa ngục.

“Mặt trời từ dưới đất mọc lên, đó là điềm sau khi Phật nhập Niết bàn các sự khổ não trong ba đường ác tích tụ [rất nhiều, giống như] ánh mặt trời xuất hiện ở thế gian. 

“[Vì những việc trên] nên vua cảm ứng thấy giấc mộng như vậy.”

Vua nghe lời tâu như vậy rồi, ngay giữa đêm ấy liền cùng các quan lên đường hướng đến thành Câu-thi-na. Đến nơi, vua nhìn thấy vô số binh lính đang phòng vệ hành Câu-thi-na. Vua lại thấy ở cửa thành có những thầy chú thuật giỏi để phòng ngừa tai biến đến từ bên ngoài. Thấy như vậy rồi, vua liền hỏi các thầy chú thuật: “Phật đã nhập Niết bàn rồi sao?” 

Các thầy chú thuật đáp: “Phật nhập Niết bàn đến nay đã trải qua bốn tuần. Hiện giờ đại chúng sắp phân chia xá-lợi Phật.” 

Vua nói: “Phật nhập Niết bàn tôi không hay biết chi cả. Đến khi tôi nằm mộng thấy sự chẳng lành liền đem ra hỏi các quan, mới biết rằng Như Lai đã nhập Đại Niết bàn. Nay tôi muốn vào thành lễ bái xá-lợi kim cang của Như Lai, xin các vị hãy mở đường cho chúng tôi vào.” 

Các thầy chú thuật liền để cho vua vào. Vua vào trong thành, đến tại ngã tư đường, nhìn thấy những bình quý đựng xá-lợi [Như Lai] đặt trên các tòa sư tử, lại thấy đại chúng đang bi thương đau xót cúng dường. Vua liền cùng các quan tùy tùng đồng thời lễ bái, đau đớn khóc lóc, nước mắt ràn rụa, cùng đi nhiễu quanh [xá-lợi Phật] bảy vòng về phía bên phải, bi thương thảm thiết [dâng phẩm vật] cúng dường. 

Sau đó, vua thưa với đại chúng xin thỉnh một phần xá-lợi Như Lai để đem về nước mình [xây tháp] cúng dường. 

Đại chúng đáp rằng: “Sao ngài đến muộn thế? Phật trước đây có dạy cách phân chia xá-lợi, tất cả đều đã có người thỉnh rồi, không có phần của ngài. Vậy ngài nên trở về đi thôi!”

Thỉnh cầu không được toại nguyện, vua A-xà-thế sầu khổ không vui, liền lễ bái xá-lợi [lần nữa] rồi buồn bực ra về. 

(Còn tiếp).

> Toàn bộ bài viết cùng tác giả Phổ Tấn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm