Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/01/2024, 09:03 AM

Tội và phước, giàu và nghèo cùng mối liên hệ với sự giác ngộ

Thưa Thầy cho con được hỏi: Người thông minh, có kiến thức, có kỹ năng làm kinh tế nên đời sống sung túc, giàu có, Nhưng chưa chắc đã là người đến được với Đạo, thấy Pháp?

Người giác ngộ, đã thấy Pháp, vào được Pháp rồi thì trong trường hợp này người giác ngộ đó có còn phải sống cuộc sống nghèo khó về vật chất không ạ? Hay Pháp là bình đẳng, ai thấy là thấy ngay, không phụ thuộc vào nghiệp quả giàu sang hay nghèo khó?

luat-nhan-qua-2

Trả lời:

1. Thiện-ác thuộc phạm vi đạo đức. Giàu-nghèo chỉ là biểu hiện của nhân quả nghiệp báo thuộc hệ quả của hành vi đạo đức. 

+ Có thể giàu mà thiện và hạnh phúc.

+ Có thể giàu mà bất thiện và đau khổ. 

+ Có thể nghèo mà thiện và hạnh phúc. 

+ Có thể nghèo mà bất thiện và đau khổ. 

Điều này rất vi tế cần thấy ra bản chất sâu xa của hành vi đạo đức, chứ không thể đánh giá trên tiêu chuẩn giàu nghèo được.

2. Giác ngộ thuộc phạm vi nhận thức. Chánh kiến, tà kiến là biểu hiện của nhận thức đúng hay sai đối với sự thật, chứ không thuộc hành vi đạo đức. Tuy nhiên nhờ nhận thức đúng (chánh kiến) mà hành vi tốt (thiện) và do nhận thức sai (tà kiến) mà hành vi xấu (bất thiện). Hành vi tốt có thể giàu hay nghèo nhưng luôn là hạnh phúc. Hành vi xấu cũng có thể giàu hay nghèo nhưng luôn là đau khổ. Đó là sự liên hệ giữa giác ngộ và hành vi đạo đức.

Đừng nghĩ giàu là có phước và nghèo là vô phước. Phước và vô phước dựa trên tiêu chuẩn có hạnh phúc đích thực (tịnh lạc) hay không, chứ không dựa trên tiêu chuẩn giàu nghèo.

Hỏi: Nghèo có phải là tội không thưa Thầy? Theo nhân quả thì nghèo là do tội bủn xỉn không biết bố thí,... vậy là có tội đúng không thưa Thầy?

Trả lời: Bủn xỉn (bỏn xẻn) là bất thiện nhưng không phải là nguyên nhân chính của nghèo, ngược lại lắm khi vì ích kỷ bủn xỉn mà giàu cũng có. 

Giàu mà bất chính (lợi mình hại người) mới là có tội. Người ích kỷ bủn xỉn dù giàu vẫn thấy mình còn nghèo. Do đó đánh giá giàu nghèo theo mức thu nhập là không đúng, và xem giàu nghèo là biểu hiện của phước tội lại càng không đúng hơn. Đó là một hiểu lầm trầm trọng về thiện và ác, phước và tội. 

Theo Thầy: Người giàu là người dù có thu nhập thấp nhưng vẫn thấy dư, sống hạnh phúc và sẵn sàng san sẻ cho người khác. 

Còn người nghèo là người dù có thu nhập cao nhưng vẫn thấy thiếu thốn, và sống bất hạnh vì tham lam ích kỷ. 

Người "an bần lạc đạo" thì phước chứ không tội. Người "phú giả bất nhân" thì tội chứ không phước. Vậy phước tội được đánh giá theo tính chất thiện và bất thiện của hành vi (nhân) và thái độ chấp nhận hoàn cảnh (quả) chứ không căn cứ trên mức thu nhập cao hay thấp. 

Thu nhập thấp mà thấy an vui là hạnh phúc, thu nhập cao mà thấy buồn bực là khổ đau. Tội phước, khổ vui rất vi tế, khó mà xét được qua hình thức bên ngoài.

Sở dĩ Thầy phải phân tích rõ điều này vì nhiều người nghĩ rằng giàu là có phước, nghèo là vô phước. Nhưng phước hay tội tùy thuộc vào nhân thiện hay bất thiện và quả an lạc hay đau khổ, chứ không phải căn cứ vào tình trạng giàu hay nghèo. 

Một vị vua xuất gia từ bỏ ngai vàng và giàu sang quyền quý để thấy hạnh phúc trong tam y bình bát của một vị khất sĩ ăn xin sống trong rừng dưới một cội cây. Vậy thì rõ ràng theo vị vua này thì giàu là tội (đau khổ) còn nghèo mới là phước (hạnh phúc)...

Nguồn: trungtamhotong.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm nghề buôn bán gặp nhiều “dối trá” thì nên làm gì?

Hỏi - Đáp 16:32 05/05/2024

Con hàng ngày làm nghề buôn bán, nhìn thấy nhiều sự dối trá, nghe thấy nhiều lời dối trá làm lòng con không có niềm tin vào cuộc đời. Con phải làm gì trước những suy nghĩ này. Con mong quý Thầy giải đáp giúp con?

Chuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà mà không đọc kinh thì có sao không?

Hỏi - Đáp 15:00 04/05/2024

Tôi đang tu tập theo pháp môn niệm Phật. Vì chỗ làm cách xa nhà nên mỗi sáng trước khi đi làm tôi thắp nhang lên bàn thờ Phật, rồi trong lúc lái xe tôi niệm danh hiệu Phật. Trước khi ngủ tôi niệm Phật trước bàn thờ thêm 30 phút nữa. Không biết tôi tu niệm như vậy đã đúng với Chánh pháp chưa?

Bị chướng duyên có phải là do thiếu phước không?

Hỏi - Đáp 15:20 03/05/2024

Hỏi: Thưa Sư Cô, con làm gì cũng bị chướng duyên có phải do con thiếu Phước và nhiều bất thiện nghiệp không ạ?

Vì sao lại có nhiều người trì niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm?

Hỏi - Đáp 18:05 02/05/2024

Từ đâu mà xuất sinh ra truyền thống thờ phụng và vì sao lại có nhiều người thích niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát như vậy?

Xem thêm