Thứ sáu, 24/04/2020, 08:16 AM

Tôi vẽ Phật

Một ngày nào đó, với tâm thanh tịnh, nhất định tôi sẽ sơn vẽ lại hình tượng Quán Âm như tôi mong muốn: đơn sơ, thanh thoát, và thánh thiện, với một khuôn mặt ngời sáng tràn đầy từ bi và trí tuệ, với nụ cười vô úy trên môi!

 > Mười công đức họa vẽ hình chư Phật - Bồ tát

Vốn không có khiếu về hội họa, nhưng từ khi biết đi chùa và quy y Tam bảo, tôi bỗng thích vẽ hình tượng Phật. Nói vẽ Phật, thực ra tôi chỉ vẽ được hình tượng Đức Quan Âm, mà cũng chỉ mỗi Đức Quán Âm Nam Hải, tức là hình tượng Quán Âm mặc áo trắng đứng trên tòa sen, tay trái cầm bình nước cam lồ, tay phải bắt ấn kiết tường như trong kinh diễn tả là Thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện.

Cũng có thể đây là hình tượng dễ vẽ nhất trong các hình tượng hóa thân của Bồ tát Quán Âm, nhưng tôi cũng chỉ có thể vẽ trên giấy bằng bút chì tô bóng, chưa thể cầm cọ để vẽ thành một bức tranh Phật, vì tôi vốn không biết cách pha màu.

Vốn không có khiếu về hội họa, nhưng từ khi biết đi chùa và quy y Tam bảo, tôi bỗng thích vẽ hình tượng Phật.

Vốn không có khiếu về hội họa, nhưng từ khi biết đi chùa và quy y Tam bảo, tôi bỗng thích vẽ hình tượng Phật.

Đức Phật với tuổi thơ nhìn từ tranh vẽ

Sau khi xuất gia, trên bước đường tu đạo của tôi đi, có thể nói quá nhiều gập ghềnh, không thuận lợi như trong trí tưởng tượng của tôi trước đó. Mỗi khi gặp khó khăn trắc trở, niềm tin và hy vọng trong tôi bị lung lay, tôi thường lấy giấy bút ra vẽ hình tượng Quán Âm. Tuy tay tôi vẽ hình tượng Quán Âm nhưng dường như tôi vẽ tâm mình, như muốn trút nỗi ưu tư trăn trở trong tôi lên hình tượng Ngài; đó là nguyên nhân vì sao tôi không thể vẽ được một hình tượng Quán Âm với khuôn mặt ngời sáng. Lúc đó, tôi tự nhủ: Nhất định một ngày nào đó, với tâm thanh tịnh, tôi sẽ vẽ thành công một hình tượng Quán Âm với khuôn mặt ngời sáng tràn đầy từ bi và trí tuệ, với nụ cười vô úy trên môi, như trong kinh Phổ Môn diễn tả:

"Quán Thế Âm tịnh thánh,

Ư khổ não tử ách,

Năng vị tác y hỗ,

Cụ nhất thiết công đức,

Từ nhãn thị chúng sinh,

Phước tụ hải vô lượng,

Thị cố ưng đảnh lễ". 

(Quán Âm bậc tịnh thánh,

Trong khổ não nạn chết,

Hay làm chỗ nương cậy,

Đủ tất cả công đức,

Mắt từ nhìn chúng sinh,

Biển phước tụ vô lượng,

Cho nên thường đảnh lễ).

Sau khi tôi về trụ trì chùa Phổ Minh, có một Phật tử tên Diệu Duyên, vốn là bổn đạo của thầy trụ trì quá cố; năm đó, thấy mấy tượng Phật, Bồ tát trong chùa đã cũ nên bà phát tâm dẫn một nhóm thợ đến chùa sơn vẽ lại, tất cả chi phí bà đều lo hết. Tâm hộ pháp của bà tôi hiểu, nhưng nét vẽ của những người thợ này, tôi không thích lắm; nhất là tượng Bồ tát Quán Âm, vì sao lại vẽ thêm nhiều chuỗi anh lạc trên cổ, vòng xuyến trên tay, lại còn tô má hồng với chân mày mỏng giống như mấy bà nữ thần trong miếu Ngũ hành. Hình tượng Quán Âm trong tôi mãi mãi là một hình tượng đơn sơ, thanh thoát và thánh thiện, đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi đi mua một hộp sơn trắng và lần đầu tiên trong đời, tôi cầm cọ sơn trắng hình tượng Quán Âm. Lúc đó, tự nhủ: Nhất định một ngày nào đó, với tâm thanh tịnh, tôi sẽ cầm cọ sơn vẽ lại hình tượng Quán Âm như tôi mong muốn.

Nói vẽ Phật, thực ra tôi chỉ vẽ được hình tượng Đức Quan Âm, mà cũng chỉ mỗi Đức Quán Âm Nam Hải, tức là hình tượng Quán Âm mặc áo trắng đứng trên tòa sen, tay trái cầm bình nước cam lồ, tay phải bắt ấn kiết tường như trong kinh diễn tả là Thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện. Ảnh minh họa.

Nói vẽ Phật, thực ra tôi chỉ vẽ được hình tượng Đức Quan Âm, mà cũng chỉ mỗi Đức Quán Âm Nam Hải, tức là hình tượng Quán Âm mặc áo trắng đứng trên tòa sen, tay trái cầm bình nước cam lồ, tay phải bắt ấn kiết tường như trong kinh diễn tả là Thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện. Ảnh minh họa.

Họa sĩ vẽ tranh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam

Một thời gian, sau khi trùng tu chùa xong, tuy trong ngoài chưa được hoàn thiện, nhưng tôi vẫn mời nhóm thợ vẽ Phật từ lò vẽ của ông Minh Dung đến để sơn vẽ lại tất cả tượng Phật, Bồ tát trong chùa. Nhân dịp này, tôi nhìn cách họ sơn vẽ và cách pha màu da mặt Phật. Chú Minh Huyền là thợ vẽ chính và cũng là con của ông Minh Dung, thấy tôi tò mò muốn học cho biết cách pha màu da mặt Phật, đã không ngần ngại chỉ cho tôi. Tuy màu sắc trên các tượng Phật, Bồ tát trong chánh điện có thể đến mười năm không phai; nhưng tượng Quán Âm lộ thiên thì mới một năm đã phai vì nắng gió mưa, lúc đó tôi bỗng có ý nghĩ cầm thử cọ sơn vẽ lại tượng Quán Âm. Khi sơn vẽ tòa sen và áo trắng của tượng, tôi không run tay, nhưng không hiểu sao khi pha màu da mặt Ngài thì tay tôi lại run, sợ pha màu không giống sẽ làm hư khuôn mặt tượng.

Sau khi sơn vẽ màu da mặt tạm ổn, đến lúc vẽ cặp chân mày, tôi không những run tay mà trán còn đổ mồ hôi hột; bởi tôi chỉ có thể vẽ được chân mày bên phải, còn chân mày bên trái thì không thể nào vẽ được. Chỉ có cặp chân mày mà tôi phải mất hết một buổi mới tạm vẽ xong, hôm sau vẽ đôi mắt cũng giống như khi vẽ chân mày, chỉ có thể vẽ được mắt bên phải mà không thể vẽ được mắt bên trái, trên trán tôi cũng đổ mồ hôi hột và cũng phải mất hết một buổi mới tạm vẽ được. Nói chung là lần đầu tiên cầm cọ sơn vẽ tượng Quán Âm lộ thiên, tôi đã sơn vẽ với tâm hoàn toàn thanh tịnh; tuy không tệ đến nỗi phải sơn trắng lại hết, nhưng tôi vẫn chưa vẽ được một khuôn mặt ngời sáng, với ánh mắt từ bi và trí tuệ.

Sau khi sơn vẽ màu da mặt tạm ổn, đến lúc vẽ cặp chân mày, tôi không những run tay mà trán còn đổ mồ hôi hột; bởi tôi chỉ có thể vẽ được chân mày bên phải, còn chân mày bên trái thì không thể nào vẽ được. Ảnh minh họa.

Sau khi sơn vẽ màu da mặt tạm ổn, đến lúc vẽ cặp chân mày, tôi không những run tay mà trán còn đổ mồ hôi hột; bởi tôi chỉ có thể vẽ được chân mày bên phải, còn chân mày bên trái thì không thể nào vẽ được. Ảnh minh họa.

Qua năm thứ hai, năm thứ ba…, dần dần tôi không còn run tay khi cầm cọ sơn vẽ tượng Quán Âm nữa; khi vẽ chân mày, đôi mắt của Bồ tát Quán Âm, trên trán tôi cũng không còn đổ mồ hôi hột và cũng không phải mất tới mấy ngày mới vẽ xong khuôn mặt Ngài. Cuối cùng, tôi cũng sơn vẽ được hình tượng Bồ tát Quán Âm với khuôn mặt ngời sáng, với ánh mắt từ bi và trí tuệ, với nụ cười vô úy trên môi. So với một thợ vẽ chuyên nghiệp như chú Minh Huyền thì nét vẽ của tôi vẫn chưa được hoàn thiện; nhưng đối với riêng tôi thì lại là một thành công lớn, vì cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được lời nguyện của mình trước Bồ tát Quán Âm là: Một ngày nào đó, với tâm thanh tịnh, nhất định tôi sẽ sơn vẽ lại hình tượng Quán Âm như tôi mong muốn: đơn sơ, thanh thoát, và thánh thiện, với một khuôn mặt ngời sáng tràn đầy từ bi và trí tuệ, với nụ cười vô úy trên môi!

Ai là người vẽ 8 bức họa 8 hình tướng của Bồ Tát Quán Âm?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm