Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tôn giả La Hầu La – đệ nhất mật hạnh bảo hộ Tăng đoàn

Dù Thế Tôn ở nơi đâu, vẫn là Tôn giả La Hầu La âm thầm ẩn mình dõi theo từng bước chân của Thế Tôn...

Hằng ngày, Thế Tôn tọa Thiền và đi kinh hành bên bờ suối nhỏ. Khi trở về, đồ ăn đã được chuẩn bị trên phiến đá. Thế Tôn thọ thực rồi lấy bình nước đã được sắp sẵn để rửa tay. Mỗi khi Thế Tôn rời đi, Ngài La Hầu La lại dặn dò các thám tử đến quét dọn lại chỗ nằm nghỉ, giặt sạch tấm Y, thay những thảm cỏ mới trên tòa ngồi của Người. Xế chiều, các thám tử lấy nước từ những khe đá, hái thêm các lá thơm rồi nấu thành nước tắm để Thế Tôn tiện dùng.

Tôn giả luôn dõi theo từng việc của Thế Tôn với lòng kính thương vô bờ bến. Mật hạnh của Ngài, đôi lúc có những phút giây hạnh phúc và thiêng liêng như thế. Hơn 45 năm Thế Tôn chuyển bánh xe Pháp, Tăng đoàn vẫn luôn là mái ấm tâm linh yên bình nhất. Mỗi sáng nắng vẫn vàng trên các mái am tranh, và tối đến bầu trời tĩnh lặng khi các vị Tỳ kheo tọa Thiền. Thế nhưng, đằng sau sự bình yên đó là biết bao nỗi vất vả, sự hi sinh và cả tấm lòng của vị Hộ Pháp.

Mật hạnh phải được thành tựu trong thầm lặng và chính bởi thầm lặng nên mới càng cao quý.

Mật hạnh phải được thành tựu trong thầm lặng và chính bởi thầm lặng nên mới càng cao quý.

Phật dạy La Hầu La cách thức buông xả

 Hằng đêm, trong góc rừng gần tinh xá, thấp thoáng một vị Tôn giả vẫn đang miệt mài luyện tập những thế võ hay bàn kế hoạch với các thám tử, tấm y trên người Ngài sậm màu lại vì mồ hôi đẫm ướt.

Và còn biết bao giọt mồ hôi của sự vất vả, khó nhọc đã đổ xuống nhưng không một ai biết đến khi Ngài phải đương đầu với những mưu toan của ngoại đạo. Những mưu toan được nung nấu bởi đầy thị phi, gian trá và cả gươm đao.

Trọng trách quá lớn lao, nặng trĩu trên vai không thể tỏ bày hay chia sẻ, chỉ có thể gánh lấy rồi mang hết tâm sức mình mà thực hiện. Bởi Mật hạnh phải được thành tựu trong thầm lặng và chính bởi thầm lặng nên mới càng cao quý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Nghiên cứu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm