Thứ tư, 06/10/2021, 11:58 AM

Trần Nhân Tông Phật hoàng: Thế gian kiệt xuất một người

Trong suốt 10 thế kỷ phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào lãnh đạo đất nước, chống giặc ngoại xâm, để lại một di sản văn hóa kỳ vĩ như vua Trần Nhân Tông.

Ghi nhận và tôn vinh cống hiến của Vua Trần Nhân Tông, mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 về việc thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, để nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan.

Vị vua sáng - Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông sinh ra khi cuộc chiến lần thứ nhất của quân dân Đại Việt chống quân Nguyên Mông vừa kết thúc (1258). Thời điểm Vua Trần Nhân Tông lên ngôi năm 20 tuổi (năm 1278), nhà Trần đã qua hai triều vua dựng nghiệp, đất nước bước vào thời kỳ thịnh trị, nông nghiệp phát triển, luật pháp thi cử học hành đều đã quy củ. Thế nhưng, cái họa ngoại xâm lại ùa tới. Nhà Nguyên diệt nhà Tống, và bắt đầu nhòm ngó Đại Việt. Trong vòng 4 năm đã có hai cuộc xâm lăng dữ dội khốc liệt. Một lần vào năm 1285 và lần sau vào năm 1287 – 1288. Chỉ nghe tiếng giặc mạnh, nhiều tướng lĩnh tông tộc nhà Trần đã khiếp vía ra hàng. Đội quân Nguyên Mông bách chiến bách thắng, lừng lẫy Á, Âu, đủ các “binh chủng” thủy, bộ và đặc biệt kỵ binh tinh nhuệ. Ở thời điểm lịch sử đó mà đội quân xâm lăng mỗi lần đều vào khoảng 30 – 50 vạn quân thì quả là con số khủng khiếp. 

Mặc dù có Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông bên cạnh cùng  gánh vác, nhưng trọng trách chính chỉ đạo cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vẫn dồn lên vai vị vua trẻ Trần Nhân Tông. Lịch sử còn ghi rõ, vào tháng Tám năm Nhâm Ngọ (1282), khi được tin 50 vạn quân Toa Đô sử dụng kế “giả đồ phạt Quắc”, lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành để thôn tính nước ta, Vua Trần Nhân Tông đã chủ động tổ chức hội nghị Bình Than. Đây là hội nghị của vương hầu, tướng lĩnh nhà Trần bàn kế sách chống giặc. Địa điểm tổ chức Bình Than là giữa sông Thiên Đức, gần Lục đầu giang, xa kinh thành để tránh tai mắt của giặc.

Tấm lòng bao dung hiếm có của Vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông cũng thật hiếm có khi không truy cứu những người nao núng viết thư đầu hàng giặc.

Tấm lòng bao dung hiếm có của Vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông cũng thật hiếm có khi không truy cứu những người nao núng viết thư đầu hàng giặc.

Tại hội nghị Bình Than, là vị vua trẻ, nhưng phong thái của Vua Trần Nhân Tông vô cùng đĩnh đạc, tầm nhìn sâu rộng. Nói về tài dùng người, đức độ bao dung khoáng đạt của vị vua trẻ Trần Nhân Tông không thể không nhắc tới việc trọng dụng Trần Hưng Đạo. Bấy giờ, giữa dòng trưởng của Trần Hưng Đạo và dòng thứ của Vua không phải không có hiềm khích. Trần Hưng Đạo là con trai của Trần Liễu (anh trai ruột ông nội vua), tức là dòng trưởng đã không được làm vua mà trong nhiều chuyện còn bị “xử ép”, và từng nổi loạn. Vậy mà, Vua Trần Nhân Tông trọng dụng, giao phó cho Quốc Tuấn trọng trách Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn bộ quân đội. Đáp lại ân sủng của vua, Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã gạt tình riêng, dâng hiến thiên tài quân sự của mình cho nước. Và cũng tại hội nghị Bình Than, chỉ thoáng thấy bóng thuyền của Trần Khánh Dư – một tướng tài lắm tật, bị phạt tội phải kiếm sống bằng nghề bán than lướt qua nơi tổ chức hội nghị Bình Than mà Vua Trần Nhân Tông liền ra ngay lệnh chỉ tha tội cho Trần Khánh Dư rồi gọi vào họp, sau đó giao cho chức Phó đô tướng quân… 

Lịch sử cũng ghi sự kiện hiển hách về tinh thần dân chủ cởi mở của Vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông khi tổ chức hội nghị Diên Hồng. Có thể coi đây là mầm mống của hành động “trưng cầu dân ý” về một sự kiện trọng đại của đất nước, khi Thoát Hoan sắp đưa quân chủ lực tấn công Đại Việt. Đẹp biết bao hình ảnh Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản bóp nát quả cam ở bên lề hội nghị Bình Than và muôn người như một đồng thanh hô “đánh” ở hội nghị Diên Hồng. Chính lòng vua tôi, tướng lĩnh, quân dân như một đã làm nên phong thái đĩnh đạc của Trần Hưng Đạo khi trả lời câu hỏi của Vua Trần Nhân Tông nhận định về tình hình cuộc chiến sắp xảy ra ở cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Còn với vị vua trẻ Trần Nhân Tông, trước thế giặc mạnh, tấn công cả hai phía từ phía Bắc và phía Nam từ Chiêm Thành sang, mặt trận Khâu Cấp – Nội Bàng đã tan vỡ và đại quân Trần phải lùi về Vạn Kiếp. Trên con thuyền chạy ra Hải Đông tránh mũi dùi tấn công của giặc nhiều tướng lĩnh thua trận, đầu hàng giặc, vậy mà vị vua trẻ vẫn ung dung tự tin. Ông chính là linh hồn của xã tắc giữa giờ phút cheo leo bên bờ vực thẳm. Đây là câu thơ của Vua Trần Nhân Tông tự tay viết lên mạn thuyền:

Cối Kê cựu sự quân tu ký,    

Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh.

(Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ,

Hoan Diễn còn kia mười vạn quân).

Mượn tích một ngàn quân còn lại trên núi Cối Kê của Việt Vương Câu Tiễn đã đánh bại quân Ngô ở thời Chiến quốc, đồng thời Vua Trần Nhân Tông cũng khích lệ tướng sĩ rằng vùng hậu phương Thanh – Nghệ lực lượng hiện vẫn chưa suy suyển sẽ sẵn sàng đánh tan quân đội Nguyên Mông. 

Trong suốt 10 thế kỷ phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào lãnh đạo đất nước, chống giặc ngoại xâm, để lại một di sản văn hóa kỳ vĩ như vua Trần Nhân Tông.

Trong suốt 10 thế kỷ phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào lãnh đạo đất nước, chống giặc ngoại xâm, để lại một di sản văn hóa kỳ vĩ như vua Trần Nhân Tông.

Hành trạng Ngài Trần Nhân Tông qua Mộc Bản Triều Nguyễn

Và hào sảng với câu thơ ngày khải hoàn khi Vua nhìn thấy ngựa đá ở lăng tẩm ông nội:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

(Xã tắc hai phen bon ngựa đá,

Non sông nghìn thuở vững âu vàng).

Tấm lòng bao dung hiếm có của Vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông cũng thật hiếm có khi không truy cứu những người nao núng viết thư đầu hàng giặc. 

Sau chiến tranh, Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi và làm Thái thượng hoàng. Tháng 3 năm 1301, Trần Nhân Tông sang Chiêm Thành và ở lại đây gần một năm. Việc ngoại giao gắn kết hai dân tộc, ổn định phương Nam đề phòng sự xâm lược còn đang toan tính của nhà Nguyên được Thượng hoàng Trần Nhân Tông thực thi bằng một hành động khôn khéo: gả công chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm là Chế Mân vào năm 1306. Đáp lại, Chế Mân nhượng hai châu Ô, Lý cho Đại Việt và đổi thành hai châu Thuận, Hóa. 

Thi sĩ thiền gia Trần Nhân Tông

Do điều kiện sống song hành làm hai chủ thể: Nhà vua và nhà tu hành nên thơ của Trần Nhân Tông cũng mang hai loại cảm hứng khác nhau: Cảm hứng thế tục và cảm hứng thiền. hai cảm hứng này xoắn bện khó tách rời. Tương truyền, Vua Trần Nhân Tông là tác giả của các tập thơ, sách sau: Thiền lâm thiết chủy ngữ lục (Ngữ lục về trùng độc thiết chủy trong rừng Thiền); Tăng già toái sự (Chuyện vụn vặt của sư tăng); Thạch thất mỵ ngữ (Lời nói mê trong nhà đá); Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm); Trần Nhân Tông thi tập (Tập thơ Trần Nhân Tông); Trung Hưng thực lục (2 quyển): chép việc bình quân Nguyên xâm lược. Thế nhưng, đến nay, các tác phẩm trên đều đã thất lạc, chỉ còn lại 32 bài thơ, kệ chép trong Thánh đăng ngữ lục, Thiền tông bản hạnh, An Nam chí lược, Nam Ông mộng lục, Việt âm thi tập, và Toàn Việt thi lục, và ba phiến đoạn trong Đại Việt sử ký toàn thư và An Nam Chí lược. Qua những bài thơ còn lưu lại, cũng đủ thấy tầm vóc của một thi nhân lừng lẫy của văn học thời Lý, Trần. Nhiều bài thơ thể hiện tư tưởng, tâm hồn của một nhà Thiền. Cái sắc, không nhập nhòa giữa cảnh đồng quê Thiên Trường yên bình:

Xóm trước, thôn sau tựa khói lồng,

Bóng chiều dường có lại dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Còn đây là hình ảnh một quân vương,

Thiền gia giữa cung điện lầu son gác tía,

cung tần mỹ nữ, vẫn có một chỗ dành riêng cho mình:

Nửa song đèn sáng, sách đầy giường,

Đêm lạnh sân thu khí đượm sương

Thức dậy tiếng chày đâu chẳng biết,

Trên cành hoa mộc ánh trăng vương.

Một nhà vua sáng hết lòng vì nước, một vị tổ tận tâm chuyên chú hoằng dương Phật pháp, một thi sĩ dào dạt cảm hứng nhân tình, đạo pháp. Đẹp đẽ và vẻ vang thay cho đất nước chúng ta khi tất cả sự kỳ vĩ đó chung đúc lại trong một con người kiệt xuất – Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Một nhà vua sáng hết lòng vì nước, một vị tổ tận tâm chuyên chú hoằng dương Phật pháp, một thi sĩ dào dạt cảm hứng nhân tình, đạo pháp. Đẹp đẽ và vẻ vang thay cho đất nước chúng ta khi tất cả sự kỳ vĩ đó chung đúc lại trong một con người kiệt xuất – Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông – Con người và thời đại

Ngay từ khi còn bé, Trần Nhân Tông đã muốn xuất gia. Ông tôn Tuệ Trung thượng sĩ làm thầy. Ông từng muốn phụ hoàng nhường ngôi cho em để xuất gia nhưng không được. Có thời gian, ông đã quá mải mê với việc giữ gìn giới luật đến nỗi mặt võ mình gầy, Thánh Tông thấy vậy phải nhắc: “Trẫm nay đã già rồi, chỉ trông mong vào một mình con. Nếu con như thế thì cơ nghiệp lớn của tổ tông sẽ ra sao?. Do vậy, ông mới để tâm đến việc nắm giữ ngôi báu và trị quốc. 

Đất nước thanh bình, nhường ngôi cho con để đi tu nhưng Trần Nhân Tông vẫn đau đáu thế sự. Khi Vua Trần Anh Tông say ruợu, bỏ bê chính sự, ông còn triệu tập quần thần về Thiên Trường định bàn chuyện phế lập (năm 1299).

Tư tưởng thiền nhập thế là đặc điểm nổi bật của dòng thiền Trúc Lâm. Đó phải chăng cũng là tư tưởng của Thiền sư Pháp Thuận từng khuyên Vua Lê Đại Hành: “Vô vi trên điện gác – Chốn chốn tắt đao binh”. Tư tưởng “cư trần lạc đạo” được Phật hoàng Trần Nhân Tông nói rõ: “Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên; Đói cứ ăn no mệt ngủ liền; Báu sẵn trong nhà thôi tìm kiếm; Vô tâm trước cảnh hỏi gì Thiền”. Điều Ngự Giác Hoàng đã xây đắp cho Thiền phái Trúc Lâm một cơ sở triết thuyết, là nền tảng vũ trụ quan và nhân sinh quan của xã hội thời thịnh Trần. Ông kiên trì gây dựng một hệ phái Phật giáo thống nhất trong cả nước, cả về mặt tổ chức, giáo lý, cách thức đào tạo, truyền nối, lại chủ trương tách sinh hoạt tôn giáo ra khỏi sinh hoạt chính trị, mở cho Phật giáo một không gian tâm linh khoáng đãng, tự do ở nơi rừng núi, không bị quyền lực nhà nước chi phối, lấy cả một vùng Yên Sinh - Yên Tử làm nơi quy tụ…

Một nhà vua sáng hết lòng vì nước, một vị tổ tận tâm chuyên chú hoằng dương Phật pháp, một thi sĩ dào dạt cảm hứng nhân tình, đạo pháp. Đẹp đẽ và vẻ vang thay cho đất nước chúng ta khi tất cả sự kỳ vĩ đó chung đúc lại trong một con người kiệt xuất – Phật hoàng Trần Nhân Tông.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm