Thứ ba, 31/05/2022, 07:40 AM

Trì thần chú yên tấm lòng

Một trong những cách dễ dàng nhất của nhà Phật giúp cho mọi người được an ổn tâm lý vững chãi tinh thần trong hiện tại cũng như tương lai là thường niệm một câu thần chú mà đức Phật đã dạy

 Thần chú Phật

Vạn công năng

Chuyên trì, nhất tâm

Thần thông, diệu dụng

Thoát khổ sầu

Trong đời sống con người những lúc có nhiều biến động, dịch bịnh, dễ bị tâm lý hoang mang lo lắng bất an thậm chí hốt hoảng sợ hãi mà không biết phải làm sao

Một trong những cách dễ dàng nhất của nhà Phật giúp cho mọi người được an ổn tâm lý vững chãi tinh thần trong hiện tại cũng như tương lai là thường niệm một câu thần chú mà đức Phật đã dạy

Mật tông trong Phật giáo chuyên tu tập bằng phương pháp trì niệm thần chú. Tu luyện thần chú đạt đến cảnh giới tam mật tương ưng, thể nhập pháp thân Tỳ lô giá na, có thể tức thân thành Phật, vượt thoát khổ đau trong tam giới luân hồi.

Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú

Chuyên tâm trì thần chú có thể đạt đến cảnh giới định 'chế tâm nhất xứ', có thể phát huy những năng lực đặc biệt thậm chí có năng lực phi thường, thần thông diệu dụng.

Chuyên tâm trì thần chú có thể đạt đến cảnh giới định "chế tâm nhất xứ", có thể phát huy những năng lực đặc biệt thậm chí có năng lực phi thường, thần thông diệu dụng.

Trong thời công phu của các chùa Bắc truyền thường trì tụng thần chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm, chú Chuẩn Đề, chú Dược Sư, chú lục tự đại minh, chú tiêu tai các tường, chú vãng sanh...

Ví dụ như thường trì niệm thần chú sáu âm: Án ma ni bát di hồng, mỗi lần ít nhất 108 biến

Chuyên tâm trì thần chú có thể đạt đến cảnh giới định "chế tâm nhất xứ", có thể phát huy những năng lực đặc biệt thậm chí có năng lực phi thường, thần thông diệu dụng.

Niệm thần chú giúp ta có khả năng tập trung tâm ý, giúp tâm ta bình an, tăng sức mạnh ý chí tinh thần vô biên

Nhất tâm trì thần chú sẽ có có chư thiên, thiện thần hộ pháp luôn hộ trì bảo vệ chúng ta

Nhất tâm trì niệm thần chú có thể giúp ta tiêu tai giải nạn, tiêu trừ tật bịnh

Trì niệm thần chú giúp ta giải trừ bùa ngải chú thuật, trù yểm

Hiện nay có không ít người sợ bùa chú, bị trấn yểm mà không biết làm thế nào giải trừ được, không biết tìm ai để giúp giải trừ.

Có người bị bùa ngải, chú yểm mà dở điên dở khùng, thân tàn ma dại, có khi phải mất mạng oan uổng

Phật pháp có công năng vô lượng vô biên, giải trừ bùa ngải chú yểm là không khó khăn gì cả.

Những người đã quy y Tam bảo, thường ăn chay niệm Phật, tụng kinh trì chú đúng lời Phật dạy thì không bùa ngải nào xâm phạm được

Những người thường xuyên trì niệm thần chú Đại Bi hay chú Chuẩn Đề...thì tâm lực mạnh mẽ và luôn có thiên thần, thiện thần hộ trì ít có bùa ngải nào xâm phạm làm hại được

Nếu người nhà, người quen bị thì nên đến chùa nhờ các vị Tăng Ni giới đức giúp giải trừ không khó.

Đương nhiên, không phải ai trì niệm thần chú cũng linh, cũng hiệu quả, cũng an tâm

Người thiếu phước đức, không quy y Tam Bảo, thiếu niềm tin, tâm không chuyên nhất, thì niệm chú sẽ không hiệu quả

Người lương thiện, có giới hạnh, đạo đức, có tín tâm mạnh mẽ và có năng lực tập trung nhất tâm khi trì niệm sẽ hiệu quả rất lớn. Những vị có đạo lực và tâm lực lớn thì công năng trì chú càng vi diệu khôn lường. Như với những bậc đạo cao đức trọng chỉ đốt 3 cây nhang, một ly nước trắng, miệng niệm thần chú Lăng Nghiêm hoặc thần chú Chuẩn đề là hóa giải bùa ngải chú yểm được ngay trong tích tắc.

Thần chú và thần lực

Trì niệm một câu thần chú giúp chúng ta, gia đình, người thân được an yên cả đời, phúc báo về sau.

Trì niệm một câu thần chú giúp chúng ta, gia đình, người thân được an yên cả đời, phúc báo về sau.

Trì thần chú giúp ta không sợ tà ma yêu quái, quỷ mỵ...

Thầy đã mục kích người niệm chú Đại bi, có năng lực dị thường, như đi trong mưa vẫn không ướt áo, ướt đầu

Bất kỳ ai, chỉ cần mỗi ngày 2 lần sáng tối, mỗi lần chỉ dùng 5 đến 10 phút để trì niệm một câu thần chú, thì chắc chắn họ làm gì cũng hanh thông, đời sống vững chải bình an thăng tiến.

Một điều cần ghi nhớ là khi trì niệm thần chú nên giữ thân tâm thanh tịnh, không có ý mong cầu oai lực thần thông, không loạn tâm, không khởi ác ý hại người, dù thấy có linh nghiệm cũng không khoe khoang tự đại. Nếu không, sẽ có thể rước họa vào thân.

Trì niệm một câu thần chú như pháp sẽ là chỗ dựa tinh thần của cả cuộc đời con người vững chãi vô cùng.

Trì niệm một câu thần chú giúp chúng ta, gia đình, người thân được an yên cả đời, phúc báo về sau.

Ai có nhân duyên với pháp môn trì chú, thì y theo pháp này thực hành sẽ vượt thoát khổ sầu trong kiếp sống nhân sinh

Nguyện chư Phật Bồ Tát La Hán chư Thiên gia hộ cho thế giới hòa bình, tam tai dịch bịnh qua mau, đất nước phồn vinh, người người bình an phúc lạc, vui sống trong tình thương vô ngã. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

Kiến thức 08:20 04/01/2025

Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.

Sám tụng Phật thành đạo

Kiến thức 10:30 02/01/2025

Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.

Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Kiến thức 11:21 01/01/2025

Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.

Xem thêm