Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/02/2019, 08:30 AM

Triết lý lãnh đạo thần kỳ của Tây Du Ký

Ngày 3 tháng 9 năm Trinh Quán thứ 13, Đường Tăng bắt đầu hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh. Điều gì khiến 5 thầy trò Đường Tăng vượt qua con đường thiên lý gian nan? Có phải nhờ ước nguyện trở thành Phật, hay lòng quyết tâm, tinh thần đồng đội và nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng giúp họ giữ sự sống?

Từ thay đổi thế giới đến thay đổi bản thân

Tôn Ngộ Không xuất thân là người xưng Vương Hoa Quả Sơn với lai lịch không tầm thường và luôn bộc lộ rõ ràng cá tính của mình trong suốt hành trình phò tá Đường Tăng cùng các vị sư đệ. Hành trình đến Tây Thiên đầy thử thách đã cho chúng ta biết đến nhân vật tràn đầy sức sống, thông minh, tài năng, bản lĩnh, quyết đoán, cương nghị, càng gặp trở ngại càng kiên cường dũng cảm này. Rõ ràng đó là những tố chất không thể thiếu của người đứng đầu một tập thể.

Tôn Ngộ Không phò Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh.

Tôn Ngộ Không phò Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh.

Bài liên quan

Một đôi mắt lửa ngươi vàng sáng tinh anh có thể nhìn thấu tâm địa xấu xa dưới những khuôn mặt hoàn mỹ. 72 phép thần thông biến hóa có thể hóa giải những khó khăn. Phép cân đẩu vân mười tám ngàn dặm có thể giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề. Cây gậy Như Ý với sức mạnh vô địch là lợi thế mà đối thủ khó so sánh. Hành trình từ Đông thổ Đại Đường đến Tây Thiên của năm thầy trò sở dĩ hoàn thành là nhờ vào tài năng đại đồ đệ trung thành Tôn Ngộ Không.

Trước khi hộ tống Đường Tăng đi thỉnh kinh, Hầu Vương luôn khát khao thay đổi thế giới, từng vượt muôn trùng biển cả để tầm sư học đạo và cũng đã từng đại náo thiên cung. Song cuối cùng Tôn Ngộ Không đã không thể thoát ra khỏi lòng bàn tay của Phật Tổ, bị đè dưới chân Ngũ Hành Sơn năm trăm năm để chờ một người đi lấy chân kinh giải thoát cho mình, chịu đựng sự giày vò của vòng kim cô mỗi khi hành động theo cá tính, sự phán đoán của mình nhưng trái với bản tính của sư phụ.

Vậy là Tôn Ngộ Không đã tự thay đổi bản thân bằng sự khống chế của nhiều sức mạnh khác nhau theo từng bước chân trên con đường sang Tây Thiên. Điều mà “Tây Du Ký” muốn nói với chúng ta chính là quá trình trưởng thành của Tôn Ngộ Không từ “thay đổi thế giới” đến “thay đổi bản thân”. Sự thay đổi đó dẫn dắt Tôn Ngộ Không hòa mình vào mục tiêu chung của tập thể tự lúc nào không hay.

Vượt qua thử thách

“Tây Du Ký” khắc họa nên đặc trưng của bốn kiểu tính cách tiêu biểu: cầu toàn của Đường Tăng, mạnh mẽ của Tôn Ngộ Không, sôi nổi của Trư Bát Giới và ôn hòa của Sa Ngộ Tĩnh. Mỗi người đều có cá tính của mình, điểm mấu chốt là người lãnh đạo phải làm thế nào để đội ngũ đó phát huy tác dụng, đó mới là đội ngũ đi thỉnh kinh chân chính.

Tôn Ngộ Không phò Đường Tăng lấy kinh là chuyện được Thần Phật an bài cẩn thận từng chi tiết.

Tôn Ngộ Không phò Đường Tăng lấy kinh là chuyện được Thần Phật an bài cẩn thận từng chi tiết.

Bài liên quan

Trong 81 kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng phải vượt qua, “Tây Du Ký” không chỉ kể lại quá trình chiến thắng chuỗi các khó khăn của thầy trò Đường Tăng, mà còn giải thích rõ nguyên nhân tạo nên những khó khăn này. Người xưa có câu: “Tâm sinh thì ma quỷ sinh, tâm diệt thì ma quỷ diệt”. Hóa ra tất cả khó khăn đều do quan niệm và tính cách của chúng ta tạo nên. Quá trình chiến thắng khó khăn là quá trình chiến thắng cái tôi. Quá trình chiến thắng cái tôi cũng chính là quá trình trưởng thành của con người.

Khi học được cách làm người, chúng ta sẽ biết cách chung sống hòa thuận với người khác, biết cách xây dựng mối quan hệ hài hòa tương trợ lẫn nhau. Có như thế, chúng ta mới có thể đạt được thành công của cá nhân và tập thể. 

Tất nhiên, khi đối mặt với khó khăn, thử thách, ngoài sức mạnh vật chất, con người cần có niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống để làm điểm tựa về tinh thần. Vì vậy, “Tây Du Ký” đã đưa ra hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi cứu độ nhân thế luôn xuất hiện ở những nơi cần sự giúp đỡ, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ nạn. 

Tìm một con đường "đi lấy chân kinh"

Trải qua 81 nạn, cuối cùng Đường Tăng và các đồ đệ cuối cùng lấy được chân kinh, trở về Đại Đường, truyền cho chúng sinh.

Trải qua 81 nạn, cuối cùng Đường Tăng và các đồ đệ cuối cùng lấy được chân kinh, trở về Đại Đường, truyền cho chúng sinh.

Bài liên quan

Người xưa có câu: “Trên đời chỉ có làm người là khổ, mọi chuyện không có gì khó bằng kiếm miếng ăn”. Tất cả tri thức của nhân loại cũng chẳng qua là để giải quyết vấn đề làm người và mưu sinh.

Đường Tăng luôn hướng về phía trước với niềm tin cao nhất, dù có hi sinh tính mạng cũng không từ bỏ, đó là lấy được chân Kinh. Khi trở về từ Tây Thiên, thầy trò Đường Tăng mang theo 5048 cuốn Kinh Phật dạy cách làm người, đối nhân xử thế. Khi công đức viên mãn, cuộc sống của họ đã thay đổi hoàn toàn. 

Trở thành Phật, họ tránh xa những phiền muộn ở chốn nhân gian, bước vào thế giới cực lạc vĩnh hằng. Thiết nghĩ, đây là cuộc sống mà nhân loại khổ công theo đuổi. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm