Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 14/03/2022, 08:14 AM

Trở về ôm lấy em bé thương tích

Nhiều người trong chúng ta có một thời thơ ấu đã từng đi ngang qua những giai đoạn rất khó khăn và có nhiều thương tổn( traumatisme) rất nặng.

Nhiều người trong chúng ta có một thời thơ ấu đã từng đi ngang qua những giai đoạn rất khó khăn và có nhiều thương tổn( traumatisme) rất nặng. Nên ta thường không muốn nhớ lại những giai đoạn khổ đau đó. Mỗi lần tiếp xúc với những kỉ niệm đau buồn ấy thì ta chịu không nổi, cho nên cơ chế tự tồn, tự vệ trong mỗi chúng ta có khuynh hướng vùi chôn đi những kỉ niệm đau thương đó ở những vùng xa thẳm của tâm thức. Khi có một người nào tới khơi dậy mối thương tâm đó thì ta khóc, buồn khổ và có khi không ăn cơm được trong một, hai hay ba ngày. Em bé trong ta có thể đang bị thương tích rất nặng. Nhưng vì không có đủ sức mạnh cho nên trong quá khứ mấy chục năm vừa rồi ta chỉ muốn trốn tránh và không dám gặp mặt em bé ấy. Cho nên em bé ấy vẫn tiếp tục đau khổ và đòi hỏi sự săn sóc, thừa nhận từ chúng ta. Vì sợ khổ nên chúng ta luôn trốn tránh và làm ngược lại chuyện đó. Phương pháp của đạo Bụt là thực tập như thế nào để chế tác được năng lượng chánh niệm. Với năng lượng đó chúng ta không cần phải sợ hãi nữa mà có thể trở về gọi đích danh em. Ôm lấy và nói chuyện với em. 

Ảnh chụp màn hình 2022-03-10 121758

Đầu tiên là nhận diện. Này em bé trong tôi đang bị thương tích, tôi biết em đang có mặt đó. Trong những năm vừa qua, tôi đã rất tệ bạc, bỏ em một mình bơ vơ với những vết thương nặng nề. Bây giờ, tôi đã trở lại. Xin em cho phép tôi ôm em vào lòng. Tội nghiệp em quá! Mình ôm ấp và nói chuyện với em bé thương tích trong mình như vậy. Nếu cần thì cả hai chị em cùng khóc với nhau. Trong giờ thiền toạ cũng được. Hãy nói chuyện với em bằng ngôn ngữ vắng lặng. Trong rừng mình có thể nói chuyện với em. Mình với em không phải là hai mà cũng không phải là một. Đã có nhiều người thực tập theo pháp môn này và sau một thời gian thì thấy có sự thuyên giảm và được chuyển hoá, trị liệu. Mối liên hệ giữa họ với những người thương cũng trở nên dễ dàng hơn. Khi đã thực sự trở về chữa trị cho em bé bị thương trong ta rồi thì ta có đủ sức mạnh và khả năng để hiểu và thương những người xung quanh ta nhiều hơn. Người em, chị, anh kia có thể cũng đang có một em bé bị thương tích nặng nề ở trong họ và ta có thể giúp người đó được. Cho nên sau khi đã chửa trị cho mình rồi, ta thấy liên hệ giữa ta và những người khác trở thành tốt đẹp, dễ dàng hơn. Bởi vì ta đã có nhiều hiểu biết và bình an hơn.

Trong ánh sáng của kinh Trung Đạo Nhân Duyên, cho ta thấy được rằng em bé thương tích trong ta không chỉ là ta mà đó cũng chính là mẹ của ta. Tại vì trong suốt cuộc đời, mẹ đã từng đau khổ và bị thương tích rất nhiều. Có thể mẹ chưa gặp được chánh pháp để biết được phương pháp trở về ôm lấy em bé bị thương trong mẹ. Vì vậy em bé bị thương trong ta cũng chính là mẹ ta đang bị thương. Ta cần ôm lấy em bé đó bằng tất cả tình thương yêu. Trong khi ôm lấy em bé ấy, ta cũng đang ôm lấy hết những em bé trong quá khứ của nhiều thế hệ. Ta vỗ về và trị liệu cho chúng. Sự thực tập này không phải là cho cái ngã của ta mà là thực tập cho không biết bao nhiêu thế hệ của tổ tiên và con cháu. Khi đã ôm ấp được em bé bị thương tích ấy, ta cũng đã ôm ấp được mẹ và cha của ta. Nếu không làm bây giờ thì bao giờ ta mới làm? Em bé ấy luôn có mặt đó. Nhưng ta thường hay bỏ quên. Bây giờ ta phải trở về, nhận diện, ôm ấp, công nhận sự có mặt của em. Phải cùng khóc với em và dùng năng lượng của chánh niệm để mà trị thương cho em. Em bé đó ở đâu? Em bé đó nằm trong tất cả các tế bào của cơ thể. Không có tế bào nào của ta mà không có em bé thương tích nằm trong đó. Những tế bào của danh và sắc. 

Ảnh chụp màn hình 2022-03-10 121843

Tâm thức của chúng ta được làm bằng những tế bào cho nên trong mỗi tế bào ấy đều có em bé thương tích đang nằm bơ vơ và đợi chờ được quan tâm, săn sóc. Ta không cần tìm đâu xa. không cần tìm về quá khứ, ba trăm năm về trước. không cần đi tìm về những thời đại thạch khí. không cần tìm về thời thơ ấu hoặc là thời ông cố, ông ngoại. Tại vì tất cả những dữ liệu, sự thật đó. Tất cả những đau thương, những em bé bị thương tích đó hiện bây giờ đang nằm trong phút giây hiện tại, trong từng tế bào của danh và sắc. Ta chỉ cần trở về và tiếp xúc là thấy được. Cũng như tuệ giác của tổ tiên, của Bụt. Hạnh phúc của tổ tiên, của Bụt cũng đang có mặt trong từng tế bào của cơ thể. Ta phải biết trở về và lợi dụng những yếu tố đó, những hạnh phúc đó, những tuệ giác đó để chế tác năng lượng chánh niệm, năng lượng thương yêu mà ôm ấp lấy em bé bị thương. Đau thương nằm trong từng tế bào. Hạnh phúc, tuệ giác cũng nằm trong từng tế bào của ta. Bụt đã trao truyền, tổ đã trao truyền, Thầy đã trao truyền cho ta tuệ giác đó. Ta hãy trở về, với hơi thở, với bước chân để chế tác năng lượng của chánh niệm, của tuệ giác và nhờ năng lượng đó ta có thể ôm ấp, trị liệu em bé thương tích trong ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm