Trộm một chiếc vòng, kiếp sau đầu thai làm ngựa mà trả
Ngụy Hán Thần không bao giờ quên chuyện này, thường hay kể lại cho mọi người, con người ta kiếp này làm việc xấu rồi, kiếp sau dẫu làm thân trâu ngựa rồi cũng phải hoàn trả. Cho nên: Muốn người khác không biết, tốt nhất đừng có làm.
Một ngày vào năm 1979, làng Lâm Thành Phố ở thị trấn Ngưu Đà, huyện Cổ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đột nhiên có một một chú ngựa con không biết từ đâu chạy đến, nó dường như vừa mới cai sữa.
Dân làng nháo nhào đi bắt nhưng tiếc là cả buổi chiều không ai bắt được nó. Trong làng có người tên là Ngụy Hán Thần, đang phải trộn thức ăn gia súc cho động vật trong chuồng, không cùng dân làng đuổi bắt con ngựa này được.
Nhưng thật kỳ lạ, con ngựa này đã tự mình đi vào chuồng chăn nuôi và đi đến chỗ Ngụy Hán Thần. Ngụỵ Hán Thần tình cờ nhặt một chiếc dây buộc lên, và con ngựa rất hợp tác và rất ngoan ngoãn để anh buộc nó. Trời tối đến, Ngụy Hán Thần dắt ngựa về nhà.
Đầu thai thành trâu để trả nợ ân tình
Hai mươi ngày sau, Ngụy Hán Thần dắt ngựa ra chợ và bán rất được giá. Ngày hôm sau, khi anh ngủ, anh mơ thấy người hàng xóm tên là Huệ Thị, một người đã qua đời vài năm trước. Huệ Thị nói rằng trước đây anh ta đã ăn trộm một chiếc vòng tay của gia đình Ngụy Hán Thần, đã nợ anh một món nợ, nên kiếp này anh ta đã làm ngựa để trả nợ cho anh.
Sau khi tỉnh dậy sau giấc mơ, Ngụy Hán Thần nhớ đến chuyện năm xưa.
Năm đó khi Ngụỵ Hán Thần kết hôn, theo phong tục địa phương mẹ anh đã tặng cho cô con dâu mới một chiếc vòng vàng làm quà. Vào thời điểm đó đây thực sự là một món quà rất lớn. Vợ anh rất biết ơn, suốt ngày đeo nó vào cổ tay, sau khi kết hôn trở thành cô dâu hiền thục, cả nhà sống êm đềm vui vẻ.
Một hôm, khi vợ anh đang nấu thức ăn cho gia súc trên bếp, chiếc vòng trên tay của cô cứ va vào thành chảo và kêu leng keng. Cô sợ làm đứt chiếc vòng nên tháo ra cất sang một bên. Lúc này, người hàng xóm Huệ Thị sang nhà ghé qua nói chuyện phiếm, bông đùa rồi bỏ đi. Vợ anh xong việc đi tìm lại chiếc vòng thì chiếc vòng đã không còn.
Cô đi tìm khắp nơi không thấy nên đau khổ khóc lóc. Ngụy Hán Thần an ủi vợ nói: “Sau này anh sẽ mua cho em cái mới.”
Một thời gian sau thì Huệ Thị mất, rồi mọi người dần quên chuyện này. Bây giờ nhìn lại, hóa ra là Huệ Thị đã lấy nó đi. Nghĩ đến việc người hàng xóm chỉ vì một phút bồng bột mà kiếp này phải làm thân trâu ngựa, hai vợ chồng không khỏi thở dài.
Ngụy Hán Thần không bao giờ quên chuyện này, thường hay kể lại cho mọi người, con người ta kiếp này làm việc xấu rồi, kiếp sau dẫu làm thân trâu ngựa rồi cũng phải hoàn trả. Cho nên: Muốn người khác không biết, tốt nhất đừng có làm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm