Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/12/2020, 10:58 AM

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Bạn có thể học lời Phật từ kinh điển nhưng hoàn toàn có thể tìm thấy ý Phật ở đời sống, tự nhiên, trong sự vận động hàng ngày…

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Lý luận luôn có vẻ cao siêu, trừu tượng bởi tính khái quát cao được diễn đạt bởi các cấu trúc ngôn ngữ có khi rất phức tạp. “Ngôn ngữ” đời sống, tự nhiên lại giản dị hơn nhiều…

Bạn thường nghe “vạn pháp duy tâm tạo”- đấy là nguyên tắc lý luận rất căn bản của ssạo Phật khi đối sánh hay biện luận với khoa học hay triết học duy vật trong một thế sinh tử triệt tiêu phủ định lẫn nhau. Một bề vật chất quyết định ý thức, vật chất có trước, ý thức chỉ và chỉ là sự phản ánh vật chất ấy. Một bề vạn sự do tâm, duy tâm, vạn pháp duy tâm tạo - tâm là chủ thể, tiên khởi và quyết định.

Bạn có nghe về y báo và chính báo và quan hệ biện chứng giữa chúng như có A mới có B, do A mà có B…

trong-long-no-hoa 1

Thực tế “phát biểu” chân lý có khi giản dị hơn nhiều, lại vô cùng sinh động. Trong một vùng cụ thể, nếu cây trái tốt tươi, hoa cỏ sinh sôi nẩy nở, chim hót líu lo, trẻ nhỏ vô tự nô đùa…Cảnh tự không đóng cửa cổng và cũng không cài then chính điện, lối sỏi sạch bong, khói lương nhẹ nhàng len trong nắng...bạn không cần hỏi thăm, phỏng vấn, đọc các văn bản báo cáo, so sánh các số liệu, cũng nhận ra ngôi già lam ấy, đạo tràng ấy, thôn ấp ấy yên bình, ý Phật đạo đức đời sống hài hòa thấm nhuần trong đại chúng, không trộm cắp phá phách rượu chè vô độ, ít tội phạm hay không có tội phạm, quý tăng ni tu học và hành đạo hanh thông. Y báo tốt dẫn đến chính báo tốt tương ứng.

Khi bạn thấy một công viên ngổn ngang rác, đường phố lầy lội ổ gà ổ voi, đua xe ầm ào, hỏi thăm đường ai nấy cảnh giác không trả lời, cảnh sát hầm hố ngoài  đường ngày đêm, bạn biết nhiều mà không cần tham khảo các số liệu về trị an ở đấy.

Triết học duy vật biện chứng xét hiện tượng ấy trong cặp quan hệ bản chật và hiện tượng, còn Phật học lại xét theo lý luận y báo tốt thì chính báo tốt; vạn pháp duy tâm tạo - tâm quần chúng nơi ấy bất an, rối nhiễu, đạo đức xuống cấp, Phật pháp không thấm sâu, giác ngộ ít, bộc lộ ra hiện tượng bên ngoài như một tất yếu không thể khác.

Góc nhìn duy vật người ta có thể cho rằng cải thiện cơ sở vật chất, đàu tư làm đường, làm cầu, xây dựng công trình phúc lợi, hỗ trợ tài chính...sẽ dẫn đến thay đổi nhận thức hành vi, vãn hồi trị an, phát triển. Không phủ nhận, nhưng Phật giáo có lối tiếp cận riêng: hoằng pháp, từ thiện nhân đạo bằng tài thí, thấm nhuần Phật pháp kiên trì cho đại chúng... Khi tâm của từng nhân sinh giác ngộ, minh triết, rõ lẽ thực và nhận ra tội phước, hành động chân thiện mỹ phát sinh, cảnh giới sống sẽ thay đổi dần tương ứng.

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

trong-long-no-hoa 2

Người viết sống ở một hẻm nhỏ, kỳ công vun tươi chắt chiu trồng từng giỏ lan, từng chậu cây cảnh, chút phân chút nước hàng ngày, thấy hoa đơm, lộc nảy chồi lòng vui như hội nhìn ngắm mãi, nhưng bao nhiêu năm không có một góc vườn nho nhỏ như ý: cứ hoa nhen lên ai đấy bẻ mất dù chẳng để làm gì, cây có lộc lại trụ nhanh vì ai đấy… không phải chuyện bạn có trồng cây hay không, quyết định ở môi trường sống có hài lòng hứng thú và thích thú điều đó không. Nếu thích, họ sẽ cùng bạn ngắm vẻ đẹp của sự sống muôn màu, qua lại thưởng lãm khen tặng, nếu trái mắt thuận tay theo thói quen họ hái mất tùy nghi, trồng hoài không đặng, vấn đề ở tâm. Nếu trong lòng bạn không có hoa, không thích hoa, không cảm thụ được vẻ đẹp của hoa và giá trị của cái đẹp cũng như sở hữu của tha nhân, đừng hòng ngắm hoa bên ngoài vì ở đấy cũng trơ trọi trống rỗng như trong lòng bạn, lòng bạn thế nào bên ngoài thế ấy - duy tâm là vậy.

Nên, thay vì trồng hoa trước, hãy kỳ công trồng hoa trong lòng mình, “trồng” ý thức về cái đẹp, phân tích cái đẹp, giá trị sống, thấm nhuần, khi đến độ đủ duyên, hoa bên ngoài nở rộ khoe sắc thắm - chính báo hiển bày.

Phật dạy vậy.

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm