Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/07/2021, 07:19 AM

Truyện ngắn: Chút tình giữa mùa dịch

"Đã hơn chục ngày rồi, mẹ con Thanh chỉ ăn cơm với trứng và nước tương, còn không là pha mì gói ăn, 4–5 bữa thì có được bó rau do bà Năm hàng xóm thương tình đem qua. Dịch dã thế này, con người ta thất nghiệp. Đâm ra không có tiền xài. Không có tiền xài thì đồng nghĩa với… đói".

  • Mày đi đâu vậy Thanh?
  • Dạ, con đi qua chùa tí mẹ ơi!……

Không đợi mẹ mình nói thêm, Thanh vớ vội cái nón chạy ù ra cửa.

Đã hơn chục ngày rồi, mẹ con Thanh chỉ ăn cơm với trứng và nước tương, còn không là pha mì gói ăn,  4 – 5 bữa thì có được bó rau do bà Năm hàng xóm thương tình đem qua. Dịch dã thế này, con người ta thất nghiệp. Thất nghiệp thì đâm ra không có tiền xài. Không có tiền xài thì đồng nghĩa với… đói. Mẹ con Thanh cũng nằm trong tình cảnh đó. Là thanh niên 20 tuổi, Thanh đi làm phục vụ ở một quán ăn cách nhà 5 cây số; mẹ anh cũng chẳng khá khẩm gì hơn: bà đi bán xâu chuỗi tại chợ Bà Điểm.

Hàng ngày, lúc chưa có dịch, tức là khi thành phố chưa có lệnh giãn cách, cứ sáng sáng, Thanh lôi con “chiến mã” Wave Tàu của mình chở mẹ ra chợ bán, xong rồi anh chạy ngược về Nguyễn Ảnh Thủ qua quán để đi làm. Lương của Thanh và tiền của mẹ bán được gom lại cũng vừa đủ trả tiền phòng trọ, điện nước và ăn uống đạm bạc qua ngày. Đều đều như vậy, mẹ con hủ hỉ có nhau.

Nhưng… cuộc sống đâu có êm đềm vậy hoài được! Đùng một cái, thành phố ra chỉ thị giãn cách xã hội. Quán Thanh làm đóng cửa. Chợ mẹ Thanh bán có ca dương tính. Thế là con “chiến mã” của Thanh hết cơ hội ra ngoài, đành ở nhà “trùm mền” chờ thời… hết dịch.

Screenshot_5

Năng lượng từ bi trước đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Không đầu hàng số phận, Thanh vò đầu bứt tóc suy nghĩ tìm cách để có cái ăn. Anh thì sao cũng được, ăn ít lại cũng chẳng có gì, sức thanh niên còn chịu khó được. Anh chỉ lo cho mẹ, đã lớn tuổi còn mang cái bệnh trong mình, ăn uống không đàng hoàng rồi một ngày bà ngã ra đó thì anh lại mang tội bất hiếu. Suy nghĩ mãi, anh cũng chẳng biết làm gì ra tiền giữa mùa dịch, bấm bụng, thôi… đành nhờ chùa lần nữa vậy!

Vừa tính cầm điện thoại nhắn tin cho Thầy thì Thanh đã thấy Thầy gọi điện. “Trời! Sao linh dữ vậy!” -  Thanh cầm điện thoại mà run run, không biết Thầy gọi mình có chuyện gì.

  • Dạ alo con nghe nè Thầy!
  • Đang làm gì đó? Mấy nay Thanh với mẹ ổn không? – Đầu dây bên kia lên tiếng.
  • Dạ… - Thanh ngập ngừng - … không ổn xíu nào Thầy ơi!
  • Rồi! Hiểu rồi! Mục đích gọi Thanh cũng để giúp Thanh và mẹ một chút gì đó… Bây giờ Thanh rảnh không?
  • Dạ, con rảnh thưa Thầy!
  • Vậy Thanh chạy qua chùa đi. Ở đây gửi cho ít đồ về dùng.
  • Dạ!

“Có lẽ mình ăn hiền ở lành nên trời Phật thương!”, Thanh vui thầm trong bụng. Anh nghĩ tới cái cảnh mẹ anh sẽ ngạc nhiên lắm khi thấy anh mang đồ về nên anh vừa chạy xe vừa cười khúc khích.

Cổng chùa lờ mờ hiện ra trước mắt, Thanh thấy Thầy đã đứng ở đó với mớ đồ lỉnh kỉnh.

  • Cũng tranh thủ quá ha!
  • Dạ, Thầy gọi là con qua liền.
  • Nè, gửi cho Thanh và mẹ bao gạo. Còn cái bịch này là ít rau rồi củ quả linh tinh, đây là 2 thùng mì…
  • Thầy ơi! Thầy cho con nhiều quá... như vậy có sao không Thầy?
  • Yên tâm! Ở đây xin quý Thầy hết rồi! Mà ăn hết cái này cũng đừng lo! Mấy bữa nữa có mấy chục tấn khoai, rau củ đồ về là chùa sẽ tổ chức đi phân phát lại cho bà con quanh xã mình. Khỏi lo không có cái ăn nữa nghen! Thôi mang về đi! Đứng lâu bị la đó!

Thanh xếp đồ lên xe, không quên ngoái lại cúi đầu cảm ơn Thầy. Vừa đi, Thanh vừa nghĩ, “Đúng là bà con quanh chùa có phước mới được chùa “cưu mang” trong đại dịch này, chứ mấy nơi khác làm gì được như vầy!”. Đọc báo, Thanh thấy nhiều hoàn cảnh vô gia cư còn tội hơn hai mẹ con Thanh. Thanh thương lắm, nhưng biết làm sao được, mẹ con Thanh cũng đang khổ mà…

Thôi suy nghĩ vẩn vơ, Thanh lên ga để chạy qua cái gờ dốc. Sắp tới nhà rồi, chắc mẹ Thanh sẽ bất ngờ khi thấy anh mang về một đống đồ “nhu yếu”. Nắng chiều dần tắt, lau vội mồ hôi trên má; bất chợt, Thanh chau mày và lầm thầm trong miệng: “Chà chà, không biết tối nay nấu món gì cho mẹ ăn đây ta!”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm