Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 10/04/2023, 10:55 AM

Truyện ngắn: Mở kho tàng của bạn

Khi tâm không chạy theo vật—không bị điều gì bên ngoài hay cả bên trong tâm làm vướng bận, dính mắc—thì đó là Thiền, tâm tĩnh lặng, giác ngộ.

Audio
mo-kho-tang-cua-ban

Daiju đến thăm thiền sư Baso ở Trung Quốc. Baso hỏi: “Anh tìm gì?”

“Giác ngộ,” Daiju trả lời.“Anh có kho tàng riêng của anh. Tại sao tìm bên ngoài?” Baso hỏi.

Daiju thắc mắc: “Kho tàng của tôi ở đâu?”Baso trả lời: ‘Cái anh đang tìm là kho tàng của anh.”

Daiju mừng rỡ! Kể từ đó Daiju luôn luôn nói với bạn bè: “Mở kho tàng của anh và dùng nó.”

Bình:• Baso dōitsu (Mã Tổ Đạo Nhất, 馬祖道一, 709-788), là một Thiền sư Trung Quốc đời nhà Đường, và là môn đệ và người đắc pháp duy nhất của Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng. Sư có rất nhiều môn đệ đắc đạo và thường được xem như người thứ ba có ảnh hưởng lớn đến Thiền tông, sau Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và lục tổ Huệ Năng.

• Bản tiếng Anh này nói “Daiju was delighted”, tức là mừng rỡ hớn hở, khi nghe Mã Tổ Đạo Nhất trả lời. Vài bản khác dùng từ “enlightened”, tức là “giác ngộ.”

• Giác ngộ, Niết Bàn, Phật… ở trong ta. Không nằm ở ngoài ta đâu mà tìm.

Trần Nhân Tông, tức Trúc Lâm Đầu Đà, thủy tổ của Thiền phái Trúc Lâm, nói trong bài Cư trần lạc đạo:

Gia trung hữu báo hưu tầm mịch - Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

(Trong nhà có của đừng tìm nữa - Nhìn cảnh vô tâm hỏi chi thiền)

Khi tâm không chạy theo vật—không bị điều gì bên ngoài hay cả bên trong tâm làm vướng bận, dính mắc—thì đó là Thiền, tâm tĩnh lặng, giác ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đã biết vô thường

Sống an vui 05:34 19/05/2024

Những người yêu nhạc Trịnh, đôi lúc ngồi nghe một cách bình thản ca từ về “chết”, vốn xuất hiện rất nhiều trong nhạc của ông, nhưng không vì thế mà ca khúc của ông khiến cho người ta sợ vì cái mùi vị “Sinh, lão, bệnh, tử”; ngược lại, người ta vẫn hát một cách say mê:

Làm sao đối phó với bệnh tật?

Sống an vui 20:06 18/05/2024

Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi.

Khi hoạn nạn mới biết bạn là ai?

Sống an vui 16:07 18/05/2024

Trời mưa rồi, mới biết ai sẽ là người đưa dù cho bạn. Gặp chuyện rồi, mới biết ai sẽ là người đối đãi với bạn thật lòng. Có những người chỉ biết thêu hoa trên gấm, chứ không biết đưa than trong những ngày đông. Lại có những người chỉ biết thêm dầu vào lửa, chứ không biết đối đãi chân thành.

Vạn sự tuỳ duyên, ắt đời an lạc

Sống an vui 15:49 18/05/2024

Vạn vật trên đời vốn dĩ đến và đi bởi một chữ “duyên” đã định, người gặp người là bởi duyên đủ, nợ đầy, và khi xa nhau cũng là lúc nợ kia đã trả, duyên này đã phai.

Xem thêm