Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Truyền thống văn hóa dân tộc đã có ngày Vu Lan báo hiếu

Còn lại, các ngày lễ, lễ hội này được giới truyền thông giúp sức quảng bá như là một nét văn hóa hữu ích cần phải tiếp thu và học hỏi! Phải chăng sự hiện diện của  các ngày lễ - lễ hội này  ngày nay là do tiếp thu văn hóa có chọn lọc?

Từ cuộc hội nhập văn hóa

Đã có nhiều lo ngại trước làn sóng xâm thực văn hóa ngoại nhập, không chỉ riêng từ thời mở cửa vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước; mà trước đó, vào những năm 70, nhất là ở các đô thị miền Nam, có nhiều yếu tố phó mặc, vận mệnh văn hóa dân tộc vì thế đã đứng trước bờ vực lung lay. Nhiều tổ chức kêu gọi phục hưng và đấu tranh cho văn hóa dân tộc ra đời, nhưng tất cả cũng nhanh chóng hòa tan vào thời cuộc, có chăng chỉ dừng lại chỉ ở kết quả khiêm tốn.

Khi cuộc chiến tranh chấm dứt năm 1975. Đất nước hối hả vào cuộc, tái thiết và xây dựng lại non sông. Từ đây vấn đề hội nhập nhiều mặt được đặt lên hàng đầu, kèm theo đó là những lễ hội, văn hóa, phim ảnh..v..v..cũng đồng loạt du nhập. Phần lớn giới trẻ là thành phần tiên phong tiếp nhận, có khi hơi thái quá, bên cạnh đó còn có sự đồng hành của báo giới, truyền thông.

Cái được thì chưa thấy, (hay còn tiềm ẩn đâu đó chăng?) Nhưng cái mất thì đã hiện rõ. Cái bản chất dân tộc,  cái hương đồng gió nội ở một bộ phận thanh niên ngày nay vơi đi rất nhiều. Vâng! nếu không bị chê là thủ cựu, Hai Lúa thì cũng xin ví như câu thơ của Nguyễn Bính (1918 – 1966) để đủ cảm thấy se lòng. Ở đây chúng ta chỉ nhìn vào hai cái mất nhỏ nhất mà ngày nào cũng đập vào mắt, đó là tên các bảng hiệu, các khách sạn trên đất nước mình! Và các em bé thiếu nhi  nay nay thích ca  tiếng nước ngoài nhiều hơn  tiếng Việt  hoặc dân ca. Nhìn vào các cuộc thi hát , tìm kiếm tài năng của các đài truyền hình sẽ thấy ngay điều này. Một nhạc sĩ ngồi “ghế nóng” trong  các cuộc thi này đã phài thốt lên “Trẻ con ngày nay chỉ thích hát nhạc nước ngoài thôi…”.Hay “Nhạc Việt “Sến”, không đủ hay…”.

Xem ra cái giá phải trả tromg cuộc hội nhập với thế giới không rẻ chút nào. Đáng buồn nhất là gia sản văn hóa dân tộc bị đem ra cân lượng, so sánh, như thể cái gì của phương tây cũng đều là  thước đo một chiều, buộc phải hướng đến. Người ta đã nói nhiều về khái niệm Hòa Nhập chứ không Hòa Tan” nhưng cho đến hôm nay chỉ dừng lại  là một khái niệm. Nói một cách khác chúng ta tuy có cố gắng nhưng vẫn chưa  đạt được kết quả  nhiều .
Lễ hội Phật giáo
Đến sự chấp nhận dễ dãi

Ngày nay, giới trẻ đã không còn xa lạ với các lễ hội, ngày lễ được du nhập từ phương tây. Trong từng chừng mực nào đấy của mỗi thành phần xã hội hay cá nhân, các lễ hội, ngày lễ này là dịp thuận lợi trong công việc, trong giao tiếp; kết quả nằm gọn trong chủ đích của từng cá nhân. Ngoài ra cũng không loi trừ các yếu tố tôn giáo  đan xen, tiến hành một cuộc hội nhập theo ngả khác.

Còn lại, các ngày lễ, lễ hội này được giới truyền thông giúp sức quảng bá như là một nét văn hóa hữu ích cần phải tiếp thu và học hỏi! Phải chăng sự hiện diện của  các ngày lễ - lễ hội này  ngày nay là do tiếp thu văn hóa có chọn lọc?

Ý nghĩa cũng như mục đích của các lễ hội-ngày lễ phương tây được du nhập gần đây cho thấy khó phù hợp  với  truyền thống văn hóa dân tộc và ngay cả thời gian diển ra cũng rất xa lạ với  xã hội  Việt Nam chúng ta từ xưa cho đến tận bây giờ, một xã hội mà tính đồng bào, chan sẻ  yêu thương nhau luôn được đặt  hàng đầu. Các lễ hội ở  đất nước mình cũng vì thế mà tùy theo  thời gian thich hợp với mùa vụ nông nhàn, và luôn có ý nghĩa đặc biệt riêng  cho từng vùng miền. Vì thế  khi đọc ca dao có mấy câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai cờ bạc, Tháng Ba rượu chè…”vẫn có nhiều người hiểu theo khuôn mẫu thực dụng mà quên đi tính chất  của  khoảng thời gian đó trong một đất nước có truyền thống nông nghiệp, và mở rộng ý nghĩa câu ca dao đó.

Thử điểm qua sơ lượt vài thí dụ!

Lễ Hội Halloween là một ngày lễ hội được diễn ra vào đêm ngày 31 tháng 10 hằng năm. Trong đêm này, trẻ con được hóa trang với những bộ cánh quái dị, thể hiện người cỏi âm, đến từng nhà gõ cửa xin thức ăn. Giới nghiên cứu còn khám phá ra ngày lễ này có liên hệ đến rất nhiều yếu tố khác  nửa và cho ràng  có nguồn gốc trong lễ La Mã của Pomona, vị nữ thần trái cây và hạt giống. Hoặc trong ngày lễ của ngưởi chết gọi là Parentalia. Đáng lưu ý hơn hết là lễ hội này còn có mối liên hệ trong thầhn thoại  Ailen trong đó đề cập đến Samhain được viết trong thế kỷ 20 và 11 tu sĩ Kitô giáo. Đây là khoảng 200 năm sau khi Giáo hội Công Giáo khánh thành. Tất cả các vị thánh và ít nhất 4000 năm sau khi Ireland đã trở thành  Kitô hữu.(Theo Wikipediatiếng Việt).

Ngày Lễ Tình Nhân (Valentin). Một số chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentin (Pháp: Valentin, Anh: Valentine, Ý: Valentino), một người La Mã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14/2 năm 269, đúng vào ngày mà trước đó người ta gọi là Ngày May rủi của tình yêu. Vào năm 270. Giám MụcVelantino di Interamna, bạn của những tình nhân trẻ, được hoàng đế Claudio II mời đến vàz có ý dụ Valentino bỏ sáng kiến  lạ lùng này (Cơ Đốc Giáo)và quay trở lại Tà giáo (Đa Thần). Thánh Valentino, một cách bình tỉnh nghiêm trang, đã từ chối do đức Tin của ông và một cách bất cẩn, đã dụ Claudio II theo Cơ Đốc giáo. Ngày 14/2/năm 270, Thánh Valentino bị ném đá cho đến chết, rồi sau đó bị chặt đầu. Năm 496 Giáo hoàng Gelasius quyết định lấy ngày này là ngày để tưởng nhớ ông.
             
Ngoài ra câu chuyện còn kể thêm rằng trong lúc Valentino bị giam và chờ ngày xử thì có thương cô bé gái mù, con ông cai ngục Asterius. Với đức tin của ông, mợt cách mầu nhiệm , đã làm sáng mắt người con gái này và sau đó ông ký viết cho họ lời vĩnh biệt “quo;dal vostro Valentino”.(Theo vietbao.vn/Blog).
               
Tuy vậy, ngày Lễ Tình Nhân này không phài nước nào cũng  làm theo (trong đó có Việt Nam), mỗi nước vẫn có những ngày Lễ Tình Nhân riêng của họ. Nhất là các nước phương đông; đặc biệt Nhật Bản, Trung Quốc…ngày Thát Tịch, mùng 7 tháng 7 Âm lịch chinh là ngày lễ Tình Nhân của họ. Riêng các nước Hồi giáo thì chuyện này không có cửa xâm nhập.

Với các ngày lễ như Ngày Của Cha (Father’ day) được ấn định vào Chủ Nhật thứ ba của tháng 6 hằng năm. Ngày Của Mẹ (Monther’ Day) ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm. Bên cạnh đó còn có Ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3 hằng năm. Những ngày lễ này cũng có mỗi lai lịch xuất xứ và ý nghĩa riêng nhưng nếu để tôn vinh người Mẹ , người Cha đúng  nghĩa, tròn vẹn, và nâng lên tầm vóc quốc tế  để các nước khác làm theo thì xem ra chưa xác đáng lắm. Với riêng Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3, đó là ngày tôn vinh (hoặc kỷ niệm) các nữ công nhân  có quyền lợi và điều kiện làm việc ngang bằng nam giới thì hợp lẽ hơn. Việt Nam chúng ta còn có thêm ngày Phụ Nữ Việt Nam  được ấn định ngày 20/10 hằng năm , lấy điểm mốc ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10/1946.

Nhìn về truyền thống dân tộc
             
Với hơn hai ngàn năm chan hòa cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã  un đúc nên  nếp sống văn hóa cộng đồng, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong tinh thần đồng bào cao cả. Vì thế, những ngày lễ  như Phật Đản, Vía Phật hay các vị Bồ tát..v..v…không đặt nặng  hình thức vì đã  hòa tan cùng dân tộc  rồi. Thay vào đó là các ngày Sóc, Vọng và các ngày rằm lớn ,mang ý nghĩa thiêng liêng, như rằm tháng giêng, Rằm tháng 10 và đặc biệt Rằm tháng Bảy. Đọc lại chùm ca dao sau đây chúng ta sẽ còn thấy lung linh trong đó nét nổi bật của Phật giáo trong  nếp sống cộng đồng thuần nông sau đây:

Tháng Giêng ăn tết ở nhà
Tháng Hai cờ bạc, Tháng Ba Hội Hè
Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về Tháng Năm
Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng Bảy ngày rằm Xá Tội Vong Nhân
Tháng Tám chơi đèn kéo quân
Trở về Tháng Chín chen chân buôn hồng
Tháng mười buôn thóc bán bông
Tháng (Mười) Một, Tháng Chạp nên công hoàn toàn.

Từ câu chuyện trong kinh Vu Lan Bồn, Ngày Xá tội vong nhân có mặt song hành trong ngày rằm tháng bày, và cũng từ đó có Ngày Vu Lan báo hiếu mẹ cha. Đó còn là những cảm tác sâu sắc để thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820) viết nên Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh.
                   
Chỉ riêng ý nghĩa và truyền thống Ngày Vu Lan báo hiếu, nếu  buộc người phật tử Việt Nam phải chọn lựa, hay so sánh với Ngày Mẹ (Monthe’r Day) và Ngày Cha (Father Day) thì tội quá cho truyền thống văn hóa dân tộc mình. Ngay như Lễ Hội Halloween cũng thế, nếu đem so sánh với Ngày Xá Tội Vong Nhân (dân gian thì gọi cúng Cô hồn) thì tình thương dành cho cả thế giới bên kia bao la và ý nghĩa hơn gấp bội phần.

Với Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Cha, Ngày Mẹ như đã nêu trên, người Việt Nam chúng ta, nhất là giới trẻ chứa phân biệt được giá trị truyền thống cũng như ý nghĩa cần được tôn vinh, để có sự đón nhận nghiêm túc. Hãy nhìn vào  các ngày này, người ta cũng tôn vinh Mẹ Cha vô tội vạ mà những tưởng Vu Lan báo hiếu luôn thường trực. Vẫn biết rằng đó là những việc làm tốt, nhưng  thể hiện cách báo hiếu tràn lan như vậy chứng tỏ nhận thức còn chao đảo, không tự chủ và làm sáng thêm được giữa giá trị cách báo hiếu và người nhận báo hiếu. 
                 
Làm sao để người phương tây học và làm theo truyền thống chúng ta, và trân trọng chúng ta VẪN CÓ ĐƯỢC MỘT NỀN TẢNG LỄ HỘI VĂN HÓA nhiều ý nghĩa và giá trị như thế, hơn là chạy theo một cách vô thức, vô tình  lạc vào ngỏ hẹp xa lạ với chính mình, với  gia đình, xã hội của mình.

Chúng ta đã có Ngày Báo hiếu mẹ cha, nhưng một Ngày Tình Nhân của Trung Quốc, Nhật Bản…là ngày Thất Tịch – mùng Bảy tháng Bảy Âm lịch. Ngày mà nhịp cầu Ô Thước nối lại để Ngưu Lang – Chúc Nữ gặp nhau, thì tại sao Việt Nam chúng ta không chọn ngày Chử Đồng Tử - Tiên Dung, hay chuyện tình buồn của Trọng Thủy - Mỵ Châu làm ngày Tình Nhân của mình?

Tư tưởng “vọng ngoại” không phải bây giờ mới có nhưng cái tinh xem thường dân tộc nương đó sinh tồn thì cần nên xét lại cung cách giáo dục nhiều mặt của chúng ta.

Riêng những người phật tử chúng ta, bây giờ đang hân hoan, hãnh diện và tự hào đón mừng ngày Vu Lan báo hiếu.

Dương Kinh Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Founder công nghệ dầu khí Lâm Thành Đức: “Thiền định giúp tôi cân bằng tâm trí”

Phật pháp và cuộc sống 13:49 05/11/2024

Đam mê và thiền là yếu tố giúp Founder Lâm Thành Đức chinh phục những cột mốc mới, gần nhất là chuyển nhượng thành công công nghệ của USI Technology.

Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học

Phật pháp và cuộc sống 11:00 05/11/2024

Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Vì sao con muốn tu tập?

Phật pháp và cuộc sống 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Phật pháp và cuộc sống 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Xem thêm