“Tu” (1)
Chánh pháp có ngã đâu mà phải nhọc công dựng lại. Thế giới quanh ta dày đặc chướng ngại, ác pháp. Mỗi người biết hướng thượng, hướng thiện thì biết chọn lựa duyên sự an lành trên hành trình nhân quả đó.
Bạn thường hay bắt gặp câu nói đùa nhau của những người bạn. “Sao nay hiền thế”, “Nay tu rồi.”
Thực ra nếu nghiêm túc thì tu tức họ đang tiến đến, hướng đến thanh tịnh, giải thoát, huớng đến chân lý, đến chỗ không còn hơn thua, tranh cãi, thị phi, chẳng bon chen tranh giành lợi lộc. Bởi cùng đứng trong cái chân lý tối thượng thì con người là một, là sự hợp nhất cái vũ trụ đại ngã, giả hợp, tạm bợ.
Trong cuôc sống, bình thường, con người thường tìm kiếm con đường để hướng thiện, đế sống tốt với nhau, không còn chiến tranh, không còn chém giết, không còn hận thù…Mà thôi, không cần nói chuyện gì lớn lao, chỉ bắt đầu những chuyện tranh cãi vặt vãnh xem nó là do “cái gì”. Đó là vì “bất đồng quan điểm” mà bất đồng quan điểm là cái gì, là sự khác nhau.
Tôi rất thích slogan của trang youtube “Mẹ Nấm”: Bước ra khỏi sự khác biệt bằng văn minh và tử tế. Nhưng như đã nói, tôi có gửi một bình luận trên trang ấy rằng “sẽ chẳng bao giờ con người bước ra khỏi sự khác biệt đó” mà sự khác biệt chỉ có thể là sự nhiếp phục, chế ngự, lấn át để rồi dịch chuyển, thay đổi, biến dịch không bao giờ dứt.
Nếu may ra chỉ nên đưa ra slogan: Công nhận sự khác biệt bằng văn minh và tử tế. Chỉ cần sự “công nhận” là chúng ta đã an yên, đã là quá đủ để xoá dần những đố kỵ ghét ghen, những tỵ hiềm, kỳ thị, hận thù, chém giết chỉ vì “sự bất đồng”.
Tất cả các tôn giáo đã không có xung đột, chiến tranh là bởi tầm nhìn biết công nhận sự khác biệt đó. Tư duy đối đãi nhị nguyên, thị phi, ganh ghét, gieo mầm kỳ thị bắt đầu bằng “bất đồng” chánh đạo với tà đạo thì đó chính là khởi điểm bộc lộ sự sai khác vốn là bản chất của thế giới.
Bạn thực sự hướng đến chân lý tuyệt đối thì chẳng nhọc công chỉ trích, công kích tôi làm gì. Bởi tôi là ác pháp, là sự dị biệt tạo sinh do tư duy nhị nguyên phân lập mà ra. Hướng đến chân lý tức bạn hướng đến cái không tánh, không bận tâm đến sự dị biệt nữa. Tâm dẫn đầu mọi pháp.
Bạn đi trên con đường hướng đến chân lý, nhưng lại nhìn vào tôi, nhìn vào những sản phẩm của sự phân lập, đối đãi nhị nguyên: khôn dại, hơn thua, được mất, vinh nhục, thị phi, thành bại…
Bạn nói về diệt ngã, xả tâm (lập luận của giáo phái Chơn Như) nhưng lại bắt đầu bằng tự ngã, bằng sự chấp ngã thì bao giờ bạn diệt được ngã?
Cái lý của diệt ngã, xả tâm, cái lẽ của nhân quả vô thường là rất minh bạch rõ ràng như thế. Con người tự mắc vào cái nhân, quàng cổ vào nhân rồi sau đó khi gặp phải cái quả lại đổ cho phước chúng sanh quá mỏng...
Chánh pháp có ngã đâu mà phải nhọc công dựng lại. Thế giới quanh ta dày đặc chướng ngại, ác pháp. Mỗi người biết hướng thượng, hướng thiện thì biết chọn lựa duyên sự an lành trên hành trình nhân quả đó.
Vượt qua sự vô minh để minh sanh, ánh sáng sanh, ám diệt vô minh diệt, tức là bạn vượt qua sự phân lập đối đãi nhị nguyên.
Thiện ác mà bạn “thấy” bằng con mắt nhục nhãn đâu phải chân lý tuyệt đối của Đức Phật. Cái chân lý tuyệt đối chính là cái vượt trên cả Tứ chánh cần (Ngăn ác diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện). Bạn bước qua cái thiện ác nhị nguyên thì mới mới thoát cái nhân nhị nguyên. Hãy nhìn lại, hãy quán chiếu thật kỹ, suy xét thât kỹ bạn mới không còn lầm chấp thiện ác.
Hãy tưởng tượng người lính ở chiến trường buộc phải lựa chọn “hoặc tôi chết, hoặc anh chết” và duyên sự đã đưa đến chon lựa bắt buộc xiết cò. Tất cả mọi người cũng thế thôi. Sự lựa chọn bắt buộc để tồn tại là vậy. Nhưng cũng bãi chiến trường còn khét mùi thuốc súng đó, người lính lê bước thiểu não, thương tích lại bắt gặp kẻ thù thương tích nặng hơn, đang hấp hối, đưa ánh nhìn van xin, đáng thương.
Trong hoàn cảnh này, anh bỏ đi cũng nhẫn tâm, giúp cho hắn phát đạn để chấm dứt đau đớn… hay băng bó vết thương, giúp hắn sức kéo dài cơn hấp hối được nhiêu hay bấy nhiêu. Mọi hành xử, không còn mang khái niệm thiện ác. Đứng trước quyết định chọn mặt nào trong hai mặt của đồng tiền lại đòi hỏi trong anh tâm từ bi đủ lớn, trí tuệ đủ sáng, tầm nhìn nhân quả thấu suốt. Như vậy mà bạn bằng chính sự lên án tưởng không tiếc lời lại muốn gieo vào đại chúng sự lười nhác tư duy, sự liệt tuệ, sự u mê đến bao giờ.
Trong trường hợp này chỉ còn hai con người không cách ngăn bởi giới tuyến, không thù địch thì chỉ còn hành xử với nhau bằng nhân-quả . Quan niệm thiện ác chẳng còn có giá trị trong thực tại. Có năm cách sống đó là lời Phật dạy:
1. Ta phải sống với tâm không có tưởng.
2. Ta phải sống với tâm không động chuyển.
3. Ta phải sống với tâm không chấn động.
4. Ta phải sống với tâm không lý luận.
5. Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn.
Chính ngã mạn là tiền đề tạo nên sự sai khác, tạo nên xung đột, tạo nên hiềm hận, đố kỵ, sự kỳ thị mà các cuộc thánh chiến trong lịch sử tôn giáo đã minh chứng cho điều đó.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu học cần có khó khăn
Góc nhìn Phật tử 09:32 11/11/2024Người học đạo ngày nay có người thường than vãn rằng mình vô phước nên sinh ra vào thời mạt pháp, không gặp được Phật, không gặp Chánh pháp (giáo pháp thời kỳ đầu gần với Đức Phật), khó gặp minh sư.
Bạn bắt đầu cho hành trình “tu tâm” của chính mình chưa?
Góc nhìn Phật tử 08:20 11/11/2024Cũng như người lữ khách vượt đường xa, gặp biết bao mệt mỏi và trở ngại, cuối cùng nhận ra rằng nơi mình muốn đến không phải một nơi nào đó xa xôi mà là chính trong lòng mình. “Tu tâm” là cuộc hành trình nội tại ấy.
Đọc sâu, sống sâu - đầu tư cho chiều sâu của tâm thức
Góc nhìn Phật tử 12:36 10/11/2024Có lẽ với một số người đọc sách chỉ là để giải trí. Nhưng nếu đọc sách để giải trí là xa xỉ với bạn thì chúng ta cũng có thể chuyển sang “đọc sách có mục đích”.
Tu và học
Góc nhìn Phật tử 11:38 10/11/2024Tu và học luôn song hành với nhau, nhất là đòi hỏi phải có sự nỗ lực siêng năng, không sợ khó, vì có khó mới cố gắng tu học, còn dễ quá thì sinh ra lười biếng.
Xem thêm