Từ cậu bé nghèo trở thành bác sĩ, tặng 500 tỷ đồng cho quê nhà
Bác sĩ Bahuleyan từ bỏ cuộc sống giàu sang ở Mỹ trở về xây dựng bệnh viện, đường sá cho làng quê nghèo.
Bác sĩ Kumar Bahuleyan, sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng Chemmanakary (bang Kerala, Ấn Độ). Sau đó, ông chuyển đến Mỹ hành nghề bác sĩ giải phẫu thần kinh. Tại New York, ông có cuộc sống giàu sang, sở hữu những chiếc xe Rolls-Royce, Mercedes-Benz đắt tiền.
Năm 2007, bác sĩ Bahuleyan, khi đó 81 tuổi, quyết định quyên góp khoảng 20 triệu USD (khoảng 500 tỷ đồng) để xây dựng bệnh viện, phòng khám sức khỏe và các cơ sở vật chất khác tại quê nhà Ấn Độ.
“Tôi sinh ra chẳng có gì cả. Tôi được người dân trong làng dạy dỗ, tôi nợ họ. Giúp đỡ dân làng là mục tiêu của tôi”, ông tâm sự.
Khoảng 20 đến 25 năm trước, khi đang kiếm được nhiều tiền nhờ nghề giải phẫu thần kinh, bác sĩ Bahuleyan quay trở lại Chemmanakary. Ông ngạc nhiên vì nơi đây không có nhiều thay đổi: “Không có đường, không có trường học, không có nguồn cung cấp nước. Tôi thấy người dân đang sống trong điều kiện khốn khổ giống như tôi ngày trước”.
Theo DNA, bác sĩ Bahuleyan vẫn còn ám ảnh với tiếng khóc của những người em lúc hấp hối vào những năm 1930. Ba đứa em của ông mất khi chưa tới 8 tuổi vì nhiễm giun đũa sau khi uống nước ô nhiễm.
“Tôi là anh cả, tôi cảm thấy rất bất lực khi nghe tiếng la hét của từng đứa em đang hấp hối”, ông nhớ lại.
Sau khi tốt nghiệp đại học y ở Ấn Độ, Bahuleyan được chính quyền địa phương cử đi đào tạo phẫu thuật thần kinh 6 năm ở Edinburgh, Scotland. Nhưng khi trở về nước, ông không thể tìm được việc làm đúng chuyên ngành của mình. "Nhiều người không hiểu về phẫu thuật thần kinh. Họ không biết phải bố trí cho tôi làm việc gì”, Bahuleyan nhớ lại.
Vị bác sĩ Ấn Độ quyết định chuyển sang Ontario (Canada), sau đó tới Mỹ.
Trong sự nghiệp 26 năm của mình, bác sĩ Bahuleyan hành nghề trong lĩnh vực y tế tư nhân và giữ chức phó giáo sư lâm sàng về phẫu thuật thần kinh tại Đại học Buffalo trước khi nghỉ hưu năm 1999. Ông đã kiếm được hàng triệu đô la và thành lập Quỹ từ thiện Bahuleyan. Tổ chức này xây dựng một phòng khám ở Ấn Độ dành cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai vào năm 1993 đồng thời làm đường, nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước.
Quỹ Bahuleyan còn xây dựng Trung tâm Não và Cột sống - Bệnh viện Indo-American vào năm 1996, khởi đầu với 80 giường.
Để gia tăng nguồn tiền cho quỹ, năm 2004, bác sĩ Bahuleyan mở khu resort cung cấp các phòng nghỉ sang trọng, spa chăm sóc sức khỏe và phòng tập thể dục.
“Ước mơ của tôi là được thấy tất cả những điều này diễn ra mà không cần sự giúp đỡ của tôi, để tôi có thể ra đi thanh thản, biết rằng mình đã tạo ra thứ gì đó và trả lại thứ gì đó”, bác sĩ Bahuleyan tâm sự.
Đối với vị bác sĩ già, cuộc sống đã trở thành một vòng tròn, từ những ngày nghèo khổ ở Ấn Độ đến giàu sang và nổi tiếng ở Mỹ rồi quay trở lại làng quê xưa - nơi ông chuyển từ đi Mercedes sang đạp xe.
Theo VietNamNet
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Phật pháp và cuộc sống 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất
Phật pháp và cuộc sống 13:50 14/11/2024Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.
Mẹ là chính một kỳ quan
Phật pháp và cuộc sống 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Học trò tỉnh thức, người giáo hạnh phúc
Phật pháp và cuộc sống 15:00 13/11/2024Mỗi khi tháng 11 sang trang và các trang mạng xã hội tràn ngập những sắc màu tươi vui đón chào ngày Nhà giáo, trong tâm trí của tôi lại hiện lên dòng chữ thanh thoát nét thư pháp của Thầy Thích Nhất Hạnh: “Happy teachers will change the world” (Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới).
Xem thêm