Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/06/2017, 16:45 PM

Tứ Diệu Đế là nền tảng đạo Phật

Này các Bà-la-môn, Ta chỉ nói lên sự khổ và phương pháp diệt khổ. Do vậy, nếu có người hủy báng, nhục mạ làm cho Ta tức giận, thì ở đây Ta không tức giận. Trái lại, nếu có người tôn kính, tán thán Ta, thì ở đây Ta không hãnh diện. Vì sao vậy? Vì Ta nghĩ rằng: pháp này đã có từ nghìn xưa, và đây là những bổn phận mà Ta phải thực hiện.

Ngày xưa khi Phật còn tại thế, kinh luật luận được truyền tụng lại bằng miệng, sau này mới được ghi chép lại thành sách. Kinh thì có tam sao thất bản do người sau thêm thắt vào, để kiểm chứng lại cho chính xác kinh nào nói dựa trên bốn chân lý tứ diệu đế dựa trên nền tảng nhân quả đạo đức thì đó là kinh Phật nguyên chất. Đây là một công thức siêu khoa học để xác định kinh Phật giáo chân chính và kinh ngụy tạo. Gọi là kinh tức có Phật nói và đệ tử Phật nói, bây giờ thì các tổ nói cũng dựa trên nền tảng Tứ diệu đế, để triển khai rộng hơn. Bồ-tát Sĩ Đạt Ta từ khi ra đời đến khi xuất gia và thành đạo dưới cội Bồ-đề, thuyết giảng 49 năm hơn ba mươi ngàn quyển kinh và an nhiên tự tại báo trước ba tháng trước khi nhập Niết-bàn đều nói đến bốn chân lý Tứ diệu đế. Thế cho nên, xưa và nay đã tốn biết bao giấy mực sách vở và những diễn đàn tranh luận để phân biệt kinh luật luận chính tà mà tới giờ này cũng chưa có học thuyết nào làm sáng tỏ chân lý Phật-đà. Chúng tôi, kẻ hậu học theo suy nghĩ riêng của mình đưa ra phương pháp để xác định kinh Phật nguyên chất và kinh Phật đời sau thêm thắt vào để cho phù hợp với phong tục tập quán của nước đó. Phật dạy Tứ diệu đế:

Đây là đau khổ, tức khổ đế.

Đây là nguyên nhân sinh ra đau khổ, tức tham sân si mạn nghi, ác kiến. 

Đây là sự chấm dứt đau khổ tức là diệt đế hay còn gọi là Niết-bàn.

Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, đó là Bát chính đạo.

1-Khổ đế: Khổ đế là sự thật rõ ràng, là chân lý chắc chắn cho thấy tất cả nỗi khổ đau của mọi chúng sinh trên trần thế này đều phải gánh chịu, như sinh sống là có khổ, đau ốm là khổ, già nua là khổ, chết là khổ v.v…Yêu thương xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân tâm không hòa hợp khổ. Những nỗi khổ niềm đau ấy tràn ngập khắp thế gian. Chính vì vậy đức Phật thường ví cuộc đời như là một biển khổ mênh mông vô cùng tận.

2-Tập đế: Tập đế là chân lý chỉ rõ nguyên nhân nguồn gốc của thực trạng đau khổ của kiếp con người. Tập có nghĩa là nhóm lại, gộp lại, là sự huân tập lâu dài rồi trở thành thói quen thâm căn cố đế khó chừa bỏ. Con người và chúng sinh nói chung thấy khổ, biết khổ trong cuộc sống của mình, nhưng thực ra không biết được nguyên nhân sâu xa gây ra nỗi khổ niềm đau. Đức Phật đã chỉ rõ: do vô minh che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật mà cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân dẫn đến đau khổ.

3-Diệt đế: Diệt đế là chân lý thực sự nói về về cảnh giới tốt đẹp mà chúng sinh đạt được khi đã diệt trừ những nỗi khổ cùng những nguyên nhân gây ra đau khổ và được giải thoát. Đó là sự chấm dứt khổ đau. Diệt tức là tịch diệt, nghĩa là không còn khổ đau trong luân hồi sống chết. Khi đó liền thể nhập trạng thái Niết-bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả bỏ huyễn thân, thân tứ đại không còn (chết, tịch, tịch diệt nay nhập Niết-bàn), khi đó gọi là Vô dư Niết-bàn. Diệt đế còn được gọi là Niết-bàn.

4-Đạo đế: Đạo đế là con đường, là phương pháp hữu hiệu để diệt trừ đau khổ. Đó là chân lý, là thể nhập Niết-bàn, là trạng thái tâm hoàn toàn không còn khổ não. Hay nói khác đi, đó là những phương pháp đúng đắn đưa ta đến con đường diệt mọi đau khổ.

Khi kinh Phật được phát triển lan rộng đến các nước thì tùy theo phong tục của nước đó mà kinh Phật có sự thay đổi về ngôn ngữ và kinh nào vẫn giữ được bản chất chân lý bốn sự thật Tứ diệu đế thì coi như kinh đó là kinh sống đáng được mọi người tin và tu theo. Văn tư tu là ba dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của người tu, kinh Phật chân chính đều dựa trên nền tảng nhân quả hãy tự mình thắp đuốc lên với ánh sáng trí tuệ của chính mình, thắp lên với chính pháp, ta là chủ nhân của bao điều họa phúc. Còn học thuyết nào chỉ cho con người hướng ra bên ngoài, cầu bên ngoài với tư tưởng ỷ lại và nhờ vả thì đó là kinh ngụy tạo hư dối. Ngày hôm nay tăng ni cả nước gần 50.000 ngàn người, nhưng số thầy giảng kinh thuyết pháp mở khóa tu chỉ đếm trên đầu ngón tay, đây là một thực trạng đau buồn, là nguyên nhân dẫn đến Phật giáo suy đồi bởi do nhiều thế lực chính trị đồng hóa. Các tu sĩ thực tu thực học thì ít, các tu sĩ mượn đạo tạo đời thì nhiều do ảnh hưởng nền văn hóa thực tại của đất nước Việt Nam. Một số người là cán bộ cấp cao sở văn hóa cấp tỉnh, họ nói rằng xây chùa và phục hưng chùa để thờ cúng tín ngưỡng dân gian. Họ đồng hóa chức năng chùa với đền, miếu giống nhau, vậy mà họ vẫn nắm giữ các chức vụ cao trong nghành văn hóa cấp tỉnh. Chùa được xây dựng để hướng dẫn đạo đức làm người, hướng dẫn chân lý sống đạo đức Phật giáo chân chính, mở các khóa tu để hướng dẫn cho phật tử tại gia tu học, chứ không phải như nhiều người lầm tưởng đền, chùa, miếu, phủ giống nhau như một. Chúng ta cùng nghe bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề đức Phật dạy 5 anh em Kiều Trần Như:

Chúng tôi xin dẫn bài kinh đầu tiên Chuyển Pháp Luân, đức Phật dạy năm vị Tỳ-kheo trước kia đã từng theo Ngài tu khổ hạnh. Đó là bài kinh nói về Tứ diệu đế. Đây là bài kinh hết sức cụ thể, thực tế, không có gì khó hiểu hay huyền hoặc.

- Kinh Chuyển Pháp Luân

Tôi nghe như vầy, sau khi thành đạo, lần đầu tiên đức Thế Tôn chuyển bánh xe chánh pháp tại Vườn Nai. Tại đây, Ngài dạy năm vị Tỳ-kheo đầu tiên rằng:

Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Những gì là hai. Một là đam mê say đắm các dục lạc thấp hèn, có tính cách thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến phẩm hạnh cao quý thánh nhân, làm xa rời mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc thánh, không dẫn đến mục đích giác ngộ, giải thoát.

Này các Tỳ-kheo, các vị phải loại bỏ và tránh xa hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và Niết-bàn.

Này các Tỳ-kheo, đây là Thánh đế con đường Trung Đạo diệt khổ, chính là tám phương pháp nhiệm mầu: quan điểm chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính.

Này các Tỳ-kheo, sau đây là bốn chân lý cao quý vi diệu của cuộc đời:

Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ, chấp vào thân năm uẩn là khổ và cuối cùng là sầu bi khổ não.

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm dính mắc ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của khổ đau và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự không còn chấp trước bởi đam mê say đắm ham muốn, biết buông xả và dẫn đến giác ngộ, giải thoát.

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến Niết-bàn, đó là tám phương pháp tâm linh mầu nhiệm, là con đường Trung đạo.

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải thấu hiểu về thực tại khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ mọi sự vật.

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ mọi sự vật. 

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ mọi sự vật.

Như vậy, này các Tỳ-kheo chỉ khi nào tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn chân lý vi diệu của cuộc đời dưới ba sắc thái, gồm mười hai khía cạnh đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới xác nhận với thế gian, gồm Chư thiên, ma vương, Phạm Thiên, giữa các đoàn thể Sa-môn, Bà-la-môn, giữa loài trời và loài người rằng Như Lai đã chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tâm Như Lai đã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống này là cuối cùng, Như Lai không còn bị luân hồi sinh tử nữa. (Bản dịch Hòa thượng Minh Châu)

”Khổ Đế là một sự thật, khi những đau khổ về vật chất và tinh thần bất kỳ ai từ khi bắt đầu nhận thức đã buộc phải trải qua ở các mức độ khác nhau. Khi chúng ta chưa được giải thoát hoàn toàn khỏi sự khổ, tam chuyển vẫn có ý nghĩa lớn trong việc làm giảm bớt nỗi đau thế gian, nếu mỗi người đều biết nhận diện, ôm ấp vỗ về và chuyển hóa nỗi đau của chính mình và người xung quanh. Bước đầu tiên phải là công nhận có sự đau khổ đó, chúng ta mới thể giúp mình và giúp người khác vượt qua nó.

Tập Đế là căn nguyên gây ra sự Khổ, là do “ tham ái”, những ham muốn của chúng ta, thường là vì ta bám vào chính ta. Dục ái thể hiện những tham muốn khoái lạc qua năm giác quan, ví dụ như là ở trong cái gì mắt thấy đẹp thì ưa, tai nghe âm thanh êm dịu thì say mê, mũi ngửi mùi thơm thì vui, ăn thì thích món ngon, xúc chạm thì muốn sự thoải mái. Hữu ái là bị phụ thuộc lôi kéo bởi “tôi là” và những thứ “tôi muốn, tôi có, tôi nhất định phải có”. Phi hữu ái là bị khó chịu vì những thứ “không phải là tôi” và “tôi không chấp nhận được”.  Bám víu vào “luyến ái” làm ta khổ. Mức độ tham ái càng cao, thì con người chúng ta càng xa con đường trí tuệ và càng sa lầy vào vũng bùn đau khổ.

Diệt Đế là diệt bỏ những căn nguyên gây ra sự khổ, không tham ái, không chấp trước, không dính vào thân tâm và hoàn cảnh. Sự buông bỏ chấp trước, giúp chúng ta tu tập về quán sát canh giữ tâm mình, để có cái nhìn khách quan về bản thân và ngoại cảnh, và không bị những ý thích chủ quan che mờ lý trí, từ đó sinh ra tâm không phân biệt, khởi đầu của trí tuệ giải thoát. Ngoài ra cũng có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác xuyên tạc đức Phật một cách hồ đồ, họ bảo rằng: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa Hư vô, đề cao đoạn diệt, nhằm tiêu diệt các loài hữu tình”. Để trả lời những người này, đức Phật giải thích: “Này các Bà-la-môn, Ta chỉ nói lên sự khổ và phương pháp diệt khổ. Do vậy, nếu có người hủy báng, nhục mạ làm cho Ta tức giận, thì ở đây Ta không tức giận. Trái lại, nếu có người tôn kính, tán thán Ta, thì ở đây Ta không hãnh diện. Vì sao vậy? Vì Ta nghĩ rằng: pháp này đã có từ nghìn xưa, và đây là những bổn phận mà Ta phải thực hiện.”

Đạo Đế chỉ ra con đường đưa đến Khổ diệt, hay còn gọi là Bát chánh đạo, bao gồm Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm