Tu là chuyển nghiệp (Phần 6)

Tu là chuyển nghiệp, phần lý giải tuy có tế nhị tinh vi nhưng phần hành trì tóm lại chỉ một câu tâm nguyện là đủ: Làm điều lành tránh điều dữ. Trên đường giải thoát làm một điều lành là tiến một bước, làm một điều dữ là lui một bước.

Vai trò A-lai-da thức trong quá trình chuyển nghiệp 

Giai đoạn tập hợp

Trong sinh hoạt hằng ngày Lục thức thu lượm những nhận biết đem giao nộp cho A-lại-da thức, có sự tham mưu cố vấn của Mạt-na thức. Phần việc của bảy thức này là những động tác gieo Nhân tạo Nghiệp, bao gồm cả Nhân lành Nhân dữ thuộc Tam Nghiệp Thân, Khẩu, Ý. Nói theo ngôn từ khoa học, đây là phần việc của Giác quan do ý thức chỉ huy trực tiếp thu lượm những dữ kiện trong cuộc sống để giao nộp cho Bộ Óc là A-lại-da thức theo hệ thống thần kinh cảm giác. Do đó con người mới biết mầu sắc, âm thanh, hương thơm nhẹ hay nồng, vị ngọt hay chua, nóng hay lạnh và vui buồn, đúng sai...

Trong quá trình chuyển nghiệp cần lưu tâm hai điều then chốt về hiệu năng và phẩm chất khả năng của Lục thức và Mạt-na thức:

Lục thức có nhiều động tác thiếu sót và sai nhầm trong phần việc gieo Nhân, Phật học gọi là Vọng thức, nguyên do sinh ra Tà niệm, Vọng niệm, Thành kiến, Định kiến, Thiên kiến, Tà kiến. Đây là vô minh mê mờ dẫn con người trên con đường đau khổ luân hồi. Đây chính là nghiệp căn Chấp pháp, làm cho con người nhìn thấy pháp tướng tức hiện tượng hiển lộ của sự kiện mà không nhận biết ra pháp tánh tức bản thể ẩn tàng của sự kiện, Phật học gọi là chưa có khả năng tùy tướng nhập tánh, nương theo pháp tướng mà nhận biết ra pháp tánh.

Tu là chuyển nghiệp (Phần 5)

Tu là chuyển nghiệp (Phần 6) 1

Ảnh minh họa.

Mạt-na thức đóng vai tham mưu cố vấn cho Lục thức, nói rõ hơn là có tác dụng chi phối đến Ý thức trong việc điều động năm thức đầu tức năm giác quan. Mạt-na thức nhận biết ra Bản Ngã, cái Tôi của con người, phân biệt tự thân với tha nhân. Sự phân biệt này dẫn đến Vị kỷ, Chấp ngã và do đó suy tư thiên lệch cái gì của mình hay thuộc về mình cũng hơn của người khác.

Tóm lại trong giai đoạn tập hợp, A-lại-da thức đã thâu nạp những Chủng tử tức nghiệp nhân cả lành lẫn dữ mang sẵn nghiệp căn Chấp pháp và Chấp ngã. Đây chính là nguồn gốc mầm mống của Tam độc Tham, Sân và Si.

Giai đoạn tàng trữ

Sau việc tập hợp đến việc tàng trữ những Chủng tử do Lục thức giao nộp, do đó A-lại-da thức có tên gọi là tàng thức. Ngoài vai trò tàng trữ, A-lại-da thức còn có một vai trò khác quan trọng hơn trong giai đoạn này, đó là chuyển hóa.

Tàng trữ những chủng tử, nhưng nghiệp nhân đã gieo kể cả lành lẫn dữ. Không hẳn chỉ tập hợp thâu nhận những Nhân gieo hàng ngày mà tàng trữ tích lũy những Nhân đã gieo trong quá khứ từ vô lượng tiền kiếp. Khối chủng tử tích lũy này tạo thành Nghiệp Căn ngày một sâu nặng thêm, chia làm hai trường hợp: Thiện Căn hay Phúc Căn khi tỷ lệ Chủng tử Nhân lành nhiều hơn và Ác Căn hay Tội Căn khi tỷ lệ Chủng tử Nhân dữ nhiều hơn. Làm việc thiện là gieo nhân lành, vun bồi Thiện Căn, làm điều ác là gieo Nhân dữ, đắp thêm cho Ác Căn.

Chuyển hóa những chủng tử cùng tích lũy tức nghiệp căn từ Ác sang Thiện, từ Tà sang Chánh, từ Hư sang Thực. Vai trò này là tinh hoa nhân bản của con người làm cho con người dung tục phàm phu có đủ khả năng thăng hoa thành Bồ-tát, thành Phật. Do đó A-lại-da thức có tên gọi là Như Lai tàng, Như Lai thức. Khả năng linh diệu này gọi là Thần lực Như Lai.

Điểm cần lưu tâm: A-lại-da thức chỉ chuyển hóa chúng tử nghĩa là cải tà quy chánh những Nhân dữ trở thành nhân lành, không hề diệt trừ nhân dữ và sinh ra Nhân lành mới.

Tu là chuyển nghiệp (Phần 4)

Tu là chuyển nghiệp (Phần 6) 2

Ảnh minh họa.

Giai đoạn khởi động

Khởi động tất cả những chủng tử chứa sẵn năng lực tiềm ẩn, giống như làm cho nẩy mầm những hạt giống một khi đã gieo, Phật học gọi là tác nghiệp hay tạo nghiệp. Nếu không được khởi động, Nhân không chuyển thành quả, không còn có lý nhân quả.

Vừa chuyển hóa vừa khởi động kết hợp thành sự vận hành chuyển nghiệp, một mặt từ Ác sang Thiện, một mặt từ Nhân ra Quả. Sau khi kết thành quả là sự hiển lộ thành báo ứng, cụ thể hóa ra một sự kiện, một việc xẩy ra trong sinh hoạt thực tế, dân gian thường dùng tiếng ghép đôi Quả báo để diễn tả hai động tác nối tiếp liền nhau là kết thành Quả và hiển lộ thành Báo.

Tất cả ba giai đoạn tập hợp, tàng trữ và khởi động trong quá trình chuyển nghiệp người mang tâm thế gian với con mắt phàm phu không hay biết, chỉ nhận thấy có hai sự kiện trước và sau: Sự kiện trước là gieo Nhân mà chính mình không nhận thức ra là gieo Nhân vì Vô Minh và Tham Dục không phải chỉ ở kiếp hiện tại mà đã gieo Nhân từ rất nhiều kiếp trước; sự kiện sau là trả Quả mà không rõ từ đâu dẫn đến, nhận Quả lành thì bảo là Phúc Trời ban cho hay số may số tốt, nhận Quả dữ thì bảo là Tội Trời giáng họa hay số phận hẩm hiu bạc bẽo. Người hiểu lý Nhân Quả nhận thấy cái gọi là Phúc Trời hay Tội Trời là lẽ đương nhiên như thế trong quá trình chuyển nghiệp xuyên qua nhiều kiếp liên tục.

Kết luận: 

Tu Phật là Tu Tâm. Tu là chuyển nghiệp, phần lý giải tuy có tế nhị tinh vi nhưng phần hành trì tóm lại chỉ một câu tâm nguyện là đủ: Làm điều lành tránh điều dữ. Trên đường giải thoát làm một điều lành là tiến một bước, làm một điều dữ là lui một bước. Trong sinh hoạt hàng ngày người khéo tu thấy việc lành rất nhỏ vẫn nhất tâm thực hiện, thấy việc dữ rất nhỏ vẫn nhất tâm cố tránh. Phúc hay Họa đều do ở đấy mà ra, lý Nhân Quả về mặt hành trì thật đơn giản dễ hiểu nhưng có hiệu ứng linh diệu vô cùng. đừng thấy đơn giản dễ hiểu mà khinh xuất không tu tập để uổng kiếp làm người ở thế gian.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Quan Thế Âm Bồ tát đản sinh

Nghiên cứu 12:15 17/03/2025

Nhân ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm Bồ Tát (19/02) hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông và trên mảnh đất thân yêu này đều có hình tượng của ngài.

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?

Nghiên cứu 15:22 13/03/2025

Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt

Nghiên cứu 11:52 13/03/2025

Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt?

Nghiên cứu 10:36 13/03/2025

Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo