Tu là chuyển nghiệp (Phần 4)
Chuyển hiểu theo nghĩa chuyển hóa, hóa độ diễn ý rời thể tánh phẩm chất này sang thể tánh phẩm chất khác. Ứng dụng vào lý nhân quả, đây là quá trình thay đổi từ Ác sang Thiện, từ Tà sang Chánh, từ Họa sang Phúc. Đây là nghĩa chánh yếu trong lý Nhân Quả khi nói Tu là Chuyển Nghiệp.
2. Sự chuyển nghiệp trên đường giải thoát (tiếp theo)
Nghiệp lực trong quá trình chuyển nghiệp
Nghĩa thứ hai
Chuyển hiểu theo nghĩa chuyển hóa, hóa độ diễn ý rời thể tánh phẩm chất này sang thể tánh phẩm chất khác. Ứng dụng vào lý nhân quả, đây là quá trình thay đổi từ Ác sang Thiện, từ Tà sang Chánh, từ Họa sang Phúc. Đây là nghĩa chánh yếu trong lý Nhân Quả khi nói Tu là Chuyển Nghiệp.
Một câu hỏi then chốt: Mới thoạt nghe hai nghĩa khác nhau của quá trình Chuyển Nghiệp, người sơ tâm thấy như mâu thuẫn trái ngược nhau. Theo nghĩa thứ nhất thì Nhân nào Quả ấy, Nhân lành Quả lành, Nhân dữ Quả dữ. Theo nghĩa thứ hai thì Nhân dữ lại chuyển hóa thành Quả lành do sự hành trì Chánh pháp, tại sao? Hơn nữa trường hợp chuyển hóa từ Nhân lành sang Quả dữ có xảy ra hay không ?
Xin thưa: Quá trình chuyển nghiệp có hai nghĩa khác nhau, bổ sung và kiện toàn cho nhau trong lý Nhân Quả, không có sự mâu thuẫn nghịch ý nhau.
Thứ nhất, lý Nhân Quả trình bày một chân lý tuyệt đối, một lẽ đương nhiên như vậy, một nguyên tắc bất di bất dịch: Một khi đã gieo Nhân nào ắt hái Quả ấy, không hề có sự sai khác. Gieo Nhân lành hưởng Phúc, không cầu Phúc vẫn đến và không ai tranh dành được. Gieo Nhân dữ mang Họa, dù có van lạy xin tha đừng giáng xuống cũng không tránh được, hoặc có người sót thương tự nguyện xin gánh đỡ phần nào cũng không được. Đây là uy lực của lý Nhân Quả tác động đến sinh hoạt nhân sinh.
Thứ hai, lý Nhân Quả trình bày một hệ luận bổ sung nhằm mục đích khuyến tu làm điều Lành tránh điều Dữ: muốn hái quả nào thì hãy gieo Nhân ấy, không hề có sự ép buộc làm mất quyền tự do chọn lựa của từng cá nhân. Muốn hưởng Quả Phúc hãy gieo Nhân Lành, muốn tránh Tai Họa đừng bao giờ gieo Nhân Dữ. Đây là quyền tự do tuyệt đối của người gieo Nhân đã nương theo lý Nhân Quả mà hành xử và được lý Nhân Quả có tính cách khách quan yểm trợ một cách công bằng vô tư. Phật tử có niềm tin nhưng chưa thông suốt lý giải hệ luận bổ sung một cách tường tận thường hiểu đây là ân cứu độ của Đức Phật ban Phúc cho tín đồ làm điều lành tránh điều dữ. Ân cứu độ chúng sanh của Đức Phật là ân giáo hóa lý Nhân Quả, làm cho đệ tử hiểu rõ và sử dụng quyền tự do gieo Nhân. Đó là ân đã pháp thí, không phải là ân ban Phúc hay che chở cho thoát khỏi Họa một khi đệ tử đã gieo Nhân. Phúc hay Họa là do chính đệ tử quyết định tự chọn, không phải do Đức Phật.
Nguyên tắc quy định Nhân nào Quả ấy có hệ luận bổ sung xác nhận quyền tự do gieo Nhân của con người. Sự bổ sung này cần thiết không thể thiếu được có tầm quan trọng tránh sự ngộ nhận cho rằng lý Nhân Quả là một dạng của thuyết Định Mệnh trong triết lý nhân sinh. Thuyết này chủ trương số phận con người được an bài định sẵn do một quyền năng thiêng liêng tối cao, có tính cách khách quan, không lý hội kể đến phần nào khả năng tự lực có tính cách chủ quan ở con người. Câu tục ngữ Người làm Trời định diễn ý thuyết Định Mệnh trong tin tưởng của người thường dân không thông hiểu lý Nhân Quả Trong Truyện Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du là bậc túc Nho uyên thâm đạo Phật hiểu thấu lý Nhân Quả đã có câu thơ:
Có Trời mà cũng có Ta...
Ở một đoạn khác có câu thơ nói rõ ràng hơn khả năng tự lực tức quyền tự do gieo Nhân của con người trong việc định đoạt số phận mình:
Xưa nay Nhận định thăng Thiên cũng nhiều.
Trời và Thiên ở đây là lẽ Trời, Thiên lý hiểu là lẽ vận hành mọi sinh hoạt trong cuộc sống con người tức lý Nhân Quả trong Phật học.
Sau lý nhân quả kể đến việc sử dụng từ ngữ trong Phật học. Theo định nghĩa, Chuyển Nghiệp là chuyển hóa theo hai chiều: Thứ nhất theo chiều đi lên từ thấp lên cao, từ Ác thành Thiện, từ Tà thành Chánh: thứ hai theo chiều đi xuống từ cao xuống thấp, từ Thiện hóa ra Ác, từ Chánh hóa ra Tà.
Tuy nhiên, theo thông dụng từ ngữ Chuyển Nghiệp dùng trong việc khuyến tu chỉ diễn ý chuyển hóa theo chiều đi lên vun bồi Quả Phúc. Năng lực chuyển hóa gọi là Nghiệp lực hay Nguyện lực. Trường hợp diễn ý chuyển hóa theo chiều đi xuống bị Tai Họa dùng từ ngữ Đọa Nghiệp, năng lực chuyển hóa gọi là Đọa lực (Tiếng Hán Đọa nghĩa là rớt xuống như nói đọa Địa ngục, đọa Súc sinh).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm