Thứ bảy, 27/08/2022, 07:27 AM

Tu là chuyển nghiệp (Phần 5)

Sự vận hành trong quá trình chuyển nghiệp đại cương chia làm ba giai đoạn chứng tỏ khả năng lãnh đạo của A-lại-da thức: Tập hợp, tàng trữ và khởi động.

Vai trò A-lại-da thức trong quá trình chuyển nghiệp

Con người đứng hàng đầu hơn hết các giống động vật khác nhờ ở đời sống tâm linh có trí tuệ linh diệu. Năng lực của trí tuệ do ở Bát thức là tám khả năng nhận biết mọi vật mọi sự việc. Trong Bát thức vai trò tối thượng là thức thứ tám mang tên A-lại-da thức, phiên âm tiếng Sanskrit là Alaya. Đây là thức Chúa tể có quyền năng tối cao và bao trùm cả bẩy thức kia, định đoạt cuộc sống con người đọa xuống Địa ngục hay chứng đắc Phật quả nhập Niết-bàn.

Với chức năng vừa tinh vi linh diệu vừa thông suốt vạn pháp, A-lại-da thức mang nhiều tên gọi khác nhau, mỗi danh xưng dịch sang tiếng Hán Việt tương ứng với mỗi vai trò riêng biệt tùy từng trường hợp muốn nhấn mạnh đề cao. Người thiện học cần lưu tâm những danh xưng sau đây:

Hàm tàng thức hay gọi tắt Tàng thức diễn ý vai trò chứa đựng, lưu trữ một thời gian những nhận biết, giống như nhà kho chứa hàng hóa.

Nghiệp thức diễn ý vai trò nhận biết tất cả mọi nghiệp do con người đảm trách trong sinh hoạt hằng ngày.

Chủng tử thức diễn ý vai trò nhận biết mọi hạt giống tức mầm sống chứa đựng sinh lực tức nghiệp lực của con người.

Tu là chuyển nghiệp (Phần 4)

achuyen.phatgiao.org.vn

Căn bản thức diễn ý vai trò nền tảng của trí tuệ, nguồn gốc của nhận biết.

Thức tâm diễn ý vai chính cầm đầu trong Bát thức. Thức tâm trong Lục thức là ý thức tức thức thứ sáu.

Tập khởi tâm diễn ý vai trò thâu nhận quy tụ (tiếng Hán: Tập, tập trung, tập hợp) và phân phối tác động (tiếng Hán: Khởi, khởi sinh, khởi động) tất cả mọi nghiệp chủng tức hạt giống Nhân để rồi sanh ra Quả.

Như Lai tàng và Như Lai thức diễn ý vai trò có chức năng linh tri diệu ứng, những Nghiệp chủng lưu trữ, vừa sáng suốt nhận biết vạn pháp vừa tùy duyên ứng hóa khi thể hiện thành hành động. Chức năng này còn có tên gọi là Thần lực Như Lai.

Đại viên kính trí diễn ý vai trò giác ngộ đã đắc đạo quả Tâm Không tức Tâm Thanh Tịnh Vô Nhiễm. Tâm này coi như một tấm gương trong sáng có khả năng vừa tịch vừa chiếu: Tịch là phần bản thể tĩnh lặng an nhiên như Hư không bất động, không có một hoen ố nào; Chiếu là phần hiện tượng ứng dụng khi nhập thế chiếu soi thông suốt vạn pháp. Khi duyên chưa hội thì Tịch, khi duyên hội thì Chiếu, khi duyên liễu chấm dứt thì trở lại Tịch thường hằng, giống như Tấm Gương (tiếng Hán: Tâm kính) vốn trong sáng không có dấu vết gì, lúc có một vật gì ở trước gương thì gương soi tỏ hình tướng vật ấy thấy rõ trên mặt gương, đến lúc vật ấy rời đi chỗ khác thì mặt gương trở lại trong sáng như cũ không lưu trữ lại dấu vết gì. Chiếu là tác động của Tâm Hỷ vui vẻ đi vào đời và Tịch là tác động của Tâm Xả buông bỏ mọi thứ không luyến tiếc. Nói cách khác, Chiếu là Tâm Nhập thế gian và Tịch là Tâm Xuất thế gian.

Sự thông dịch từ một tiếng Sanskrit là Alaya sang nhiều tiếng Hán Việt khác nhau chứng tỏ vai trò của thức thứ tám vừa đa năng đa dạng vừa quán xuyến quy về một mối, đó là chức năng Chủ Tướng cai quản toàn bộ sinh hoạt tâm linh con người. Dịch sang tiếng Hán Việt không có danh xưng nào diễn đầy đủ trọn vẹn ý nghĩa nội dung tiếng Alaya, do đó danh xưng thường dùng nhất để diễn tả trung thực hơn cả là tiếng phiên âm A-lại-da, thêm tiếng Hán Việt là thức chỉ khả năng nhận biết.

A-lại-da thức là cấp trên cùng đóng vai trò Lãnh đạo, bẩy thức còn lại đều là thuộc cấp dưới quyền, Mạt-na thức đóng vai tham mưu cố vấn, Ý thức đóng vai trực tiếp chỉ huy, năm thức đóng vai cấp thừa hành là Nhãn thức, Nhi thức, Tỵ thức, Vị thức và Thân thức. Sự vận hành trong quá trình chuyển nghiệp đại cương chia làm ba giai đoạn chứng tỏ khả năng lãnh đạo của A-lại-da thức: Tập hợp, tàng trữ và khởi động. Đây cũng là sự liên hệ phân định khả năng giữa cấp Lãnh đạo với các thuộc cấp dưới quyền. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm