Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 31/07/2023, 12:10 PM

Tu mà không học là tu mù

Có một đài cổ Phật, tượng cổ Phật bị quỷ khiêng quăng mất, còn đài trống nên ngày nào quỷ cũng nhảy lên múa hát. Bấy giờ có người phát tâm sùng bái, thỉnh tượng cổ Phật an vị trên đài. Vừa để tượng lên, thì quỷ nó quăng xuống, thành thử an vị không được.

Audio

Họ cầu cứ thầy tu tới trị dùm con quỷ.

- Thầy tu Tịnh Độ viết sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" dán lên đài, quỷ hơi sợ. Thầy dán xong rồi đi, quỷ giật tượng cổ Phật xuống, leo lên đài nhảy múa nữa.

- Thầy tu Mật Tông đến dán câu chú "Án ma ni bát di hồng", nó cũng sợ nhưng khi thầy đi vắng, nó lại giật tượng xuống, trồi đầu lên nhảy múa.

- Thiền sư tới dán câu "Niệm Phật là ai?", dán rồi lại lơ lơ là là, nó cũng giật tượng cổ Phật xuống, leo lên nhảy múa nữa.

- Một thiền sư khác tới, vị này không viết không dán, mà ngồi đó, đứa nào trồi đầu lên, ông chỉ vào mặt nó nói: "Mày là quỷ". Nó sợ thụt đầu lặng mất. Lúc đầu nó có sợ, nhưng khi nào ông ngó lơ, nó lại trồi đầu lên nhảy múa. Nên ông phải ngồi đó canh chừng hoài.

Đối với người sơ tu, tu nương theo phương tiện thì dễ thực hành hơn 'tri vọng', vì dùng trí nhìn thẳng nên đòi hỏi người sống mạnh về trí.

Đối với người sơ tu, tu nương theo phương tiện thì dễ thực hành hơn "tri vọng", vì dùng trí nhìn thẳng nên đòi hỏi người sống mạnh về trí.

Vậy trong các vị sư trị quỷ, vị nào công hiệu hơn? Vị nào cũng công hiệu, nhưng phải có mặt thường trực, nếu không có mặt thường trực thì hết công hiệu.

- Tu thiền thoại đầu cũng phải chăm chăm không lơi lỏng mới có công hiệu.

- Tu Tịnh Độ niệm Phật cũng phải chuyên chú không quên mới có công hiệu.

- Tu Mật Tông trì chú miên mật, không gián đoạn mới có công hiệu. Còn thiền tri vọng phải luôn luôn tỉnh giác mới có công hiệu.

Vậy, pháp môn nào cũng không dễ. Các pháp tu có đề mục xem chừng dễ tu, thiền thoại đầu có câu thoại đầu để khán, Tịnh Độ có câu Nam Mô A Di Đà Phật để nhớ, Mật Tông có câu chú để trì. Nhờ nương vào phương tiện mà quên nghĩ nhớ đến việc những khác, vọng tưởng không khởi. Còn tu "tri vọng" dùng trí nhìn thẳng, không có phương tiện để nương, mới tu xem chừng khó, những tật xấu, tưởng bậy muôn đời muôn kiếp cứ trỗi dậy, thấy rõ ràng thì ra mình xấu xa tu dở quá.

Nói khó dễ là do nhận định thiển cận, thật sự thì các pháp khán thoại đầu, niệm Phật, trì chú nhờ bám sát phương tiện để dừng vọng tưởng, nếu chuyên lơi lỏng thì vọng tưởng khởi. Nhưng nếu tu không chuyên, lơ lỏng thì vọng tưởng cũng trồi lên thành dở. Tri vọng thì dùng trí nhìn thẳng, mọi vọng niệm tốt xấu trồi lên, ngay đó thấy tường tận. Đó là chỗ ách yếu, thiền sinh tu phải biết rõ. Tuy nhiên đối với người sơ tu, tu nương theo phương tiện thì dễ thực hành hơn "tri vọng", vì dùng trí nhìn thẳng nên đòi hỏi người sống mạnh về trí. Biết vọng tưởng, vọng tưởng lặng thì tâm tự chơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm