Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Từ Tam bảo đến Tam quy (II)

Mỗi người con Phật cần phải tuân theo nguyên tắc “y pháp bất y nhân” do Đức Phật truyền dạy, tự mình tránh xa những gì nghi ngờ là không đúng chánh pháp để có thể vận dụng giáo lý đúng chánh pháp và bảo vệ chánh pháp.

>>Kiến thức

Hình thức quy y Tam bảo

Bài liên quan

Có 2 hình thức quy y Tam bảo khác nhau. Hình thức thứ nhất được gọi là Tùy tha ý quy y, nghĩa là người quy y không tự mình phát khởi tâm nguyện quy y, mà do một người khác dẫn dắt, hướng dẫn hoặc thậm chí là yêu cầu. Tiêu biểu cho hình thức quy y này là việc cha mẹ đưa con cái đến chùa quy y Tam bảo (thường là từ khi còn rất nhỏ), hay vợ hoặc chồng khuyên bảo người bạn đời của mình quy y Tam bảo… Trong trường hợp này, người quy y thường chưa hiểu rõ hoặc chưa đủ khả năng để hiểu rõ ý nghĩa việc quy y Tam bảo như trên, và do đó có những hạn chế tất yếu về mặt tinh thần cũng như sự thực hành giáo pháp. Tuy nhiên, hình thức này có ưu điểm lớn là tạo được một nhân duyên tốt cho người quy y, ngay cả khi các yếu tố tự thân của họ chưa đủ để dẫn đến việc quy y. Người dẫn dắt việc quy y thường là người có trách nhiệm và gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của người quy y, nên sau khi quy y rồi họ sẽ tiếp tục nâng đỡ, dắt dẫn cho đến khi người quy y có thể tự mình hiểu rõ được ý nghĩa chân chính của việc quy y Tam bảo.

Việc quy y Tam bảo không phải là một việc làm nhất thời, mà nó có tính cách như một cam kết nền tảng để khởi đầu cho những chuyển biến trong tự thân chúng ta.

Việc quy y Tam bảo không phải là một việc làm nhất thời, mà nó có tính cách như một cam kết nền tảng để khởi đầu cho những chuyển biến trong tự thân chúng ta.

Bài liên quan

Hình thức thứ hai là Tự quy y, nghĩa là tự mình phát khởi tâm nguyện quy y Tam bảo mà không do bất cứ ai khác thúc đẩy, yêu cầu hay ép buộc. Vì là tự mình phát khởi tâm nguyện quy y Tam bảo, nên thường là xuất phát từ sự hiểu rõ được ý nghĩa chân chánh của việc quy y Tam bảo và quyết định quy y. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp người tự nguyện quy y Tam bảo có hiểu được một phần nào đó nhưng chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa chân chính của việc quy y, do chưa được giảng giải và cũng chưa tự mình tìm hiểu thấu đáo. Những người này cần phải cố gắng tìm hiểu về ý nghĩa chân chính của việc quy y Tam bảo thì việc quy y mới có thể thực sự mang lại những lợi ích lớn lao cho đời sống của họ.

Việc quy y Tam bảo không phải là một việc làm nhất thời, mà nó có tính cách như một cam kết nền tảng để khởi đầu cho những chuyển biến trong tự thân chúng ta. Khi đã thực sự quy y Tam bảo thì mọi hành động, lời nói hay ý nghĩ của chúng ta sẽ không còn buông thả theo thói quen từ trước đến nay nữa, mà nhất nhất đều phải hướng theo những lời Phật dạy, nghĩa là noi theo kinh điển và sự dẫn dắt của chư Tăng.

Sự chuyển biến hướng thiện đó cần phải được thể hiện một cách cụ thể qua việc học hiểu và thọ trì Ngũ giới, tức là 5 giới căn bản do Đức Phật truyền dạy.

Sự chuyển biến hướng thiện đó cần phải được thể hiện một cách cụ thể qua việc học hiểu và thọ trì Ngũ giới, tức là 5 giới căn bản do Đức Phật truyền dạy.

Bài liên quan

Sự chuyển biến hướng thiện đó cần phải được thể hiện một cách cụ thể qua việc học hiểu và thọ trì Ngũ giới, tức là 5 giới căn bản do Đức Phật truyền dạy, có công năng giúp chúng ta sống một đời sống đúng theo chánh pháp và tạo được nhiều thiện nghiệp, là yếu tố quyết định trước nhất để có thể có được sự an lạc và hạnh phúc chân thật.

Y pháp bất y nhân

Đây là một nguyên tắc đã được nêu ra khá sớm, ngay từ thời Đức Phật còn tại thế. Trong giai đoạn hiện nay, nguyên tắc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc xác lập niềm tin vào Tam bảo.

Thế nào là y pháp bất y nhân? Đó là chúng ta đặt niềm tin và làm theo chánh pháp và không tin theo bất cứ ai nói hoặc làm sai chánh pháp.

Những việc làm sai trái hoặc những lời giảng giải không đúng chánh pháp của một cá nhân xét cho cùng chỉ là sự sai lầm của riêng cá nhân đó, không liên quan gì đến chánh pháp do Đức Phật truyền dạy.

Những việc làm sai trái hoặc những lời giảng giải không đúng chánh pháp của một cá nhân xét cho cùng chỉ là sự sai lầm của riêng cá nhân đó, không liên quan gì đến chánh pháp do Đức Phật truyền dạy.

Bài liên quan

Chánh pháp do Đức Phật truyền dạy, trước hết là những chân lý giúp ta nhận thức đúng về mọi sự việc, hiện tượng trong đời sống, và những nguyên tắc hay phương thức sống thiết thực, có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày để đạt được những kết quả cụ thể trong việc hoàn thiện cuộc sống, làm giảm nhẹ và triệt tiêu những khổ đau vốn có trong đời sống. Những chân lý và nguyên tắc hay phương thức ấy được ghi chép trong kinh điển và được chư Tăng giảng giải, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhưng một vấn đề không mong muốn có thể xảy ra, đó là có những người tự nhận rằng mình truyền dạy chánh pháp của Đức Phật, nhưng bản thân lại không có sự thực hành đúng theo chánh pháp, và do đó cũng dẫn đến một hệ quả tất yếu là thường giảng giải sai lệch về chánh pháp.

Trong trường hợp này, nguyên tắc “y pháp bất y nhân” có ý nghĩa giúp ta giữ vững được niềm tin vào chánh pháp mà không để cho sự sai trái của một vài cá nhân nào đó làm ảnh hưởng đến niềm tin của mình. Bởi vì, những việc làm sai trái hoặc những lời giảng giải không đúng chánh pháp của một cá nhân xét cho cùng chỉ là sự sai lầm của riêng cá nhân đó, không liên quan gì đến chánh pháp do Đức Phật truyền dạy.

Tam pháp ấn có thể được hiểu một cách đơn giản là 3 yếu tố, 3 ý nghĩa xuyên suốt có khả năng giúp ta xác định, tin chắc được một phần giáo lý nào đó là do chính Đức Phật thuyết dạy.

Tam pháp ấn có thể được hiểu một cách đơn giản là 3 yếu tố, 3 ý nghĩa xuyên suốt có khả năng giúp ta xác định, tin chắc được một phần giáo lý nào đó là do chính Đức Phật thuyết dạy.

Bài liên quan

Ví như có người khuyên ta không nên uống rượu, nhưng bản thân người ấy lại sáng say chiều xỉn, không có được một cuộc sống nghiêm túc. Trong trường hợp này, chúng ta cần phân biệt hai khía cạnh tách biệt của vấn đề. Trước hết, lời khuyên do người ấy đưa ra là một lời khuyên tốt, đáng để chúng ta nghe theo. Thứ hai, mặc dù tư cách của người ấy không xứng đáng chút nào với lời khuyên tốt đẹp mà ông ta đưa ra cho người khác, nhưng điều đó hoàn toàn không làm mất đi tính chất tốt đẹp của lời khuyên. Vì vậy, trong trường hợp này, nghe theo lời khuyên của ông ta là y pháp, và không noi theo việc làm của ông ta là bất y nhân. 

Mặt khác, vì xét thấy lời khuyên của ông ta là đúng đắn, tốt đẹp nên chúng ta tin theo, như vậy là y pháp; dù tư cách của ông ta không xứng đáng với lời khuyên, nhưng chúng ta vẫn không để điều đó làm ảnh hưởng đến niềm tin của ta vào lời khuyên tốt đẹp ấy, như vậy là bất y nhân.

Chúng ta không nên ghét bỏ, mà trái lại cần phải thương xót những con người tội nghiệp này, vì họ không thực hành theo đúng chánh pháp của Đức Phật nên chắc chắn là họ không thể có được một đời sống an lạc và hạnh phúc chân thật.

Chúng ta không nên ghét bỏ, mà trái lại cần phải thương xót những con người tội nghiệp này, vì họ không thực hành theo đúng chánh pháp của Đức Phật nên chắc chắn là họ không thể có được một đời sống an lạc và hạnh phúc chân thật.

Bài liên quan

Trong môi trường sống khá phức tạp ngày nay, chúng ta không phải lúc nào cũng được tiếp xúc với những con người tốt đẹp, hướng thượng, mà còn có cả những con người nhỏ nhen, ích kỷ và nhận thức cũng như hành động đều sai lầm. Đôi khi, những người này cũng đứng trong hàng ngũ truyền dạy giáo pháp của Đức Phật . Chúng ta không nên ghét bỏ, mà trái lại cần phải thương xót những con người tội nghiệp này, vì họ không thực hành theo đúng chánh pháp của Đức Phật nên chắc chắn là họ không thể có được một đời sống an lạc và hạnh phúc chân thật. Tuy nhiên, chúng ta cần tỉnh táo nhận biết để không đặt niềm tin và làm theo những người như thế. Mặt khác, ta cũng không thể vì sự sai trái của những cá nhân ấy mà đánh mất niềm tin vào Tam bảo.

Tất nhiên, làm thế nào để xác định được đâu là chánh pháp do Đức Phật truyền dạy và đâu là sự giảng giải sai lệch của một cá nhân? Trong vấn đề này, những sự sai lệch lớn lao về mặt giáo lý thường có thể dễ dàng nhận ra nhờ vào một phần giáo lý gọi là Tam pháp ấn. Giáo lý này được Đức Phật thuyết dạy nhằm giúp chúng ta dựa vào đó mà phân biệt được những kinh điển nào là thực sự do Phật thuyết, và những kinh điển nào có thể là sai lệch, không phải do Phật thuyết. Tam pháp ấn có thể được hiểu một cách đơn giản là 3 yếu tố, 3 ý nghĩa xuyên suốt có khả năng giúp ta xác định, tin chắc được một phần giáo lý nào đó là do chính Đức Phật thuyết dạy. Theo đó thì tất cả kinh điển do Phật thuyết dạy đều phải có sự hiện diện của 3 ý nghĩa gọi là Tam pháp ấn này, và cũng không thể có những ý nghĩa đi ngược lại, mâu thuẫn với Tam pháp ấn. 

Chúng ta có thể dựa vào một nguyên tắc chung gọi là “ngôn hành hợp nhất” để đánh giá về sự thuyết dạy của một người nào đó.

Chúng ta có thể dựa vào một nguyên tắc chung gọi là “ngôn hành hợp nhất” để đánh giá về sự thuyết dạy của một người nào đó.

Ba ý nghĩa này được kể ra cụ thể là: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tĩnh. Tuy nhiên, sự phân biệt theo Tam pháp ấn là thuộc về phần giáo lý bậc cao và có thể là khá phức tạp, khó hiểu đối với nhiều người trong chúng ta. Mặt khác, những sai lệch thường gặp trong thực tế có thể dựa vào một số yếu tố để nhận ra mà chưa cần thiết phải dùng đến Tam pháp ấn.

Bài liên quan

Chúng ta có thể dựa vào một nguyên tắc chung gọi là “ngôn hành hợp nhất” để đánh giá về sự thuyết dạy của một người nào đó. Nguyên tắc này nói lên rằng, nếu một người thuyết giảng chánh pháp, thì lời nói và việc làm của người đó phải đi đôi với nhau. Nếu một người thuyết dạy về những nguyên tắc sống đơn giản, thì điều tất yếu là bản thân người đó không thể sống một cuộc sống xa hoa với tất cả những tiện nghi mà nền văn minh hiện đại này có được. Nguyên tắc này xuất phát từ một phương thức thuyết dạy trong Phật giáo được gọi là “thân giáo”, nghĩa là dùng đời sống của chính bản thân mình để nêu gương thuyết dạy người khác. Khi một người luôn nói ra những điều tốt đẹp nhưng bản thân lại không thực hiện đúng theo những điều tốt đẹp ấy, xem như nguyên tắc này không được đáp ứng, và chúng ta có thể bước đầu đặt ra sự hoài nghi, cảnh giác đối với sự thuyết giảng của người ấy.

Khi một người thuyết giảng chánh pháp mà nói ra những điều không phù hợp với những gì chúng ta đã học, đã hiểu, đã hành trì, thì chúng ta có thể cần phải đặt ra sự hoài nghi cảnh giác đối với sự thuyết giảng của người ấy.

Khi một người thuyết giảng chánh pháp mà nói ra những điều không phù hợp với những gì chúng ta đã học, đã hiểu, đã hành trì, thì chúng ta có thể cần phải đặt ra sự hoài nghi cảnh giác đối với sự thuyết giảng của người ấy.

Bài liên quan

Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc “nhất quán”. Khi một người thuyết giảng chánh pháp thì tất cả những gì người ấy đã nói ra trước đây, đang nói ra vào lúc này và sẽ nói ra trong tương lai, tại nơi này hoặc nơi khác, tất thảy đều phải luôn luôn phù hợp, nhất quán với nhau, không thể có sự mâu thuẫn, trái ngược. Khi một người thuyết dạy về đời sống chân thật, khen ngợi sự chân thật trong cuộc sống, thì vào một lúc khác, tại một nơi khác, người ấy không thể nói ra những điều trái ngược lại với ý nghĩa đó. Nếu nguyên tắc này không được đáp ứng, chúng ta có thể đặt vấn đề hoài nghi, cảnh giác đối với sự thuyết giảng của người ấy.

Nguyên tắc thứ ba được gọi là nguyên tắc “chiêm nghiệm và so sánh”. Nguyên tắc này vận dụng các phần giáo lý căn bản đã được học hiểu và thực hành ngay trong cuộc sống của chúng ta để so sánh với những gì được nghe thuyết giảng. Tùy theo trình độ của mỗi chúng ta, các phần giáo lý căn bản đó có thể là Tư diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo, Lục Ba la mật… 

Khi chúng ta đã được học hiểu và có sự thực hành, vận dụng một trong các phần giáo lý này vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ tự có được sự chiêm nghiệm của bản thân, sẽ tự rút ra được ý nghĩa đích thực của phần giáo lý đó. Vì vậy, khi một người thuyết giảng chánh pháp mà nói ra những điều không phù hợp với những gì chúng ta đã học, đã hiểu, đã hành trì, thì chúng ta có thể cần phải đặt ra sự hoài nghi cảnh giác đối với sự thuyết giảng của người ấy.

Mỗi người con Phật cần phải tuân theo nguyên tắc “y pháp bất y nhân” do Đức Phật truyền dạy, tự mình tránh xa những gì nghi ngờ là không đúng chánh pháp để có thể vận dụng giáo lý đúng chánh pháp và bảo vệ chánh pháp.

Mỗi người con Phật cần phải tuân theo nguyên tắc “y pháp bất y nhân” do Đức Phật truyền dạy, tự mình tránh xa những gì nghi ngờ là không đúng chánh pháp để có thể vận dụng giáo lý đúng chánh pháp và bảo vệ chánh pháp.

Bài liên quan

Là một người học Phật, chúng ta chỉ nên vận dụng 3 nguyên tắc trên để đặt ra sự hoài nghi và cảnh giác đối với sự thuyết giảng của một cá nhân, mà không nên tiến đến chỗ tranh biện đúng sai với cá nhân ấy. Đó là vì những sự tranh biện như thế không thực sự giúp ích được gì cho đời sống tinh thần của chúng ta. Chúng ta chỉ cần tuân theo nguyên tắc “y pháp bất y nhân” do Đức Phật truyền dạy, tự mình tránh xa những gì nghi ngờ là không đúng chánh pháp mà thôi. Còn việc xác định chắc chắn sự thuyết giảng của một cá nhân có phải là sai lệch chánh pháp hay không, chúng ta nên dành lại cho các vị luận sư uyên bác, những người có thể vận dụng phần giáo lý về Tam pháp ấn như đã nói trên để bảo vệ chánh pháp.

Mỗi người con Phật cần phải tuân theo nguyên tắc “y pháp bất y nhân” do Đức Phật truyền dạy, tự mình tránh xa những gì nghi ngờ là không đúng chánh pháp để có thể vận dụng giáo lý đúng chánh pháp và bảo vệ chánh pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm