Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Từ Tam bảo đến Tam quy (I)

Tam quy hay Tam quy y, hiểu một cách đơn giản nhất là “quy y Tam bảo”, trong đó khái niệm quy y được hiểu là “quay về nương theo”. Như vậy, suy rộng ra chúng ta sẽ hiểu được rằng quy y Tam Bảo là quay về nương theo ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.

 >> Kiến thức

Bài liên quan

Thế nào gọi là quay về nương theo? Thể tính thanh tịnh hay khả năng giác ngộ luôn sẵn có trong mỗi con người, chỉ vì mê lầm không hiểu biết nên mới chạy theo những dục vọng tham lam và tạo nhiều ác nghiệp, để đến nỗi phải chìm đắm trong vòng sinh tử luân hồi. Đức Phật là bậc giác ngộ đã nhận rõ và chỉ ra điều đó. Tuy bản thân chúng ta chưa giác ngộ, nhưng nhờ tin theo Đức Phật, học theo giáo pháp của Đức Phật, noi theo gương sáng hành trì của chư Tăng, nên có thể nhận biết được con đường đúng đắn để quay về, nhận lấy thể tính thanh tịnh và tu tập để làm hiển lộ khả năng giác ngộ vốn có của chính mình. Vì thế mà gọi là quay về nương theo.

Như vậy, theo từng cách hiểu về Tam bảo, chúng ta cũng có những cách hiểu tương ứng về quy y Tam bảo.

Theo ý nghĩa Trụ thế Tam bảo, chúng ta quy y Phật tức là quay về nương theo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thờ kính và lễ lạy hình tượng Ngài ở các chùa tháp và cũng thiết lập bàn thờ Phật ở nhà. Khi chúng ta thờ kính hình tượng Ngài, chúng ta nhớ đến sự đản sinh và giác ngộ của Ngài đã mang lại cho thế gian này một con đường chân chính để noi theo và đạt đến sự giải thoát, và cụ thể hơn là sự giảm nhẹ những khổ đau trong cuộc sống hằng ngày.

Khi chúng ta thực hành sâu vững giáo pháp của Đức Phật, chúng ta sẽ tự tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, nghĩa là tự tin vào Phật tính ở trong ta. Do sự quy y này mà chúng ta luôn hướng mọi hành động, lời nói và việc làm của mình về sự tu tập để đạt đến giải thoát rốt ráo.

Khi chúng ta thực hành sâu vững giáo pháp của Đức Phật, chúng ta sẽ tự tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, nghĩa là tự tin vào Phật tính ở trong ta. Do sự quy y này mà chúng ta luôn hướng mọi hành động, lời nói và việc làm của mình về sự tu tập để đạt đến giải thoát rốt ráo.

Bài liên quan

Ngoài ra, chúng ta cũng đặt niềm tin và thờ kính những vị Phật mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng thuyết dạy, chẳng hạn như Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc… Chúng ta tin vào chư Phật trong mười phương ba cõi đều là những bậc giác ngộ, đều truyền dạy giáo pháp giải thoát không khác với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và như vậy có nghĩa là ta đã quy y Phật theo nghĩa Xuất thế Tam bảo.

Khi chúng ta thực hành sâu vững giáo pháp của Đức Phật, chúng ta sẽ tự tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, nghĩa là tự tin vào Phật tính ở trong ta. Do sự quy y này mà chúng ta luôn hướng mọi hành động, lời nói và việc làm của mình về sự tu tập để đạt đến giải thoát rốt ráo. Như vậy có nghĩa là quy y với Đồng thể Tam bảo hay Tự tính Tam bảo.

Khi đã quy y Phật, ta học hiểu và tin nhận những giáo pháp do Ngài truyền dạy, được lưu truyền trong kinh điển và được chư Tăng giảng giải. Trong ý nghĩa đó, ta quy y Pháp. Khi đã quy y Pháp, ta tôn kính và noi theo gương sáng của chư Tăng là những người dành trọn cuộc đời để thực hành giáo pháp của Đức Phật, và luôn sẵn lòng dẫn dắt chúng ta trên con đường tu tập. Trong ý nghĩa đó, chúng ta quy y Tăng.

Khi chúng ta đã quy y Pháp thì không quy y theo bất cứ một giáo pháp nào khác ngoài chánh pháp do Đức Phật truyền dạy. Trong Phật giáo gọi chung là “tà ma, ngoại đạo”

Khi chúng ta đã quy y Pháp thì không quy y theo bất cứ một giáo pháp nào khác ngoài chánh pháp do Đức Phật truyền dạy. Trong Phật giáo gọi chung là “tà ma, ngoại đạo”

Bài liên quan

Xuất phát từ những ý nghĩa trên, khi đã quy y Phật thì chúng ta không quy y bất kỳ một đấng linh thiêng hay quyền năng nào khác, trong Phật giáo gọi chung là “thiên, thần, quỷ, vật”. Bởi vì chúng ta tin chắc rằng chỉ có Đức Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn, đã đạt đến sự giải thoát rốt ráo, là đấng duy nhất có đủ trí tuệ sáng suốt để chúng ta nương theo và có thể đạt đến sự giải thoát rốt ráo như Ngài. Khi thực sự đặt niềm tin và quy y Phật, chúng ta hiểu rằng tất cả những đối tượng như trời, thần, quỷ, vật… cũng chỉ là những dạng khác nhau của chúng sinh trong cõi luân hồi, cho dù có được quyền lực thần biến hay sức mạnh vạn năng thì cũng không phải là cứu cánh có thể giúp ta vượt thoát sinh tử, giảm nhẹ và triệt tiêu những khổ đau trong đời sống.

Khi chúng ta đã quy y Pháp thì không quy y theo bất cứ một giáo pháp nào khác ngoài chánh pháp do Đức Phật truyền dạy. Trong Phật giáo gọi chung là “tà ma, ngoại đạo”. Bởi vì, qua học hiểu và thực hành chánh pháp do Đức Phật truyền dạy, chúng ta biết chắc rằng chỉ có giáo pháp do Đức Phật truyền dạy là giáo pháp duy nhất có thể giúp chúng ta nương theo, thực hành theo để đạt đến sự giải thoát mọi ràng buộc, làm giảm nhẹ và triệt tiêu được những khổ đau trong đời sống.

Khi đối mặt với những khó khăn tất yếu trong đời sống, chúng ta có đủ sức mạnh tinh thần và nhận thức đúng đắn để tiếp nhận và vượt qua.

Khi đối mặt với những khó khăn tất yếu trong đời sống, chúng ta có đủ sức mạnh tinh thần và nhận thức đúng đắn để tiếp nhận và vượt qua.

Bài liên quan

Khi đã quy y Tăng, chúng ta không quy y với bất cứ tập thể, phe nhóm xấu ác nào. Trong Phật giáo gọi chung là “tổn hữu, ác đảng”. Bởi vì chúng ta thấy rõ được rằng, chỉ có Tăng già hay Tăng đoàn, những người trọn đời thực hành theo lời Đức Phật dạy, mới xứng đáng là chỗ để chúng ta nương dựa, noi theo.

Khi đã thực sự quy y Tam bảo theo đúng nghĩa như trên, chúng ta sẽ cảm thấy rất vững chãi, tự tin trong cuộc sống, bởi vì nhờ có Phật pháp, ta hiểu được nguyên nhân và kết quả của những việc làm thiện hoặc ác trong đời sống. Khi đối mặt với những khó khăn tất yếu trong đời sống, chúng ta có đủ sức mạnh tinh thần và nhận thức đúng đắn để tiếp nhận và vượt qua.

Nhưng vì sao phải xác định một cách chắc chắn rằng “quy y Phật trọn đời không quy y thiên thần quỷ vật, quy y Pháp trọn đời không quy y tà ma ngoại đạo, quy y Tăng trọn đời không quy y tổn hữu ác đảng”?

Nhiều người trong chúng ta có thể sẽ nảy sinh sự thắc mắc này, bởi chúng ta nhận thấy không chỉ có đạo Phật là tôn giáo, tín ngưỡng duy nhất; không chỉ có giáo pháp của Đức Phật là duy nhất hướng đến sự tốt đẹp trong đời sống; và cũng không phải duy nhất chỉ có Tăng đoàn Phật giáo là những vị có đạo đức đáng kính trọng, noi theo.

Trong thực tế, ta thấy có hàng triệu người trên thế giới này tin theo các tôn giáo, tín ngưỡng khác, và họ luôn đặt niềm tin vào vị giáo chủ của mình, rồi từ đó tìm được những chỗ dựa tinh thần vững chắc trong đời sống. Cũng trong thực tế, giáo lý do các tôn giáo khác truyền dạy cũng hướng đến một đời sống đạo đức, tốt đẹp hơn, giúp con người biết yêu thương và sống hòa hợp với nhau hơn… Và trong thực tế có rất nhiều tu sĩ của các tôn giáo khác cũng thực hành đời sống tâm linh tốt đẹp, luôn nêu gương sáng về đạo đức trong xã hội…

Giáo pháp do Đức Phật truyền dạy là giáo pháp duy nhất không dừng lại ở mức độ ấy, mà hướng đến một sự giải thoát rốt ráo, một sự giác ngộ hoàn toàn để có thể chấm dứt mọi khổ đau trong đời sống.

Giáo pháp do Đức Phật truyền dạy là giáo pháp duy nhất không dừng lại ở mức độ ấy, mà hướng đến một sự giải thoát rốt ráo, một sự giác ngộ hoàn toàn để có thể chấm dứt mọi khổ đau trong đời sống.

Bài liên quan

Khi chúng ta hướng đến một cuộc sống đạo đức, tốt đẹp hơn trong thế giới này, chúng ta có thể tìm thấy những lời khuyên như vậy trong giáo lý của hầu hết các tôn giáo. Và đó chính là lý do vì sao nhân loại từ xưa đến nay vẫn chấp nhận sự tồn tại đồng thời của rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Mỗi một tôn giáo, tín ngưỡng đều có sự đáp ứng thích đáng cho nhu cầu tâm linh cũng như giúp cho tín đồ có một đời sống đạo đức, tốt đẹp hơn.

Có người so sánh ý nghĩa tinh thần của việc tin theo các tôn giáo khác nhau cũng giống như ý nghĩa vật chất của việc ăn các món ăn khác nhau. Chẳng hạn như chúng ta có thể ăn cơm Việt, cơm Tây… đều có thể no bụng. Vì thế, người thích cơm Việt không thể nói là cơm Tây không ngon, vì trong thực tế vẫn có những người khác thích ăn những loại cơm này hơn cơm Việt. Sự so sánh này là hoàn toàn chính xác trong ý nghĩa vừa nêu trên, bởi hầu hết các tôn giáo đều có thể giúp chúng ta có được một cuộc sống đạo đức, tốt đẹp hơn, yêu thương và chia sẻ nhau để làm cho cuộc đời này trở nên tươi đẹp hơn.

Nhưng giáo pháp do Đức Phật truyền dạy là giáo pháp duy nhất không dừng lại ở mức độ ấy, mà hướng đến một sự giải thoát rốt ráo, một sự giác ngộ hoàn toàn để có thể chấm dứt mọi khổ đau trong đời sống. Vì thế, giáo lý cơ bản của đạo Phật trước hết chỉ ra tất cả những khổ đau và nguyên nhân của chúng trong cuộc sống này, sau đó mới bàn đến những phương thức để chấm dứt tận gốc những khổ đau và đạt đến sự giải thoát rốt ráo.

Giáo lý cơ bản này được Đức Phật giảng dạy ngay trong lần thuyết pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như (những vị đệ tử đầu tiên, cũng là những người hình thành Tăng đoàn đầu tiên), được gọi tên là Tứ diệu đế, nghĩa là 4 chân lý mầu nhiệm.

Giáo lý cơ bản này được Đức Phật giảng dạy ngay trong lần thuyết pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như (những vị đệ tử đầu tiên, cũng là những người hình thành Tăng đoàn đầu tiên), được gọi tên là Tứ diệu đế, nghĩa là 4 chân lý mầu nhiệm.

Bài liên quan

Giáo lý cơ bản này được Đức Phật giảng dạy ngay trong lần thuyết pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như (những vị đệ tử đầu tiên, cũng là những người hình thành Tăng đoàn đầu tiên), được gọi tên là Tứ diệu đế, nghĩa là 4 chân lý mầu nhiệm. Chúng bao gồm Khổ đế (chân lý về khổ đau), Tập đế (chân lý về những nguyên nhân, sự phát sinhcủa khổ đau), Diệt đế (chân lý về sự chấm dứt khổ đau) và Đạo đế (chân lý về những phương thức, con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau).

Dưới mắt nhìn của người đã thấu rõ 4 chân lý này, thì ngay cả khi bạn có một đời sống vật chất giàu có, sung túc, hoặc một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi không lo nghĩ, bạn vẫn không thoát ra ngoài vòng khổ đau. Bởi vì có 4 nỗi khổ lớn nhất vẫn luôn đeo đuổi và bao trùm lên cuộc đời của bạn. Đó là những nỗi khổ khi sinh ra, già yếu đi, bệnh tật và cuối cùng là cái chết (sinh, lão, bệnh, tử).

Trong giáo pháp của Đức Phật, chúng ta tìm thấy rất nhiều phương thức tu tập khác nhau (thường gọi là các pháp môn) thích hợp với nhiều trình độ, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Nhưng nói chung thì tất cả các pháp môn đều hướng đến sự giải thoát rốt ráo chứ không chỉ dừng lại ở một đời sống an nhàn thảnh thơi hay tạm thời xoa dịu những khổ đau trong cuộc sống.

Đức Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn và danh xưng Phật trước hết là nói lên một sự thật, bởi đây là phiên âm của từ Buddha trong Phạn ngữ có nghĩa là “đấng giác ngộ”.

Đức Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn và danh xưng Phật trước hết là nói lên một sự thật, bởi đây là phiên âm của từ Buddha trong Phạn ngữ có nghĩa là “đấng giác ngộ”.

Bài liên quan

Mặt khác, Đức Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn và danh xưng Phật trước hết là nói lên một sự thật, bởi đây là phiên âm của từ Buddha trong Phạn ngữ có nghĩa là “đấng giác ngộ”. Đức Phật truyền dạy chánh pháp và dẫn dắt những tín đồ tin theo Ngài đi đến chỗ giác ngộ mà chưa từng tự xem mình như một vị giáo chủ. Nhưng nếu chúng ta xem Ngài như một vị giáo chủ trong ý nghĩa là người khai sáng ra đạo Phật, thì Ngài là vị giáo chủ duy nhất đã tuyên bố rằng tất cả tín đồ, hay nói rộng ra và chính xác hơn là tất cả chúng sinh, đều có khả năng tu tập để đạt đến giác ngộ hoàn toàn, thành Phật giống như Ngài.

Tín đồ của các tôn giáo khác chỉ có thể tin vào sự cứu rỗi của đấng giáo chủ chứ không bao giờ dám nghĩ đến việc tự mình có thể trở nên ngang hàng với đấng giáo chủ của họ. Hơn thế nữa, Đức Phật xác định rằng sự giác ngộ hoàn toàn để thành Phật không phải là một kết quả dựa vào bất cứ ai khác, mà chính là do những nỗ lực tu tập của tự thân theo đúng với chánh pháp đã được Phật truyền dạy. Và như vậy, đây là một tiến trình hoàn toàn hợp lý và mang tính khoa học, có thể được chứng nghiệm từng bước trong suốt quá trình thực hành theo chánh pháp.

Cho nên một khi chúng ta đã hiểu đúng chánh pháp và quay về nương theo Phật, Pháp, Tăng, chúng ta sẽ không còn có thể nương theo bất cứ đấng giáo chủ hay giáo pháp nào khác. Cũng giống như người đã chọn được con đường lớn và quang đãng dẫn đến nơi mình mong muốn, người ấy không thể nào từ bỏ để đi theo những con đường mòn nhỏ hẹp. Bởi người ấy thấy rõ rằng, cho dù những con đường khác cũng nhắm về một hướng như đường lớn, nhưng nó chỉ dẫn họ đến một vị trí nhất định nào đó mà không thực sự có thể đưa họ đến đích.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Hải đảo tự thân

Phật giáo thường thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Phật giáo thường thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm