Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/07/2016, 19:57 PM

Tục lệ hạ thủy ghe Ngo của đồng bào Khmer Nam Bộ

Mỗi buổi lễ hạ thủy ghe Ngo thường kéo dài từ một đến hai tiếng; vật phẩm gồm hoa quả, bánh ngọt, đầu heo, trứng vịt…. Khi mọi nghi lễ đã xong, những vận động viên thi đấu sẽ hợp sức đẩy ghe xuống nước để đưa đến nơi thi đấu.

Ông Nguyễn Văn Sáu, 65 tuổi, ngụ xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, người đã gắn bó với việc đóng ghe Ngo lẫn tham gia tranh tài bộ môn thể thao dân gian này đã trên 40 năm cho biết “…Chiếc ghe Ngo mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa đặc trưng riêng biệt của người Khơ me, là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu. Với đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, ghe Ngo được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sức mạnh phum sóc…”
Lễ cúng hạ thủy ghe Ngo
Tại các địa phương, ghe Ngo luôn được bảo quản rất cẩn thận, được đặt ở những vị trí trang trọng nhất trong phum sóc. Mỗi năm, ghe Ngo chỉ được hạ thủy một lần để tham gia lễ hội Ooc Om Boc (vào ngày rằm tháng 10 âm lịch) và tham gia đua ghe Ngo tùy thuộc tình hình địa phương, thường là đua cấp khu vực ĐBSCL.

Trước khi thi đấu, các phum sóc thường tổ chức cúng lễ “hạ thủy” (còn gọi là cúng đầu ghe) rất trang trọng về nghi thức. Lễ cúng này có nguồn gốc hàng trăm năm qua mang đầy tính văn hóa tâm linh của người Khmer.

Theo lời kể của các bậc cao niên: Nhe Ngo xưa phải là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây thường là cây Sao lâu năm, cao, to trong các chùa để tăng thêm phần linh ứng. Tuy nhiên với cách thiết kế này rất tốn công, ghe nặng dẫn đến mức di chuyển chậm lại khó khăn trong việc tìm cây lớn. Vì vậy các địa phương đã chọn giải pháp đóng ghe bằng các mảnh ván ghép lại để đỡ công thực hiện, hiệu quả trượt trên mặt nước cao hơn.

Có rất nhiều người Khmer cho rằng: Biểu tượng linh vật được trang trí trên thân ghe là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự thành bại trong thi đấu. Vì vậy mỗi chiếc ghe Ngo đều chọn lựa cho mình một linh vật quyền uy, đầy sức mạnh như: Rồng, Sư tử, Voi, Cọp…Cạnh đó mỗi chiếc ghe Ngo còn được một vị thần linh giám sát, cai quản, hộ trì.
Ghe Ngo trong chùa Kỳ Son (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long)
Về trình tự lễ “hạ thủy” ghe Ngo đang được hầu hết các chùa, các phum sóc tổ chức vào sáng sớm với những nghi thức như: Cúng sản vật truyền thống như: Dừa tươi, thân cây chuối để cắm nhang và đèn cầy. Trước khi buổi lễ được tiến hành, tại vị trí của các tay chèo, thầy cúng sẽ đặt dọc theo hai bên ghe nhiều mâm bánh, trái cây, đầu heo, gà vịt tùy theo từng chùa.

Sau đó vị sư cả của chùa hoặc thành viên ban quản trị đứng ra làm chủ lễ, khấn nguyện vị thần bảo hộ ghe Ngo đi theo giúp sức để ghe giành chiến thắng trong các cuộc thi. Lực lượng tham gia thi đấu đứng vòng quanh ghe. Sau đó, vị sư cả sẽ cầm một bình bát nước có mùi thơm của sáp hoa, đi một vòng trên ghe để vẩy nước lành cho các tay bơi để cầu sự bình an và tăng thêm sức mạnh.

Sau nghi thức vẩy nước, những thầy cúng sẽ bắt đầu bằng màn thỉnh nhạc và dạo nhạc cúng ghe Ngo. Mỗi dàn nhạc lễ ghe Ngo có từ 5 đến7 người; dàn nhạc cúng gồm các nhạc cụ Khưm, Cha pây Đon veng, sáo, trống dặm, đàn cò, đàn nhị, cồng... Thường thì giàn nhạc tiến hành biểu diễn 3 lần liên tục rồi mới đến phần hát với các bài truyền thống như: Cúng bề trên, hát mở đầu, hát theo dàn.... Dựa theo vật thờ, thầy cúng sẽ hát theo biểu tượng ấy.

Mỗi buổi lễ hạ thủy ghe Ngo thường kéo dài từ một đến hai tiếng; vật phẩm gồm hoa quả, bánh ngọt, đầu heo, trứng vịt…. Khi mọi nghi lễ đã xong, những vận động viên thi đấu sẽ hợp sức đẩy ghe xuống nước để đưa đến nơi thi đấu. 

Ông Thạch Thuôl, ngụ xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm “…Khi lễ hạ thủy được tiến hành, ngoài những tay bơi chủ lực đến để tiến hành những nghi lễ cúng bái cần thiết thì các cư dân của phum sóc cũng tề tựu đông đảo bên chiếc ghe Ngo, vừa góp phần cổ vũ tinh thần cho các tay chèo phum sóc, vừa cầu mong sự bình an, sức mạnh từ vị thần bảo hộ cho bản thân họ thông qua buổi lễ…

Ngày nay, lễ “hạ thủy” ghe Ngo ở khu vực ĐBSCL đã và đang được duy trì đều đặn với nghi thức truyền thống dân gian góp phần phong phú hơn vào kho tàng văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. 

Trần Trấn Giang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm