Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2020 chúng tôi đăng lại bài viết tưởng niệm Hoà thượng Thích Minh Châu, người có công lớn với ngành giáo dục Phật giáo Việt Nam.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu – Nhà giáo dục mô phạm thời hiện đại
Được tin Ôn viên tịch vào ngày 1/9 thì ngày 2/9/2012 chư tôn đức BTS Phật giáo tỉnh Gia Lai đã có mặt tại Thiền Viện Vạn Hạnh, TP. Hồ Chí Minh phúng điếu tiễn biệt Ôn. Tin Ôn mất làm xao xuyến bao trái tim người con Phật trong và ngoài nước.
Ôn mất nhưng Ôn đã nối kết tình Đời tình Đạo lại với nhau, bởi cả đời Ôn, Ôn luôn hỷ xả, nụ cười ánh mắt luôn biểu hiện từ bi, từ bi hỷ xả với những ai không đồng quan điểm chính kiến với mình:
Thị phi gát bỏ ngoài tai
Chăm lo giáo dục tương lai đạo vàng.
Tin Ôn mất Đạo, Đời đều bâng khuâng nuối tiếc, nuối tiếc một bậc tòng lâm thạch trụ vắng bóng thế gian, nuối tiếc một nhà đại giáo dục có tầm nhìn xa rộng, không có Ôn nền giáo dục Phật giáo Việt Nam không được như ngày hôm nay. Xây dựng một đất nước vững mạnh, phải đầu tư cho giáo dục thích đáng. Xây dựng một Đạo Phật vững bền cũng phải để tâm rất nhiều vào ngành giáo dục. Hai ngàn năm đạo Phật có mặt ở đất nước này, hòa quyện như nước với sữa, thời đại Lý Trần, nền giáo dục Phật giáo chính là nền giáo dục dân tộc.
Thiền sư Vạn Hạnh đời Lý cũng là một nhà đại giáo dục, có tầm nhìn xa rộng đã thấy được chân mệnh đế vương của chú tiểu Lý Công Uẩn, hết lòng đầu tư giáo dục để sau này trở thành một đấng minh quân lo cho trăm họ thái bình. Thiền sư Vạn Hạnh là một nhân cách lớn của Phật giáo thời Lý, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) có bài kệ truy tán Thiền Sư rằng:
Vạn Hạnh thông ba cõi
Thật hợp lời sấm xưa
Quê hương tên Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh vua
(Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm cơ
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ).
“Người của Phật”: một tiếng nói nghĩa nhân chân thật
Theo gương Thiền sư Vạn Hạnh, các chư tôn đức đồng thời với Ôn sáng lập Viện Đại Học Phật giáo đầu tiên và đặt tên Viện Đại Học Vạn Hạnh và Ôn là Viện trưởng đầu tiên (giấy phép hoạt động ngày 17/10/1964). Một nền giáo dục nhân bản sẽ đào tạo nhiều thế hệ biết ưu tư về vận nước thịnh suy, an nguy của dân tộc. Biết lo lắng cho sự mất còn của đạo pháp, biết đem đạo Phật vào đời chia sẻ ngọt bùi, đắng cay với bá tánh, giáo dục mà làm tròn chức năng đó tức là dùng cây tích trượng của nhà Phật cùng chống đỡ với triều đình ( trụ tích trấn vương kỳ)
Với nụ cười trầm lặng thường trực trên môi trên mắt, với tâm hỷ xả buông bỏ vạn duyên, với nguyện ước trọn đời dâng hiến cho ngành giáo dục, Ôn đã làm nên kỳ tích (trụ tích trấn vương kỳ).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Xem thêm