Tùy hỷ là thuốc giải cho lòng đố kỵ
Nếu bạn có thái độ đối nhân xử thế theo tinh thần này, biết cách khen ngợi ưu điểm và tìm cách học tập ưu điểm đó của người khác chắc chắn bạn sẽ tiến bộ không ngừng và tâm lí đố kị, ghen tức cũng sẽ không còn trong bạn nữa.
“Chúc mừng bạn, bạn thật tuyệt vời, giỏi giang, tôi cảm thấy vinh dự khi được quen bạn” đấy là câu bạn nên nói thầm, nên nhắc nhủ chính mình khi bạn thấy người khác gặt hái thành công.
Tuy nhiên bạn cũng đừng biến nó thành câu chót lưỡi đầu môi, miệng nói thế nhưng lòng đắng như ngậm bồ hòn và bạn cứ tự hỏi “tại sao việc tốt cứ đến với người khác mà lại lánh xa mình?”. Có thể lòng đố kị đó chỉ len lỏi dấy lên trong lòng nhưng đấy cũng là dấu hiệu cho thấy lòng đố kị ghen ghét đang manh nha trong bạn.
Thực ra con người rất dễ sinh lòng đố kị, có thể nói nó đến bất chợt và có mặt mọi lúc mọi nơi, chẳng qua là do mình chưa thực sự nhìn thấu bản chất của nó. Các bậc thánh mới giữ lòng mình bình thản còn người thường không ít thì nhiều bất kì lúc nào cũng thấy vị chua chát trong lòng khi thấy người khác thành công.
Sự nguy hại của lòng đố kỵ và ích lợi của tâm tùy hỷ
Tâm lí đố kị ghen tức được xếp vào loại phiền não ngấm ngầm khó trị, có người hiểu rất rõ rằng có thể suốt đời cũng không thể gặt hái được thành quả tốt đẹp như họ nhưng vẫn không chịu “nó có gì là ghê gớm lắm đâu, chẳng qua nó gặp may, có quan hệ tốt, từ nhỏ nó đã được bố mẹ toàn tâm toàn lực bồi dưỡng, xây đắp”. Những gì mình chưa thể hoặc không thể có được thì luôn luôn cảm thấy bất an, không cam tâm chút nào đấy chính là đố kị.
Có người thấy người khác thăng quan tiến chức cũng ghen ghét, cho là người đó nhờ nịnh nọt nên được như thế. Trong thực tế cuộc sống không nhất định thăng quan tiến chức đều nhờ nịnh bợ; bạn thử nghĩ kĩ xem tại sao họ “nịnh hót thành công” còn bạn thì không? Sao người ta có gia cảnh tốt đẹp, tại sao người khác được nhiều người yêu quý ủng hộ còn bạn thì không?
Có người từng kể với tôi về việc cấp trên của vị đó hỏi về một đồng nghiệp thế nào, vị này nghĩ bụng chắc ông chủ đang có ý đề bạt, nên dù rất muốn trả lời “anh ấy là người ưu tú, không những tận tâm tận trách trong công việc mà còn rất tốt với bạn bè, đồng nghiệp”. Tuy nhiên vị này cho rằng, nếu mình nói thật như thế e rằng ồng chủ sẽ chỉ chú ý đến người kia và sẽ quên hẳn mình đi thế là đành nói “xét về mặt biểu hiện, anh ấy là người tốt, nhưng theo nhận xét của một số đồng nghiệp khác thì ngược lại, mặc dù vậy, theo nhận xét của cá nhân tôi, anh ấy là người tốt. Có điều nhiều lúc anh ấy ghen tức với tôi, tôi nhận thấy anh ấy có điều gì đó thiếu sót về cách sống và ứng xử với bạn bè đồng nghiệp”. Cuối cùng ông chủ vẫn quyết định cho người kia thăng chức chứ không phải vị này. Thật ra, ông chủ chỉ muốn thử lòng vị này xem có đủ tiêu chuẩn để giữ trọng trách hay không nên mới hỏi vậy.
Nếu lúc đó, vị này lòng dạ quảng đại, biết cách phát hiện ưu điểm và khen ngợi người khác thì người thăng chức có lẽ không phải người kia mà chính là vị này.
Nhưng qua cách trả lời cho thấy vị này lòng dạ hẹp hòi, không đủ tư cách giữ trọng trách, từ đó chúng ta thấy, lòng đố kị, ghen tức đã đánh mất cơ hội cho vị này. Khi bạn thấy lòng đố kị trong mình nổi dậy, bạn cần đề cao cảnh giác, lập tức nghĩ đến hạnh tùy hỷ “người khác được điều tốt cũng như mình có được” để hóa giải lòng đố kị, ghen ghét. Chúng ta hãy học cách tán dương, khen ngợi người khác, thấy người khác thành công mình vui như chính mình đang thành công.
Trường hợp có người cho rằng, khen ngợi, tán dương khi thấy người khác thành công phải chăng là việc “giúp họ thêm cơ hội thành công?”. Tục ngữ có câu “đã giúp thì giúp đến cùng”, nếu bạn tự thấy bản thân không thể làm được nhưng có người đã làm tốt thì bạn nên giúp đỡ, ủng hộ hết mình. Làm thế nghĩa là bạn đang tích phúc, bạn giúp mình hóa giải đố kị, ghen ghét và làm người khác vui mừng. Trong thi đấu cũng thế, khi bản thân mình không giành được huy chương nào nhưng các bạn trong đội giành được thì bạn cũng được thơm lây.
Nếu bạn có thái độ đối nhân xử thế theo tinh thần này, biết cách khen ngợi ưu điểm và tìm cách học tập ưu điểm đó của người khác chắc chắn bạn sẽ tiến bộ không ngừng và tâm lí đố kị, ghen tức cũng sẽ không còn trong bạn nữa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh phúc quanh ta
Sống an vui 06:28 24/11/2024Một triết học gia cổ đại đã từng nói “tôi suy nghĩ về cuộc sống của những người dân lao động. Họ làm việc, chịu đựng khó khăn và đau khổ. Họ sống và chết trong mọi ngõ ngách của cuộc đời, nhưng họ vẫn cảm nghiệm được hạnh phúc…”
Hạnh phúc thực sự đến với những ai sống chân thật
Sống an vui 21:02 23/11/2024Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta. Ta cố gắng tỏ ra tốt đẹp và làm cho người khác nghĩ về ta một cách tích cực.
Tranh cãi và yêu thương
Sống an vui 13:15 23/11/2024Sống trong thế giới thật giả lẫn lộn này, chúng ta rất khó xác định được những lời ngon ngọt thường ngày của người với ta có phải chân tâm thật ý?! Chỉ khi đứng trước quyền lợi hoặc phát sinh mâu thuẫn, đôi bên có sự tranh chấp mới có dịp nhìn rõ nội tâm đối phương.
Thiết lập một đời sống an lành
Sống an vui 09:22 23/11/2024Trong cuộc đời đầy biến động, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng ao ước một cuộc sống an lành, nơi tâm hồn không còn bị cuốn theo những lo toan, phiền muộn. Là một Phật tử, tôi nhận ra rằng an lành không phải điều gì quá xa vời.
Xem thêm