Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/03/2019, 15:38 PM

Vai trò của Phật giáo Campuchia trong việc xây dựng Tổ quốc

Trong một phỏng vấn độc quyền với Khmer Times, Cư sĩ Heng Monychenda, Giám đốc Tổ chức Phật giáo vì sự Phát triển Cộng đồng (Buddhism Foundation for Community Development-BFCD), thảo luận về tầm quan trọng của Phật giáo đối với sự phát triển chung của Campuchia.

Từng là một vị Tăng sĩ Phật giáo trong 17 năm, Cư sĩ Heng Monychenda nói rằng, cả Phật giáo và mô hình lãnh đạo Phật giáo đều rất quan trọng để xây dựng một Vương quốc Campuchia và phát triển  xã hội tốt hơn.

KT: Phật giáo là một tôn giáo, không phải là một khoa học. Làm thế nào nó có thể đóng góp cho sự phát triển của một thực thể?

- Cư sĩ Heng Monychenda: Trước hết, chúng ta phải hiểu mối quan hệ giữa triết học và công nghệ. Công nghệ cho phép mọi người tạo ra tàu, máy bay, v.v. . . Tuy nhiên, bất kỳ công nghệ nào cũng bị ảnh hưởng bởi  một triết lý. Trong thế giới phương Tây, mọi người tìm hiểu về nhà Triết họ Hy Lạp Socrattes (470-399 trước Tây lịch), nhà triết học cổ đại Hy Lạp Plato (428-348 trước Tây lịch) và nhà triết học người Đức gốc Do Thái Karl Marx (1818-1883), v.v. . . Theo thuật ngữ của Phật giáo, công nghệ là thứ mà mọi người tìm thấy sau này, có nghĩa là các nguyên tắc đến trước. Một nguyên tắc của Phật giáo thuyết rằng, Sức khỏe của mọi người là ưu tiên hàng đầu của người cai trị, ngụ ý một nhà lãnh đạo Phật giáo quan tâm đến con người hoặc đối tượng của mình, và sẽ làm bất cứ điều gì vì hạnh phúc của họ.

KT: Làm thế nào để bạn định nghĩa hạnh phúc trong Phật giáo?

- Cư sĩ Heng Monychenda: Hạnh phúc, theo thuật ngữ Phật giáo, rất đơn giản. Đó là bốn viên ngọc Phật giáo: Thọ mạng sống lâu, Quý tộc, Sức khỏe và Sức mạnh. Đầu tiên, bất kể là ai hay ở đâu, họ đều muốn sống lâu. Phật giáo có những nguyên tắc giúp con người sống lâu và hạnh phúc, chẳng hạn như tránh xa sự nghiện rượu, xì ke, ma túy, các chất nghiện. Kế đến là Quý tộc, có nghĩa là sự giàu sang, nhưng không tham lam bỏn xẻn keo kiết. Sự giàu sang cho phép mọi người trở nên tươi trẻ, vui vẻ. Nhưng sống trong vinh hoa phú quý, nếu các bạn luôn trong bệnh tật và không có sức khỏe để hưởng thụ. Ngoài ra, theo Đức Phật thì để hạnh phúc là tránh nợ tài chính. Một người hạnh phúc là một người không mắc nợ ai khác. Một cộng đồng hạnh phúc cũng là nơi mọi người làm việc hợp pháp để kiếm sống. Tất cả những điều này là các nguyên tắc phát triển.

- KT: Ngày nay, làm thế nào một nhà cai trị có thể lãnh đạo một quốc gia bằng cách dùng Phật giáo trong việc quốc sách an dân?

Cư sĩ Heng Monychenda: Trên thế giới ngày nay, mọi người đều nói về Dân chủ. Dân chủ là tốt, nhưng nó không hoàn hảo. Trong khi đó, sự lãnh đạo trong Phật giáo lưu hành khái niệm tối cao. Tuy nhiên, tôn giáo này dạy rằng những người cai trị phải tự nhận thức, và đưa ra quyết định dựa trên con người và tôn trọng các quy tắc của pháp luật. Một người cai trị giỏi phải làm bất cứ điều gì mình có thể, bất cứ ý thức hệ nào mà người đó theo, để mang lại hạnh phúc cho mọi người. Đây là cốt lõi của mô hình lãnh đạo Phật giáo. Ở Vương quốc Campuchia gần 100% dân số theo đạo Phật. Điều quan trọng là các nhà cai trị phải duy trì mô hình lãnh đạo Phật giáo để thỏa mãn nguyện vọng của toàn dân.

KT: Vương quốc Campuchia đã là một quốc gia Phật giáo trong gần một thiên niên kỷ. Tuy nhiên, Vương quốc này đã gặp phải các cuộc chiến tranh, cả dân sự và quốc tế. Thậm chí một số người còn nói rằng, Campuchia nghèo vì theo đạo Phật. Bạn nghĩ về về điều này?

Cư sĩ Heng Monychenda. Ảnh: Tep Sony

Cư sĩ Heng Monychenda. Ảnh: Tep Sony

Bài liên quan

Cư sĩ Heng Monychenda: Đầu tiên chúng ta phải nhìn vào lịch sử Vương quốc Phật giáo Campuchia. Vào thế kỷ 11, Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đối với triều đại của Quốc vương Jayavarman VII (Tại vị 1181-1215?), vị anh minh hoàng đế Phật tử vĩ đại nhất. Ngài sùng kính Phật giáo Đại thừa khác với tín ngưỡng Ấn Độ giáo như các vị Quốc vương trước vẫn theo truyền thống vua thần (Devaraja). Quốc vương Jayavarman VII cải giáo sang Phật giáo Đại thừa  vì các vị Quốc vương đời trước nối ngiệp Quốc vương Jayavarman II theo Ấn Độ giáo. Quốc vương Jayavarman VII đã tạo ra một đế chế thịnh vượng phú cường. Chúng ta có thể nói rằng, Vương quốc Phật giáo Campuchia phát triển bền vững vào thời điểm này bởi vì người cai trị đã vận dụng giáo lý từ bi, trí tuệ Phật giáo trong việc Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực.

Qua các bức phù điêu tại khu phức hợp Thánh địa Phật giáo Angkor Thom, được kiến tạo bởi vị anh minh hoàng đế Phật tử Jayavarman VII, mô tả cuộc sống thường nhật của người dân hơn là các vị Thần linh hay Thần thoại Hindu. Đây là một trong những di sản chứng minh rằng, vị anh minh hoàng đế Phật tử Jayavarman VII vĩ đại luôn ưu tiên đến người dân là trên hết, tất cả do dân và vì dân. Câu nói của Ngài về chữ khắc trong mỗi Bệnh viện mà Ngài đã xây dựng là “Nổi khổ niềm đau của công dân là nỗi khổ của Trẩm. Sự an lạc hạnh phúc của công dân là Hạnh phúc của Trẩm”.

Tuy nhiên, những chế độ hậu-Angkor, những vị Quốc vương cai trị đã không thực sự quan tâm đến người dân như vị anh minh hoàng đế Phật tử Jayavarman VII. Quốc vương Jayavarman IX (1327-1336), giống như Phụ vương mình là một tín đồ Ấn Độ giáo trung thành, và đã cố gắng tôn vinh Ấn Độ giáo trở thành Quốc đạo. Cải cách như vậy có thể được mô tả như là một sự chuyển đổi của phân cấp sang tập trung hóa, làm suy yếu quốc gia. Hoàng gia thời bấy giờ đã có những mâu thuẩn,   xung đột nội bộ vì những người cầm quyền cai trị đã không theo mô hình lãnh đạo của Phật giáo trên tinh thần từ bi, trí tuệ, và quan tâm đến sự an lạc hạnh phúc của họ hơn là hạnh phúc của công dân.

KT: Các vị tăng sĩ Phật giáo có nên tham gia chính trị? Đức Phật đã nói gì về việc này?

Cư sĩ Heng Monychenda: Sự tham gia của chư tôn đức tăng già Phật giáo trong việc chính trị quốc gia không phải là mới, và sự việc này cũng không chỉ xảy ra ở Vương quốc Phật giáo Campuchia. Các quốc gia Phật giáo Nguyên Thủy như Vương quốc Phật giáo Thái Lan, Đảo quốc Phật giáo Sri Lanka đều có ảnh hưởng chính trị quốc gia, thậm chí chư tôn đức tăng già là những thành viên trong Quốc hội. Ở một số quốc gia, chư tôn đức tăng già Phật giáo đã tham gia vào các phong trào tự do.

Đạo Phật vốn không có chủ trương làm chính trị, chính trị và đạo Phật hai lối đi khác nhau. Đạo Phật chủ trương giải quyết những nổi khổ niềm đau, hướng đến việc hóa giải những mâu thuẩn, khổ đau, giải thoát luân hồi của kiếp nhân sinh, việc chính trị là những hoạt động, gìn, giữ, sử dụng quyền lực của một đảng phái hay một quốc gia, nghiêng về đấu tranh và các thủ đoạn. Trong kinh Tăng Nhất An Hàm, phẩm Kết Cấm, quyển 42, có một quy định rằng Tỳ kheo không nên thân cận quốc vương, nếu không có thể xảy ra 10 vấn đề bất lợi cho Tỳ kheo và phương hại đến đoàn thể tăng già Phật giáo (Đoạn.2.77c).  Kinh Trung A Hàm, quyển 49, kinh Đại Không, quy định rằng: “Sa môn không nên bàn luận việc quốc sự và đấu tranh. . .” (Đ.1.739a26-27). Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 43, phẩm Thiệc Ác, Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Các vị không nên khen hay chê việc trị quốc của Quốc vương, và không nên bàn luận việc thắng thua của Quốc vương”. (Đ.2.782c5). Bởi vì, Phật giáo không có biên giới, không đảng phái, không tham dự đấu tranh chính trị. 

den-Ta-Prohm-o-campuchia-3
Bài liên quan

Mặc dù chính trị không phải là mối quan tâm của đức Phật, nhưng đức Phật quan tâm đến sự bình an và hạnh phúc của tha nhân, nghĩa là quan tâm đến sự thịnh suy hay biến loạn của một quốc gia nên hẳn nhiên Ngài đã đưa ra các nguyên tắc làm chính trị như thế nào để nhân dân được ấm no hạnh phúc, quốc gia thịnh trị phú cường. Hơn thế nữa chúng ta hiểu lý do vì sao trong kinh tạng đức Phật đề cập đến chính trị, bởi đức Phật đưa ra nhiều nguyên tắc làm chính trị của Ấn Độ cổ đại thời của đức Phật như thế nào.

Ấn Độ cổ đại thời của đức Phật (thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch) chia ra hơn 10 quốc gia, trong đó những quốc gia lớn mạnh thường muốn thôn những quốc gia nhỏ yếu, nên tình trạng giữa các quốc gia rất rối ren. Những quốc gia nhược tiểu tìm đủ mọi biện pháp chống trả để bảo vệ sự sống còn, có khi liên minh với các quốc gia nhỏ khác để tạo thành liên bang cho đủ sức mạnh đối địch lại với các cường quốc. Nhưng trong tổ chức liên minh này, quốc gia nào có thế lực hơn thì dành quyền làm bá chủ, cho nên giữa các quốc gia nhỏ cũng lại tranh chấp nhau không dứt. Tình trạng Ấn Độ cổ đại này thật có nhiều điểm tương tự như tình hình Trung Hoa cổ đại thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Nếu nói về tình hình nội chính thì trong hơn 10 tiểu quốc đó, có quốc gia là Vương quốc, có quốc gia là Cộng hòa, chính thể tuy khác nhau những người nắm quyền chính trị thì đại khái là những người thuộc giai cấp Sát Đế Lị. Những người này vì muốn nắm lấy cơ hội biến động để quật khởi nên một mặt muốn được sự tin tưởng của giai cấp Bà la môn, mặt khác lại muốn mua chuộc lòng tin cậy của giai cấp Phệ Xá và giai cấp Thủ đà la, đó là một việc không phải dễ dàng, nếu vô ý một chút sẽ bị quần chúng oán thán, do đó mà uy quyền sẽ giảm. Vì công việc nội chính và ngoại giao phức tạp như thế nên các nhà làm chính trị thường mong đợi ở một nhà làm tôn giáo danh tiếng giúp ý kiến để vượt qua những khó khăn này. Đức Phật là một trong những vị Đạo sư danh tiếng thời bấy giờ, cho nên người ta không lấy làm lạ kho thấy đức Phật cũng được hỏi ý kiến liên quan đến những vấn đề chính trị. Và chính trị để giải đáp những vấn đề thực tế đó mà đức Phật đã phát biểu quan niệm chính trị của Ngài. Trong số đệ tử của đức Phật bởi có nhiều vị Quốc vương, Đại thần đến tham vấn đức Phật, nên Ngài có nhiều cơ hội để trả lời những câu hỏi của họ về đạo giải thoát cũng như các vấn đề chính trị chủ yếu. Do đó mà Phật giáo có nhiều chính trị quan một cách ngẫu nhiên như vậy. 

Chính trị quan của Phật giáo như trên, chủ yếu là những lời giải đáp của đức Phật về những câu hỏi các các chính trị gia, đặc biệt là những lãnh tụ quốc gia. Điểm quy kết là lấy việc vua tôi hòa thuận, trên dưới một lòng làm trọng điểm cho chính trị.

Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, luôn kết nối chặt chẽ với xã hội. Ví dụ, chúng ta đã có cuộc chiến chống thực dân Pháp năm 1942.

KT: Làm thế nào Phật giáo có thể đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế?

Cư sĩ Heng Monychenda: Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ để quảng bá Phật giáo, nhưng chúng tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, loại nào bạn thích? Một kết quả từ việc khai thác và kinh doanh bất hợp pháp hoặc một doanh nghiệp được tạo ra bởi công việc khó khăn,  trung thực của mọi người. Phật giáo luôn tác động sự trung thực.

Phật giáo luôn giáo dục mọi người phải trung thực và  cần kiệm liêm chính. Theo Phật giáo, việc làm giàu không phải là xấu, nhưng những gì làm cho bạn giàu có  là rất quan trọng. Nếu bạn khai thác người khác vì lợi ích cá nhân của riêng bạn, đó là tham lam, không tốt. Đức Phật muốn mọi người phú quý vì họ làm việc chăm chỉ, trung thực. Phật giáo cũng dạy mọi người phải tiết kiệm và khiêm tốn dù dù họ giàu cở nào.

Vân Tuyền (Cambodia News)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Góc nhìn của người trẻ về đạo Phật

Phỏng vấn 17:40 26/03/2024

"Trong những lời Phật dạy hay những bài học về quy cách làm người thì có lẽ đối với mình việc sống “từ bi” là giá trị, cốt tủy nhất. Mình tin rằng trong cuộc sống này việc giữ lòng từ ái và yêu thương không phải chỉ để sống, mà vì chúng còn là nguồn gốc thành công tối hậu ở trong đời."

Hòa thượng Thích Hải Ấn: Giảng sư cần 5 điều phải rõ ràng, minh bạch

Phỏng vấn 07:14 26/03/2024

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, trụ trì chùa Từ Đàm chia sẻ về giảng pháp, nghe pháp trong thời buổi có nhiều bài giảng bị phản ứng trên mạng hiện nay.

“Nhiều Phật tử đi chùa mà tâm chưa trụ”

Phỏng vấn 11:36 25/03/2024

Trò chuyện cùng Thượng toạ.TS Thích Huệ Pháp, trụ trì Chùa Pháp Sơn (Nha Trang) về ý nghĩa của việc tổ chức các khoá tu cũng như việc hoằng dương Phật pháp, hiện trạng của Phật tử... trong bối cảnh hiện nay.

“Đức Phật nhập Niết bàn nhắc nhớ cho chúng ta về sự vô thường của kiếp nhân sinh”

Phỏng vấn 13:45 24/03/2024

Đó là chia sẻ của Đại đức Thích Pháp Hiếu, Phó Chánh Văn phòng Ban TTTT TƯ, Uỷ viên Ban Phật giáo Quốc tế Trung Ương GHPGVN, trụ trì chùa Tam Bảo tại thành phố Đà Nẵng nhân kỷ niệm Đức Phật nhập Niết bàn ngày 15 tháng 2 Âm lịch với Cổng thông tin PGVN.

Xem thêm