Vấn đề thọ hưởng của một người sau khi chết như thế nào?
Nói thế để Phật tử thấy rằng, dù thân nhân của Phật tử chết ở đâu cũng có thể hưởng dụng những phẩm vật Phật tử dâng cúng. Vì sau khi chết, cái thân trung ấm có được ngũ thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông, chỉ không có được lậu tận thông mà thôi).
> Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kiến thức Phật học
Hỏi: Kính bạch thầy, trường hợp thân nhân của con chết bên Việt Nam mà con thờ cúng ở Úc, như vậy họ có qua Úc hưởng được không? Mong thầy cho con biết, vì con chưa hiểu vấn đề nầy.
Đáp: Theo lời Phật dạy, khi thân xác ta rã ra không có nghĩa là mất hẳn đi. Ngay cả cái xác thân tứ đại do duyên hợp này cũng không có mất đi đâu. Thân này là do kết hợp bởi bốn yếu tố: đất (chất cứng) nước (thể lỏng) gió (thể hơi) lửa (nhiệt độ). Bốn thứ này thuộc về vật chất. Còn một thứ không phải vật chất mà nó thuộc về tinh thần. Trong Kinh thường gọi là thần thức hay tâm thức. Thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo gọi chung cái thân này là do "Ngũ uẩn" kết hợp. Khi hội đủ điều kiện thì tạm có ra; khi thiếu nhân duyên thì thân nầy tan rã. Nhưng tan rã cái hình hài thể chất của thân chớ cái yếu tố để tạo thành thì không có mất. Cái nào nó cũng có cái sở nhân của nó. Như da thịt xương gân... sở nhân của nó là đất. Còn chất dung dịch trơn ướt trong người cái sở nhân của nó là nước. Do mượn nước bên ngoài vào mà tạo thành những dung dịch của chất nước thể lỏng bên trong. Nói tóm lại, khi chết (hoại) cái nào trả về sở nhân cho cái nấy. Còn cái thần thức hay nghiệp thức là vô hình nên không có trả nó đi đâu. Tuy vô hình nhưng chính nó là cái chủ động để tạo nên hình hài. Vậy nghiệp thức là gì? Cái gì để biết mà thụ hưởng? Và sự tồn tại hiện hữu của cái nghiệp thức nầy như thế nào?
Nghiệp là tên khác của chủng tử (hạt giống) nghĩa là những thói quen do lặp đi lặp lại mà thành. Thói quen thì có thói quen tốt (thiện) và thói quen xấu (ác). Như thói quen cờ bạc, rượu chè, hút sách xì ke ma túy nghiện ngập... Đó là thói quen xấu. Còn thói quen niệm Phật, tụng kinh, đọc sách, đi chùa... đó là những thói quen tốt. Còn Thức có nghĩa là hiểu biết. Những thói quen xấu tốt này được huân tập vào tàng thức trở thành những hạt giống thiện ác. Như vậy, sau khi chết tùy theo cái thói quen tốt xấu mà chúng ta huân tập trong hiện đời nó dẫn chúng ta đến môi trường tốt xấu để tái sanh. Trong Kinh thường gọi là tùy nghiệp mà chiêu cảm thọ sanh. Trong khi chưa tái sanh để nhận một cái thân ngũ uẩn khác, trong giai đoạn nầy thì gọi là thân trung ấm hay trung hữu. Chính cái thân này mà người đời thường gọi là cô hồn. Cô là riêng rẽ một mình; hồn là biết.
Tuy gọi là thân nhưng nó không có hình thể vật chất như cái thân tiền ấm nầy. Do đó, nên cái thân trung ấm nầy nó cũng biết đói, biết lạnh, biết nóng, biết no... Cũng như hiện tại cái biết lạnh, đói, no, sợ, lo ... đâu phải là do thân biết mà chính do cái tâm biết. Khi ăn uống, rõ ràng là cái thân không biết ngon dở. Vì cái thân là tổng hợp các bộ phận thuộc về vật chất. Đã là vật chất thì thử hỏi làm sao biết được? Vậy cái biết đó phải là tinh thần. Mà cái biết của tinh thần thì nó không bị hạn cuộc vào vật chất. Như khi chúng ta ngồi một chỗ mà lúc đó chúng ta có thể phóng tâm biết khắp hết. Tuy thân thì đang ở Úc mà chúng ta có thể biết rất rõ những phong cảnh ở Việt Nam. Hoặc bất cứ nơi nào khác mà chúng ta đã đi qua, bây giờ chúng ta nhớ lại không sót một chỗ. Thế thì cái biết đó đâu phải ở nơi thân, vì cái thân thì đang ngồi trong nhà ở Úc mà. Nói thế để Phật tử thấy rằng, dù thân nhân của Phật tử chết ở đâu cũng có thể hưởng dụng những phẩm vật mà Phật tử dâng cúng. Vì sau khi chết, cái thân trung ấm có được ngũ thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông, chỉ không có được lậu tận thông mà thôi). Đã có ngũ thông như vậy, thì cái gì mà họ không biết.
Phật tử cứ yên tâm đừng lo hương linh của người mất không được hưởng dụng vật thực dâng cúng. Tuy nhiên, sự hưởng dụng đó không ai thấy được. Mỗi loài tùy theo nghiệp báo mà có sự hưởng dụng thực phẩm khác nhau. Trong Kinh có nêu ra nhiều cách hưởng dụng thức ăn khác nhau: Đoàn thực, xúc thực, hương thực, tư niệm thực ... Đoàn thực là những thức ăn mà hiện chúng ta đang dùng nó hằng ngày để sống. Như cơm, bánh mì... Xúc thực là chúng ta ăn qua sự tiếp xúc của 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Như con mắt thì xem phim ảnh. Còn tai thì nghe các thứ âm thanh hay dở. Hương thực là ăn qua mùi vị của các thứ vật phẩm. Như vậy, các vị vong linh họ hưởng dụng thức ăn bằng hương thực. Khi cúng, Phật tử nên thành tâm và phải hết lòng cầu nguyện. Có như thế, thì người còn và kẻ mất cả hai đều được hưởng dụng ân triêm lợi lạc vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Có thể sửa đổi vận mệnh được không?
Hỏi - Đáp 16:00 30/10/2024Hỏi: Thưa Thầy, vận mệnh con người trong đời này có sửa đổi được không?
Nguyên nhân của các căn bệnh kỳ lạ là gì?
Hỏi - Đáp 16:00 29/10/2024Hỏi: Người hiện nay thường hay có các loại bệnh kỳ lạ, như mọc khối u, bị bệnh ung thư. Xin hỏi nguyên nhân bị bệnh là gì?
Xem thêm