Chủ nhật, 02/02/2020, 11:11 AM

Văn hoá lễ Phật đầu năm của người Việt

Theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng”, Thì tết nguyên đán là khởi đầu cho một năm mới, kết thúc một năm cũ theo âm lịch của người Á Đông. Phong tục đi chùa đầu mùa xuân của người Việt như một khởi đầu của mùa xuân, khởi đầu của sự sống mới.

>> Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng? 

Đông đảo quý Phật tử về chùa Tăng Phúc phường Thượng Thanh quận Long Biên tham dự khóa lễ khai kinh Dược Sư và cầu an. Mặc cho thời tiết giá lạnh mưa đá, mặc cho dịch virus corona đang diễn biến phúc tạp, từng đoàn người vẫn đeo khẩu trang về làm lễ cầu an trong niềm hoan hỷ từ đêm giao thừa 30 tới ngày mồng 8/1/ năm Canh Tý.

Đông đảo quý Phật tử về chùa Tăng Phúc phường Thượng Thanh quận Long Biên tham dự khóa lễ khai kinh Dược Sư và cầu an.

Đông đảo quý Phật tử về chùa Tăng Phúc phường Thượng Thanh quận Long Biên tham dự khóa lễ khai kinh Dược Sư và cầu an.

Bài liên quan

Theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” thì tết nguyên đán là khởi đầu cho một năm mới, kết thúc một năm cũ theo âm lịch của người Á Đông. Phong tục đi chùa đầu mùa xuân của người Việt như một khởi đầu của mùa xuân, khởi đầu của sự sống mới. Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh, với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn bình an, hạnh phúc trong năm mới.  

Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội. Người Việt tin rằng, chùa làng không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, chính vì vậy đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Đông đảo quý Phật tử tham dự nghe pháp, cách phòng chống dịch virus corona & làm lễ cầu an tại chùa Tăng Phúc.

Đông đảo quý Phật tử tham dự nghe pháp, cách phòng chống dịch virus corona & làm lễ cầu an tại chùa Tăng Phúc.

Việc đi lễ chùa không chỉ giúp cho người dân Việt Nam giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên mà còn hướng con người tới chân – thiện – mĩ, làm những việc có ý nghĩa cho gia đình và xã hội. Bởi vậy lễ chùa đầu năm không chỉ là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh mà còn mang một giá trị nhân văn cao cả.

Bài liên quan

Khi cuộc sống ngày càng hối hả, tất bật, bon chen, nhiều áp lực… thì con người lại càng muốn tìm về chốn linh thiêng, thanh tịnh.

Để trấn an tinh thần, cũng như là đề phòng bệnh dịch của quý Phật tử cũng như người dân xung quanh phường Thượng Thanh về dịch virus corona, Ni Sư Thích Nữ Đồng Hòa Ủy Viên Thường trực ban văn hóa TWGHPG VN - Ủy Viên Ban từ thiện xã hội TW. Ban thông tin truyền thông TW GHPG VN đã có những công tác Phật sự phục vụ tinh thần kèm theo các bài giảng tuyên truyền về phòng ngừa dịch bệnh virus corona đầu xuân.

Đời sống tinh thần tâm linh luôn gắn liền với cuộc sống - giống như vậy sự mưu cầu bình an luôn là điều con người tìm đến.

Đời sống tinh thần tâm linh luôn gắn liền với cuộc sống - giống như vậy sự mưu cầu bình an luôn là điều con người tìm đến.

Bài liên quan

Cũng nhân dân dịp đầu xuân Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ phó trưởng Ban Hoằng pháp TW, Trưởng ban Hoằng pháp GHPG thành phố Hà Nội quang lâm chùa Tăng Phúc lễ Phật cầu an đầu năm, nguyện cầu cho nhân dân phòng ngừa tốt dịch bệnh và chúc tết Ni sư trụ trì cùng quý sư tại chùa vào sáng ngày mồng 03 tết.

Ngày 06 âm lịch vừa qua Thượng Tọa Thích Đức Thành, trưởng Ban nghi lễ GHPG tỉnh Khánh hòa trủ trì nghi lễ khai đàn Dược sư cầu an. 

Khóa lễ cầu an cũng như những buổi pháp thoại được diễn ra từ suốt đêm giao thừa cho tới ngày mồng 08 tết.

Khóa lễ cầu an cũng như những buổi pháp thoại được diễn ra từ suốt đêm giao thừa cho tới ngày mồng 08 tết.

Bài liên quan

Với mong mỏi tích phúc đầu năm quý Phật tử đã hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật sẽ góp phần nâng cao văn hóa và giá trị của các lễ hội gắn với chùa. Mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh để thăng hoa nhận thức, sám hối những việc làm sai, tu tâm đức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội. Bản thân mỗi người cần gìn giữ và thanh lọc để đi lễ chùa trở thành một nét văn hóa đẹp trong đời sống tâm linh.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm