Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/11/2019, 11:52 AM

Về những phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng

Đời này vinh nhục chỉ trong gang tấc. Tất cả không phải do tài mà do đức. Tấm lòng thiện lương quý giá hơn học vị. Cụ Nguyễn Du dạy rằng, “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

>>Trích ngang của TS Dương Ngọc Dũng - người xúc phạm Phật giáo 

Từ cậu bé mồ côi, gia đình nghèo quá phải bỏ vào chùa cho ni/sư nuôi. Rồi được giảng dạy về luân lý, đạo đức rồi trở nên thánh thiện, rồi được người ta gọi bằng “thầy” là đại phúc. Hãy xem Lý Công Uẩn con mồ côi được chùa nuôi sau trở thành minh quân. Lúc còn nhỏ thì đương nhiên người ta gọi là “thằng Uẩn”. Khi làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ (tổng tư lệnh quân đội bây giờ) rồi lên ngôi hoàng đế thì gọi là gì? Phải xót thương con nhà nghèo, mồ côi chứ tại sao khinh thị họ?

Các cậu bé con nhà nghèo, mồ côi đi tu sau thành Đại đức là …đi lên. Còn ông Dương Ngọc Dũng từ giáo sư tiến sĩ ăn nói bậy bạ bị người đời lên án là…đi xuống!

TS Dương Ngọc Dũng

TS Dương Ngọc Dũng

Bài liên quan

Đời này vinh nhục chỉ trong gang tấc. Tất cả không phải do tài mà do đức. Tấm lòng thiện lương quý giá hơn học vị. Cụ Nguyễn Du dạy rằng, “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Có 10 bằng tiến sĩ mà tâm địa bất chính thì còn nguy hại hơn người không có học. Tiến sĩ chỉ là mảnh bằng kiếm cơm, chưa phải là bậc sĩ phu. Cụ Nguyễn Công Trứ mới là bậc sĩ phu khi cụ nói, "Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”. Thanh nghị có nghĩa là nghị luận trong tinh thần nhìn xa trông rộng, giúp đời một cách thanh thoát, nhẹ nhàng. Nghị luận mà đầy tính thù hận, hằn học, phỉ báng là phá hoại, là chôn vùi tên tuổi của mình. Trí tuệ và kiến thức của ông Dương Ngọc Dũng chỉ là “nắm lá trong rừng” so với biết bao nhiêu danh tăng thời đại - mà trước đây họ có thể là con mồ côi, hay gia đình nghèo quá phải bỏ vào chùa.

Theo tôi, ông Dương Ngọc Dũng nên tới đảnh lễ một Đại đức trẻ nào đó vốn là con mồ côi, bị bỏ rơi hay đem vào chùa…để học hỏi về Phật pháp về Thiền, về Từ Bi và Trí Tuệ để đầu óc cởi mở, sáng suốt hơn và ông sẽ được mọi người thương mến.

(Bài viết này do Thiện Quả Đào Văn Bình, một dịch giả nổi tiếng người Việt tại California, Hoa Kỳ, gửi tới Ban biên tập).

> Phật giáo Quảng Nam kêu gọi chữ ký phản đối phát ngôn miệt thị Phật giáo của TS Dương Ngọc Dũng

> Theo dõi dòng sự kiện về ông Dương Ngọc Dũng tại đây.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm