Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/01/2020, 09:53 AM

Vì sao hình tướng Phật thay đổi qua các đất nước khác nhau?

Vậy các vị Phật tùy theo các nước thay đổi hay pháp môn tu thay đổi theo từng quốc gia? Tại sao việc tụng niệm có nơi dùng chuông mõ và có nơi không?

>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về vấn đáp Phật pháp tại đây 

Vấn: Con đi một số nước trong châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào và Campuchia con thấy hình tướng các vị Phật ở chùa được thờ rất khác nhau. Con đến Nhật Bản được giới thiệu đó là chùa tu theo Tịnh Độ Tông nhưng lại không thấy thờ Phật A Di Đà mà là một hình mẫu Phật khác. Vậy các vị Phật tùy theo các nước thay đổi hay pháp môn tu thay đổi theo từng quốc gia? Tại sao việc tụng niệm có nơi dùng chuông mõ và có nơi không? Con xin cảm ơn Sư.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đáp: 

Thờ tượng Phật bắt đầu từ đâu?

Bài liên quan

Việc thờ Phật có truyền thống khi Phật Thích Ca còn tại thế, lúc Phật lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho thánh mẫu Maya ba tháng, các đệ tử và tín đồ ở cõi người chúng ta tín ngưỡng nhớ thương Ngài nên có tạo tượng Phật để cúng dường. Năm Đức Phật Thích Ca 41 tuổi ngài Phú-Lưu-Na-Thích-Đa-La-Ni-Tự là một trong 10 đại đệ tử Đức Phật vẽ hình tượng ngài. Tượng vẽ Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu Ni hiện nay ở tại Bảo tàng Anh Quốc, ít người được biết đến. Tượng được in trên tờ Đông Phương Nhật Báo (Báo Hongkong) ra ngày 24/02/2002.Từ năm 2000 được phổ biến không chính thức tại Việt Nam, đồng thời cũng được xem như là một hình ảnh, một kỷ vật của Phú Lâu Na để lại cho đệ tử Phật

Hình ảnh một Đức Phật Thích Ca rất bình dị, tóc không cạo mà xoắn vào nhau, râu mọc tự nhiên, đó hình ảnh Đức Phật Thích Ca ở Ấn Độ. Ngài sanh năm 624 trước tây lịch, xuất gia thành đạo năm 589, năm 583 thời bấy giờ trải qua 6 năm hành đạo giáo hóa nhiều đệ tử uyên bác, như 3 anh em tôn giả Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Phú Lâu Na, An Nan, bên cư sĩ có cư sĩ Cấp Cô Độc, cư sĩ Da Xá, các vua như Bình Sa Vương, Ba Tư Nặc; bên nữ cư sĩ có bà Tỳ Xá Ly, Bà Sujata...

phat-thich-ca-ngoi-dai-sen

Sự tín ngưỡng thờ Phật theo Nam tông Phật giáo

Bài liên quan

Phật giáo Nam tông hiện nay gồm các quốc gia: Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia. Đứng về gốc lịch sử giáo lý thì hiện nay các học giả trên thế giới nghiên cứu học thuật Phật giáo Nam tông.

Việc thờ tượng Phật: Phật giáo Nam tông chỉ tôn thờ thánh tượng Đức Phật Thích Ca giống như người Ấn Độ, hào quang Phật thành đạo, ngồi theo tư thế kiết già phu, đầu đội một chỏm nhọn, theo trang sức truyền thống Ấn Độ, tượng trưng cho trí tuệ, quyền lực và sự vĩnh hằng cao cả. Trong các chùa Phật giáo Nam tông còn thờ các thánh tượng Phật Thích Ca khổ hạnh, Phật Thích Ca đắc đạo, Phật Thích Ca ngồi trên mình rắn thần Muchalinda, Phật Thích Ca cứu vớt chúng sanh, Phật Thích Ca nhập niết bàn.

Ngoài ra quý Sư còn thờ chư vị A la hán đệ tử Phật thời xa xưa, thờ tam tạng thánh điển, thờ chư Trưỡng Lão, Tăng Thống đệ tử Phật thời nay viên tịch và đặc biệt là tôn thờ xá lợi Phật.

Sự tín ngưỡng thờ Phật theo Bắc tông Phật giáo

Vì Phật giáo Bắc tông quan niệm rằng, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh hay pháp thân, mà pháp thân thì lặng lẽ, không sanh, không diệt, trùm khắp cả pháp giới. Bởi thế, nên không nơi nào, xứ nào mà chẳng có Phật. Cái thân Phật thị hiện người Ấn Độ, chỉ là trong một giai đoạn tạm thời trong vô lượng giai đoạn, một hóa thân trong vô lượng hóa thân.

Vì Phật giáo Bắc tông quan niệm rằng, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh hay pháp thân, mà pháp thân thì lặng lẽ, không sanh, không diệt, trùm khắp cả pháp giới. Bởi thế, nên không nơi nào, xứ nào mà chẳng có Phật. Cái thân Phật thị hiện người Ấn Độ, chỉ là trong một giai đoạn tạm thời trong vô lượng giai đoạn, một hóa thân trong vô lượng hóa thân.

Về quá trình tu chứng hình thành một hệ thống khoan dung thì Phật giáo Bắc tông đa dạng hơn và sự tín ngưỡng giáo lý Bắc tông có lẽ cũng phải đa dạng phong phú, nên sự tín ngưỡng của tín đồ ngày càng đông. Phật giáo Bắc tông truyền sang sác nước vùng Đông Bắc á, lần lượt tạo thành một hệ thống truyền bá rộng rãi, theo hệ tư tưởng hội nhập gọi Bắc truyền, theo hệ thống phân phái gọi là Bắc tông gồm có các quốc gia, như Trung Quốc, Sikkim, Bhutan, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Sự tôn thờ Đức Phật theo Phật giáo Bắc tông, thì thánh tượng đức Phật Thích Ca khác hơn người thường, hào quang năm sắc hình tròn, theo giáo lý đại thừa thì thân của Phật đó chỉ là cái ứng thân hay ứng hóa sanh thân, chỉ thị hiện theo hạnh nguyện và nhu cầu của chúng sanh mà thôi. Vì muốn độ chúng sanh, nhất là loài người, nên đức Phật mới thị hiện ở nơi loài người để tiện bề giáo hóa họ; kỳ thật, thì đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp rồi. Vì Phật giáo Bắc tông quan niệm rằng, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh hay pháp thân, mà pháp thân thì lặng lẽ, không sanh, không diệt, trùm khắp cả pháp giới. Bởi thế, nên không nơi nào, xứ nào mà chẳng có Phật. Cái thân Phật thị hiện người Ấn Độ, chỉ là trong một giai đoạn tạm thời trong vô lượng giai đoạn, một hóa thân trong vô lượng hóa thân.

Vào chùa Bắc tông, giữa chánh điện, bàn trên hết thờ Phật Thích Ca (Phật hiện tại), Phật Di Đà (Phật quá khứ), Phật Di Lặc ngồi ngang (Phật vị lai) gọi là thờ tam thế Phật. Bất cứ lối thờ nào, Phật Thích Ca cũng ngồi ở giữa nên cũng gọi Ngài là Đức Trung Tôn trên đảnh đầu có nhục kế, gọi là nê hoàn, nê hoàn tức là niết bàn, ngực có chữ Vạn (vạn sự kiết tường). Đức Trung Tôn biểu trưng của sự giải thoát toàn diện của tam thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.

Bài liên quan

Theo Phật giáo Bắc tông thì đức Phật Thích Ca không còn là người Ấn Độ nữa mà là Phật của tất cả chúng sanh. Vì tùy duyên độ chúng mà ứng hóa sanh thân hay hữu cảm tất ứng, nên người nước nào tâm niệm tưởng nhớ Phật, thì Phật hiện thân người nước đó để giáo hóa. Những vị Phật khác cũng thế, các Ngài trợ duyên trên đường hoằng hóa hội nhập để hóa độ chúng sanh và đồng thời giới thiệu công hạnh cho nhau. Thành tượng Phật Thích Ca trên đầu không có hình chớp theo trang sức của người Ấn Độ

Như đức Phật Thích Ca giới thiệu nhân địa và công hạnh của đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc, cho chúng sanh cõi nầy được biết, để niệm danh hiệu Ngài mà cầu sanh về cõi đó.

Đến chư Bồ tát cũng thế, các Ngài thị hiện khắp các cõi. Bất cứ nơi nào có chúng sanh đau khổ, khẩn cầu cứu độ, thì các Ngài thị hiện để cứu khổ. Đó là bản hoài của các vị Bồ tát, dù ở cõi Ta bà nầy hay ở những quốc độ khác, như Bồ tát Quán Thế Âm, độ chúng sanh bị nghiệp lực áp bức khổ não Bồ tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền nơi nào có một đức Phật giáng thế thì có các ngài xuất hiện hộ trì Phật đó, Bồ tát Dược Sư trị bệnh chúng sanh, Bồ Tát Địa Tạng cứu chúng sanh ra khỏi ngục tối, Bồ tát Di Lặc giúp người thoát nghèo, có nhiều đức Bồ tát khác gần gũi chúng sanh trong cõi Nam diêm phu đề, nhất là hành tinh địa cầu để giúp họ giải thoát khổ...Chính vì thế mà các chùa Bắc tông ngoài việc thờ tượng Phật Thích Ca có vóc dáng mường tượng dân bản xứ, thờ tượng Phật A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí và nhiều thánh tượng Bồ Tát khác.

Thờ phượng thánh tượng Phật theo Phật giáo Khất sĩ

Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam được Tổ sư Minh Đăng Quang khai sơn vào năm 1944 tại miền tây Nam phần Việt Nam. Hiện nay giáo phái nầy được lưu truyền khắp nơi trong nước và nước ngoài. Hệ phái Khất Sĩ thờ Phật Thích Ca tọa vị trong tháp Đa Bảo nhiếu tầng, hầu hết các Tịnh xá của hệ phái đều thờ đúng theo quy cũ của hệ phái không khác nhau. Phía sau bàn thờ Phật là thờ Tổ sư Minh Đăng Quang, tu sách ngôi vị Pháp bảo. Ngoài ra hệ phái thờ các bậc tôn túc Trưỡng lão viên tịch. Việc tụng niệm hệ phái Tổ sư chủ trương chế tác kinh Phật trở thành văn vần, nên rất dễ tụng và dễ nhớ, trang nghiêm, trong nghi lễ hành trì các thời khóa tụng kinh thỉnh thoảng chỉ có đánh chuông để thức tĩnh chúng sanh chứ không sử dụng mõ. Việc chuông mõ được xem là âm thanh sắc tướng làm vọng động thức tâm trong lúc thiền niệm của nhà Sư.

Ngày nay các trung tâm tịnh xá lớn của hệ phái có thờ thánh tượng Quan Âm bồ tát, như ở Tịnh xá Trung Tâm thờ thánh tương cao 21 mét, có nơi thờ thánh tượng Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí biểu tượng của tông chỉ pháp môn tu Tịnh Độ niệm Phật

Việc thờ Phật, có thay đổi theo từng quốc gia?
Trí tuệ Phật, giáo lý đạo hạnh Phật chỉ là một, việc thờ thánh tượng Phật mỗi nơi, mỗi quốc gia có khác là do sự tín ngưỡng của chúng sanh ở cõi đó, do sự tín ngưỡng, sự sùng bái của con người tại quốc gia đó.

Trí tuệ Phật, giáo lý đạo hạnh Phật chỉ là một, việc thờ thánh tượng Phật mỗi nơi, mỗi quốc gia có khác là do sự tín ngưỡng của chúng sanh ở cõi đó, do sự tín ngưỡng, sự sùng bái của con người tại quốc gia đó.

Trí tuệ Phật, giáo lý đạo hạnh Phật chỉ là một, việc thờ thánh tượng Phật mỗi nơi, mỗi quốc gia có khác là do sự tín ngưỡng của chúng sanh ở cõi đó, do sự tín ngưỡng, sự sùng bái của con người tại quốc gia đó. Ở một gốc độ tu hành các bậc tiền bối cảm nhận hình dáng Phật mà vẽ vời, điêu khắc nên thánh tương diện mạo được thay đổi theo bóng dáng con người của từng địa phương. Mặc khác, cũng có khi sự thờ phượng được Tổ sư thay đổi theo từng pháp môn tu, như: Thiền tông tín ngưỡng Phật Thích ca cầm hoa sen, Tịnh độ tông tín ngưỡng thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí. Mật tông thờ Đức Đại Nhựt Như Lai, Hoa Nghiêm tông thờ Đức Tỳ Lô Giá Na Phật, Duy thức tông thờ Phật Di Lặc...

Nói về Phật giáo Nhật Bản thì rất đa dạng phong phú: năng động phù hợp với Thần Đạo, Võ Sĩ đạo và con người Nhật. Đối với Phật giáo, tông phái Tịnh Độ tu hành chủ trương hội nhập dòng đời trở thành phong trào tu sĩ Tân Tăng (nhà Sư có gia đình). Phật giáo Nhật Bản là Phật giáo tiên tiến, nhất là Phật giáo Tịnh Độ tông Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Tịnh độ tông Trung Quốc, do Đại sư Viên Nhân (793-864) du học tiếp nhận đem về Nhật; song song với giáo lý của Thiên Thai tông và Mật tông mà Sư đã hấp thụ trong thời gian du học tại Trung Quốc. Sư là người truyền bá phương pháp Niệm Phật, niệm danh hiệu của Phật A Di Đà phụng thờ thánh tượng A Di Đà.

Bài liên quan

Việc thờ thánh tượng Phật A Di đà, Quan Âm, Đại Thế chí ở Nhật có hình dạng khác với thành tượng Phật ở Trung Quốc, Việt Nam, cũng như các nước Âu Mỹ các nơi khác chẳng qua là do tinh thần Phật giáo ăn sâu tiềm thức người Nhật, hội nhập vào đời sống người Nhật, Phật giáo giúp tinh thần Nhật vững chảy trong đời sống thiên niên dưới chân núi Phú Sĩ, dũng cảm an lạc trước những cơn đại hồng thủy, mưa gió bão bùng, động đất sóng thần, núi lữa liên tục...Phật Pháp chính là nguồn năng lượng giúp cho người Nhật không còn sợ sệt trước những thiên tai địch họa hãi hùng. Người Nhật có một sự an nhiên tự tại như Đức Phật thiền định, tương thân tương ái như đôi mắt Đức Phật xủ mày, văn minh trí tuệ tuyệt vời như Đức Đại Phật mỉm cười lồng lộng trong áng mây hồng ban mai.. Người Nhật đúc tạc tượng Phật theo bản tánh người Nhật; có lẽ vì thế mà thánh tượng Phật A Di đà không giống như những thánh tượng các quốc gia khác

Một số tôn giáo nội sinh ở Việt Nam tín ngưỡng Đạo Phật, nhưng không thờ Phật Thích Ca, mà người tín đồ Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương thờ Phật Thầy Tây An, Phật giáo Hòa Hảo tín ngưỡng Phật qua thờ ảnh tượng Đức Huỳnh Phú Sổ, Phật giáo Tứ Ân tín ngưỡng Đạo Phật theo vô vi pháp (thờ Phật mà không có tượng), giới Tịnh Độ cư sĩ nhìn Đức Phật qua hình ảnh Thiền sư Minh Trí...

Các chùa có nơi sử dụng chuông mõ có nơi không?
Ứng phú là lễ nghi có truyền thống văn hóa của người Phật giáo, có lễ nghi khuôn thước mới lập thành đạo hạnh, đánh giá sự mẫu mực của chư Tăng Ni với cộng đồng Phật tử và xã hội.

Ứng phú là lễ nghi có truyền thống văn hóa của người Phật giáo, có lễ nghi khuôn thước mới lập thành đạo hạnh, đánh giá sự mẫu mực của chư Tăng Ni với cộng đồng Phật tử và xã hội.

Hầu hết các chùa Phật giáo ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, những chùa thuộc hệ thống Bắc tông, các môn phong pháp phái Cổ Truyền, Thống Nhất, các chùa lớn, các chùa trong hệ thống Quan Âm tu viện ở Việt Nam đều có tôn trí và sử dụng một số pháp khí như chuông, trống, mõ, bảng, kiền chùy… được dùng để trang nghiêm đạo tràng, hoặc thêm phần sắc thái lễ nhạc trong lúc tụng kinh, lễ sám, thuyết pháp…

Phật giáo truyền đến Việt Nam thì phân thành ba bộ phái Bắc tông (Lâm tế tông, Thiền tông, Tịnh độ tông, Thiên thai giáo quán tông), Nam tông và Khất sĩ việc thờ phượng có khác nhau. Riêng về pháp môn tu ở mỗi bộ phái đều được chế tác theo biệt truyền, nhưng vẫn không xa rời giáo lý Phật và thú hướng giải thoát niết bàn.

Ví dụ: Phật giáo Bắc tông ăn chay trường (có nơi ăn mặn, ăn chay kỳ), khi tụng kinh có sử dụng pháp khí đại hồng chung, chuông mõ, đẩu, trống, kiềng chùy khi làm lễ, tụng kinh niệm Phật. Phật giáo Nam tông tụng kinh ngôn ngữ Pali chỉ có chuông, không có mõ, khi thọ thực thì ăn tam tịnh nhục và ăn ngọ (một buổi trưa). Phật giáo Khất sĩ đi chân không, không che dù, không cất giữ tiền vàng, ăn chay trường, tụng kinh bằng văn vần có sử dụng chuông gia trì, không sử dụng mõ. Dù làm gì thì làm, nhưng chủ yếu tông chỉ pháp tu Phật giáo Nam tông, Phật giáo Khất sĩ vẫn giữ khí khái tu hành tịnh hạnh, phạm hạnh, nối tiếp các bậc Thanh văn, Độc giác độc cư độc thiện như chư Phật Tổ đã ban truyền từ ngàn xưa.

Bài liên quan

Ở Việt Nam việc ứng phú đưa vào các nghi lễ truyền thống như lễ chẩn thí cầu an, cầu siêu, tang chay, chư Tăng hệ thống Bắc tông thường xuyên sử dụng rất nhiều pháp khí để tán tụng. Ứng phú là lễ nghi có truyền thống văn hóa của người Phật giáo, có lễ nghi khuôn thước mới lập thành đạo hạnh, đánh giá sự mẫu mực của chư Tăng Ni với cộng đồng Phật tử và xã hội. Trong lễ nghi một cuộc lễ có rất nhiều nhạc cụ, nhạc khí chuông mõ trống, phèn la, chập chã...được trổi lên cùng một lúc, chấn động cả một không gian rộng, thay đổi môi trường, làm say lòng người, khiến cho họ tìm đến để nghe những lời kinh tiếng kệ của Phật dạy và cũng để thức tĩnh nhân tâm xa lìa nẽo ác trở về với chơn lý thánh thiện.

Trước ngày hòa bình, trong những năm 1963 đến 1965, quý Sư ở Quan Âm Phật tự, núi Dinh Bà Rịa mỗi lần tụng kinh có đến 125 vị Sư tham gia tụng niệm không có gõ mõ, tuy nhiên vẫn điều hòa âm điệu và rất vi diệu giữa núi rừng hoang vu thanh tĩnh. Tại Quan Âm tu viện, Biên Hòa nhiều lần nhập thất, Sư và các bạn tu sĩ tụng kinh niệm Phật cũng không sử dụng mõ, mà chỉ có chuông gia trì để thức tỉnh cần nhắc thân tâm cảnh tỉnh trong lúc tụng niệm. Đối với Sư việc tụng kinh có sử dụng pháp khí chuông mõ hay không, không ảnh hưởng đến việc tu hành của chư Tăng Ni, Phật tử.

Phụng thờ Phật pháp chớ nghi

Không còn e ngại việc gì cũng xong

Vượt qua không sắc lý đồng

Sắc không không sắc tâm không niết bàn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm