Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/03/2021, 11:37 AM

Vị Tăng trẻ cùng bà con Phật tử xây nhà từ chai nhựa phế thải

Bằng những chai nhựa phế thải, Đại đức Thích Hạnh Nhân, trụ trì chùa Đức Lâm (thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) cùng với bà con Phật tử địa phương đã dựng lên ngôi nhà với kiến trúc độc đáo.

Từ ngôi nhà này, cùng với sự kiên nhẫn, thầy đã góp phần lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường sống tới người dân quanh thôn, đặc biệt là các bạn trẻ.

Bằng những chai nhựa phế thải, Đại đức Thích Hạnh Nhân, trụ trì chùa Đức Lâm (thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) cùng với bà con Phật tử địa phương đã dựng lên ngôi nhà với kiến trúc độc đáo.

Bằng những chai nhựa phế thải, Đại đức Thích Hạnh Nhân, trụ trì chùa Đức Lâm (thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) cùng với bà con Phật tử địa phương đã dựng lên ngôi nhà với kiến trúc độc đáo.

Những sáng tạo đặc biệt

Đại đức Thích Hạnh Nhân về địa phương từ năm 2019 với mong ước sẽ xây dựng một ngôi Tam bảo để bà con trong xã đi chùa được thuận tiện. Trước đó, xã Đức Lợi chưa có một ngôi chùa nào, bà con muốn đi chùa phải bắt xe ôm. Biết được mong muốn từ phía thầy, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc lập chùa.

Khi tham quan nơi sẽ lập chùa cũng như khu vực xung quanh, một khung cảnh hoang sơ hiện ra trước mắt thầy Hạnh Nhân. Đặc biệt, khu vực này còn ngổn ngang rác thải, chưa thể hiện được vai trò của một nơi sẽ trở thành ngôi Tam bảo trang nghiêm. Bước đầu, thầy đã hướng dẫn bà con dọn vệ sinh, nhặt rác quanh bờ biển. Trong quá trình làm sạch môi trường, thầy quan sát và nhận thấy việc nhặt rác rồi đốt tuy giải quyết nhanh nhưng ngược lại, khiến không gian ô nhiễm thêm một lần nữa. Ý tưởng xây dựng ngôi nhà bằng chai nhựa ra đời như một cách giải quyết tình trạng đó.

Phật giáo quan niệm về môi trường sinh thái

Chai nhựa sau khi được bà con gửi đến sẽ được rửa sạch, đổ đầy cát và tạo thành những viên gạch - Ảnh: Như Danh

Chai nhựa sau khi được bà con gửi đến sẽ được rửa sạch, đổ đầy cát và tạo thành những viên gạch - Ảnh: Như Danh

Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hiện thực hóa ý tưởng về xây dựng nhà bằng chai nhựa, thầy bắt đầu chia sẻ với bà con địa phương tâm tư của mình trước thực trạng ô nhiễm môi trường. Thầy bày tỏ: “Hiện nay, ai cũng đều mong muốn một môi trường sạch, để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt, do chưa có hiểu biết, chúng ta lại thải ra những chất thải độc hại, đặc biệt rác thải nhựa, bệnh tật phát sinh cũng một phần từ nguyên nhân đó. Muốn bớt bệnh, cách tốt nhất là chúng ta phải biết bảo vệ môi trường, làm sạch cho cộng đồng, đó cũng là cách bảo vệ chính mình.

Đây cũng là một công tác Phật sự. Đức Phật có dạy rằng ngay cả một ngọn cỏ xanh cũng không được giẫm đạp lên, nên việc bảo vệ môi trường cũng có thể coi là cách thực tập lời Phật dạy”.

Ban đầu bà con vẫn chưa bị thuyết phục hoàn toàn, dù vẫn góp tay vào việc thu gom chai nhựa. Khi có đủ số lượng 10 nghìn chai nhựa cần có, thầy Hạnh Nhân khởi công xây dựng ngôi nhà, với hy vọng thực tế công việc sẽ giúp bà con thấy được giá trị, mục đích tốt đẹp từ những chai nhựa mình gửi đến cho chùa. Dần dần, từ việc làm của thầy Hạnh Nhân, bà con tin tưởng và bắt đầu giữ lại những chai nhựa đã qua sử dụng, thu gom những chai nhựa bỏ lại nơi các đám cưới, đám tang gửi về chùa. Ngoài chai nhựa, đối với những loại rác thải nhựa khác, bà con luôn được thầy Hạnh Nhân khuyến khích thay thế dần bằng các vật liệu thân thiện môi trường, hạn chế thải rác ra bên ngoài.

Ngôi nhà từ hơn 60 nghìn chai nhựa vẫn vẹn nguyên sau cơn bão số 9 đổ bộ vào miền Trung tháng 10-2020 - Ảnh: Như Danh

Ngôi nhà từ hơn 60 nghìn chai nhựa vẫn vẹn nguyên sau cơn bão số 9 đổ bộ vào miền Trung tháng 10-2020 - Ảnh: Như Danh

Có một điều đặc biệt cần phải kể đến, ngôi nhà được xây dựng từ hơn 60 nghìn chai nhựa mà thầy Hạnh Nhân xây dựng vẫn còn nguyên vẹn sau cơn bão số 9 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vào tháng 10-2020, trong khi những ngôi nhà bên cạnh bị gió bão hất tung, sập đổ. Thầy chia sẻ: “Cơn bão mạnh cũng là một minh chứng cho sự bền chắc của ngôi nhà, giúp người dân tin tưởng vào những vật liệu tái chế, cụ thể ở đây là những chai nhựa”.

Dấu ấn đột phá được tạo nên

Ngoài việc xây dựng ngôi nhà chai nhựa, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chùa Đức Lâm cũng thường xuyên tổ chức dọn rác quanh bờ biển xã Đức Lợi. Khi bắt đầu phát động phong trào, thầy Hạnh Nhân kêu gọi thanh niên vùng khác tới nhặt rác mỗi tháng một lần. Mục đích là để cho bà con “chạnh lòng” rằng tại sao mình ở đây không dọn mà để cho người khác tới đây nhặt rác cho mình. Vậy là những lần sau, bà con tham gia nhặt rác nhiều hơn.

Bà con địa phương cùng Đại đức Thích Hạnh Nhân nhặt rác trong những ngày đầu - Ảnh: H.N

Bà con địa phương cùng Đại đức Thích Hạnh Nhân nhặt rác trong những ngày đầu - Ảnh: H.N

Tham dục làm ảnh hưỏng đến môi trường sinh thái

Nếu như trước kia, người dân có thói quen bỏ rác tùy tiện, thì bây giờ, mọi thứ đã thay đổi nhiều: bà con bắt đầu để rác đúng nơi quy định, hạn chế xả rác bừa bãi cũng như giảm thiểu dần lượng rác thải sinh hoạt. Bên cạnh việc sử dụng làm vật liệu dựng nhà, từ những chai nhựa người dân đem về chùa, thầy Hạnh Nhân còn sáng tạo thành chậu trồng hoa, trồng cây, tạo cảnh quan xanh đẹp.

Khi đến chùa, thấy được những thứ mình vứt đi, qua bàn tay khéo léo lại trở thành chậu hoa, chậu cảnh đẹp, những vật có ích, vậy là bà con đã bắt chước, về nhà làm theo. Đối với Đại đức Thích Hạnh Nhân, điều khiến thầy mừng nhất đó là: “Họ đã có thể nghĩ khác đi rằng nếu có sự sáng tạo, thì rác không còn là rác nữa, mà trở thành hoa. Suy nghĩ và hành động tích cực sẽ giúp con người hạnh phúc hơn”.

Sự tiếp nối từ người trẻ

Để công việc bảo vệ môi trường có được sự tiếp nối và phát triển, Đại đức Thích Hạnh Nhân cùng những vị uy tín trong xã Đức Lợi đã thành lập hội Chung tay vì môi trường vào đầu năm 2020. Thầy Hạnh Nhân đóng vai trò cố vấn, còn lại, hoạt động của hội do các bạn trẻ điều hành. Văn phòng của hội chính là ngôi nhà chai nhựa được thầy Hạnh Nhân xây dựng nên.

Thầy giáo Nguyễn Thành Huy, giáo viên giảng dạy Thể dục kiêm Tổng phụ trách đội Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi (huyện Mộ Đức) là một người đã được những hành động ý nghĩa của hội thuyết phục. Anh tham gia hội với mong muốn hướng dẫn học trò mình bảo vệ môi trường và cùng tạo ra hành động cấp thiết, rồi sau đó đảm nhận vai trò Trưởng nhóm.

Thầy Huy cho biết: “Khi đi dạy, tôi từng thấy học sinh vô tư xả rác vì cứ nghĩ ở trường có cô lao công quét dọn. Khi về nhà các em cũng vô tư xả rác như vậy. Việc các em cứ nghĩ rác mình xả ra sẽ có người quét dọn là điều rất nguy hại”. Trăn trở phải làm sao cho các em nhỏ có ý thức bảo vệ môi trường, xem đó như là cuộc sống của chính mình, chứ không phải là cái gì đó ngoài mình luôn luôn thôi thúc thầy Huy. Từ những hành động nhỏ của cá nhân, thầy Huy đã liên tục kêu gọi nhiều học sinh cùng tham gia vào công việc chăm sóc, gìn giữ môi trường sống.

Các bạn trẻ nhặt rác quanh bờ biển xã Đức Lợi - Ảnh: H.N

Các bạn trẻ nhặt rác quanh bờ biển xã Đức Lợi - Ảnh: H.N

Nhân quả tốt lành của việc bảo vệ môi trường

Với vai trò là Trưởng nhóm của hội Chung tay vì môi trường, hàng tháng thầy Huy cùng các em học sinh và thành viên của hội cùng nhau nhặt rác quanh bờ biển, đi trồng cây xanh những nơi thiếu bóng mát, tạo nên những đường hoa, những con đường cây xanh. Ngoài ra, các bạn trong hội cùng kết hợp Câu lạc bộ Thanh niên Phật tử, Đoàn Thanh niên xã tổ chức đi vận động các trường học trong xã phân loại rác và mang về chùa xử lý, thu gom chai nhựa và tái chế thành hộp đựng bút tặng lại cho các em học sinh.

“Yêu quê hương xin đừng xả rác” - thông điệp do Đại đức Thích Hạnh Nhân truyền đi đã được nhiều người dân, các bạn trẻ, các em học sinh tiếp nhận và thực tế hóa. “Mọi người tham gia hội Chung tay vì môi trường, ai cũng hiểu yêu quê hương là phải chung tay xây dựng, bảo vệ quê hương tốt đẹp hơn. Tất cả không đâu xa xôi, chỉ cần bắt đầu từ việc ngưng xả rác bừa bãi ra môi trường, đó là cách chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình rồi”, thầy giáo Nguyễn Thành Huy chia sẻ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm