Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/05/2022, 13:43 PM

Vô ngã (Phần 4)

Pháp môn quán Vô ngã gồm có hai phần chính có tính bổ sung và kiện toàn cho nhau, chứng tỏ lý duyên sanh.

Quán Vô ngã

Pháp môn quán Vô ngã gồm có hai phần chính có tính bổ sung và kiện toàn cho nhau, chứng tỏ lý duyên sanh.

- Cái Ngã của mình không phải thuộc riêng mình.

- Cái Ngã của những người thân không phải thuộc riêng mình.

Cái Ngã của mình không phải thuộc riêng mình

Con người là một giống động vật có cuộc sống tập thể xã hội từ xưa đến nay trên khắp mặt trái đất. Đây là tương quan xã hội mật thiết gắn bó cá nhân này với cá nhân khác. Cầm thú, sâu bọ cũng vậy, chúng sống từng đàn, từng bày để nương tựa lẫn nhau trong cuộc sanh tồn. Lý duyên sanh này là sự thật hiển nhiên, nghiệm thấy rất dễ dàng, dù có ý thức hay không có ý thức, hoặc có tính phủ nhận thì mối tương quan xã hội này vẫn vận hành ứng dụng trong sinh hoạt thực tế trong tập thể nhân loại.

Tâm vô ngã, tâm khiêm hạ là tâm của bậc thánh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong sinh hoạt hằng ngày, ai cũng có nhiều cương vị khác nhau, ở mỗi cương vị một cá nhân có mối liên hệ riêng với từng thành phần khác nhau thể hiện ở nhiệm vụ và quyền lợi khác nhau. Đó là đạo làm người, nền tảng xây dựng cuộc sống chung của nhân loại về mọi phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội.v.v.. Sau đây là một số dẫn chứng.

Mối liên hệ huyết thống trong gia đình, gia tộc: Một cá nhân có nhiều cương vị khác nhau như làm con đối với cha mẹ, đồng thời là cha hay mẹ đối với con cái, làm cháu chắt đối với chú bác, cô dì, cậu mợ, ông bà, các cụ, đồng thời là bề trên đối với thế hệ kế tiếp, là anh chị em đối với người bằng vai ở cả bên nội bên ngoài, bên chồng bên vợ...

Rộng hơn nữa là mối liên hệ chủng tộc, màu da và cộng đồng nhân loại. Một cá nhân vừa là thành phần trong gia đình, gia tộc vừa là công dân trong nước, một đơn vị con người trong cộng đồng nhân loại nhìn theo cả hai khía cạnh thời gian lịch sử và không gian địa bàn hoạt động. Người dân nhớ ơn các vị anh hùng vị quốc vong thân.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tập sống vô ngã

Toàn thể nhân loại đã vinh danh tôn thờ các nhà khoa học, triết gia đã để lại cho hậu thể bao nhiêu phát minh, sáng chế, học thuyết, định ly đóng góp chung xây dựng nền Văn minh nhân loại, những tiện nghi lợi ích cho tất cả mọi người hưởng chung. Đạo làm người bao gồm cả bổn phận đối với bậc tiền bối và bổn phận đối với kẻ hậu sanh mai sau.

Mối liên hệ kinh tế nghề nghiệp: Ai cũng có một nghề, một chức nghiệp để mưu sinh. Vị bác sĩ không phải chỉ là một thành phần trong gia đình riêng, một người dân trong một nước mà còn là người chăm lo săn sóc bệnh nhân không phân biệt thân sơ, đồng chủng hay dị chủng. Tương tự như vậy, thày cô giáo là người của học sinh, công nhân là người của xí nghiệp sản xuất, thương gia là người của giới tiêu thụ, công chức và quân nhân là người của toàn dân.

Mối liên hệ cùng một niềm tin, một nếp sống văn hóa như phong tục, tập quán, nghi thức ứng xử thù tạc: Cùng là tín đồ một tôn giáo, cùng theo một nghi thức và hôn lễ, tang lễ... Cùng một lý tưởng, một chí hướng theo đuổi...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm